Cosplay là gì Văn hóa cosplay ảnh hưởng như thế nào đến giới trẻ Nhật Bản hiện nay?

  1. Kiến thức chung

Suy nghĩ của bạn về làn sóng này ở Việt Nam?

Từ khóa: 

kiến thức chung

Cosplay là một nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản, người tham gia Cosplay sẽ phỏng lại, hóa thân thành một nhân vật giả tưởng trong các anime (hoạt hình), manga (truyện tranh) hoặc trò chơi điện tử. Người đam mê Cosplay được gọi là Cosplayer. Cosplay hiện đang là một nét văn hóa được các bạn trẻ Việt Nam cũng như các bạn trẻ trên thế giới yêu thích. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu thông tin về loại hình văn hóa này nhé! Cosplay là một từ tiếng Anh do người Nhật sáng tạo ra, viết tắt của “costume” (trang phục) và “roleplay” (nhập vai), và được phát âm là kosupure ở Nhật. Từ này chỉ việc người hâm mộ các nhân vật trong manga, anime, tokusatsu, truyện tranh sách, tiểu thuyết đồ họa, video games, phim giả tưởng, trong game hay thần tượng âm nhạc của họ hoặc bất kỳ ai họ hâm mộ rồi ăn mặc hoặc có điệu bộ giống nhân vật mà mình yêu thích. Những người này được gọi là cosplayers (ở Nhật đôi khi gọi tắt là reya). Họ có thể lập các nhóm/câu lạc bộ để luyện tập và diễn cùng nhau. Ngoài ra, họ còn tham gia vào các sự kiện, lễ hội liên quan đến các tác phẩm nghệ thuật có nhân vật giả tưởng được yêu thích, hoặc thậm chí tổ chức sự kiện riêng để biểu diễn. Cosplay là hình thức phỏng lại một nhân vật bạn yêu thích. Từ cuối thập niên 1960, ở Hoa Kỳ, trong các lễ hội hư cấu khoa học, đã có tiết mục biểu diễn của những người ăn mặc đóng giả các nhân vật trong các tác phẩm hư cấu, gọi là tiết mục masquerade. Các lễ hội hư cấu khoa học từ Hoa Kỳ đã lan sang nhiều nước khác, trong đó có Nhật Bản. Trong các lễ hội hư cấu khoa học đầu tiên tổ chức ở Nhật Bản cũng đã có tiết mục biểu diễn trang phục. Trong lễ hội lần thứ 17 ở Nhật Bản. Môn cosplay ở Nhật Bản khởi nguồn như vậy. Sau này, trong các lễ hội hư cấu khoa học ở Nhật Bản đều có chương trình thi diễn Cosplay. Từ năm 1998, tại Akihabara, Tokyo, đã xuất hiện nhiều quán cafe Cosplay dành cho các fan của Cosplay. Nhân viên của các quán này, buộc phải mặc trang phục của các nhân vật game, và hoạt hình, truyện giả tưởng. Trang phục phải được thiết kế theo đúng tính cách đó, và Cosplayer được trang điểm cẩn thận, kỹ lưỡng, thể hiện khuôn mặt, mũi, miệng, tóc của nhân vật được Cos. Các hành động, dáng đứng, dáng đi, style cũng là một đặc điểm đáng chú ý cho người Cos, thậm chí, cả lời nói, tính nết, lẫn cách xử sự phải được trau chuốt cẩn thận, tinh vi. Những nhóm Cosplay trước cuộc trình diễn, thường phải chuẩn bị những tình huống kịch bản như trong manga, anime, và càng thể hiện tính cách xuất sắc, càng thể hiện được trình độ chuyên nghiệp của nhóm mình. Văn hóa cosplay phủ làn sóng rộng rãi trên khắp thế giới. Nó là một nét độc đáo cuả Nhật Bản khiến cả thế giới ngưỡng mộ. Nó cũng thể hiện một đất nước Nhật Bản chú trọng về văn hóa của mình. Cosplay tạo ra sân chơi vui nhộn, xả stress cho mọi người sau những giờ căng thẳng. Cosplay cũng che đi phần nào khuyết điểm trên gương mặt người cos. Tuy nhiên, do việc lạm dụng cosplay nhiều, nhiều người đã lấy cái chẩn trong manga, anime để làm tiêu chuẩn cái đẹp. Trong số đó, 50% người Nhật cảm thấy tự ti về ngoại hình của mình nên đã lạm dụng cosplay để che đậy. Cosplay khiến người ta càng tự ti hơn về bản thân. Do văn hóa Nhật Bản được du nhập vào Việt Nam từ khá sớm, xu hướng hóa thân thành các nhân vật trong Anime hay Manga đã được nhanh chóng nhận được nhiều sự yêu thích từ các bạn trẻ năng động. Năm 2004, cosplay lần đầu tiên ra mắt giới trẻ Việt Nam trong một lễ hội Anime hay Manga (hay còn được gọi là Fes) với quy mô khá nhỏ. Ở thời điểm đó, việc hóa thân vào một nhân vật truyện tranh chưa phổ biến nên các chủ đề cosplay còn rất nhiều hạn chế, chất lượng và mức độ chuyên nghiệp cũng không cao. Một số nhân vật thường xuyên được các bạn "cos đi cos lại" là Naruto và Kakashi trong Naruto, Sakura trong Card Captor Sakura, Kenshin và Kaoru trong Rurouni Kenshin, v.v... do có trang phục khá đơn giản, dễ mô phỏng. Các cosplayer nổi tiếng thời đó có thể kể đến Chibi, Hakimei, Đen, WAO, Fried Fish Balls, L.I.N.K,… Đối với các bạn mới vào “nghề” và đây cũng là một thực trạng đáng buồn của giới cosplay Việt Nam chính là những người mới tham gia không phải ai cũng có niềm đam mê chân chính với bộ môn nghệ thuật mới này. Một số đến vì thích nổi tiếng, một số thì hời hợt làm không tới nơi, chủ đích là để khoe thân và thậm chí có người hoàn toàn sai lệch về định nghĩa cơ bản của cụm từ “cosplay” để mà hóa thân cho đúng. Đa phần những đóng góp, chia sẻ của những cosplay chân chính với họ thì lại được nhìn hiểu là một sự ghen tị và từ đó xảy ra mâu thuẫn quay lại tìm cách nói xấu và nhìn nhau bằng vẻ mặt thiếu thiện cảm với những cosplay đi trước. Đồng ý cosplay là thể hiện chính mình nhưng các bạn đừng làm nó biến chất như thế. Trái lại sẽ có những người góp ý cho các cosplayer chân chính có những lời lẽ thô tục nhưng với họ đâu cần phải thô tục thế. Cosplay quả là một trò chơi hấp dẫn khó có thể thờ ơ với teen Việt. Ở Việt Nam, Cosplay đã du nhập, và diễn ra các cuộc thi, lễ hội cosplay không chính thức cho đến khi lễ hội Cosplay do nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức đã làm cho các Cosplayer và các fan vô cùng vui mừng. Tuy nhiên cái gì cũng nên có giới hạn, các teen Việt hãy tự biết lựa chọn cho mình những hình thức giải trí lành mạnh, tránh chạy đua một cách a dua và hình thức lố bịch, quái đản làm ảnh hưởng tới sự học tập và cuộc sống của chính mình.
Trả lời
Cosplay là một nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản, người tham gia Cosplay sẽ phỏng lại, hóa thân thành một nhân vật giả tưởng trong các anime (hoạt hình), manga (truyện tranh) hoặc trò chơi điện tử. Người đam mê Cosplay được gọi là Cosplayer. Cosplay hiện đang là một nét văn hóa được các bạn trẻ Việt Nam cũng như các bạn trẻ trên thế giới yêu thích. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu thông tin về loại hình văn hóa này nhé! Cosplay là một từ tiếng Anh do người Nhật sáng tạo ra, viết tắt của “costume” (trang phục) và “roleplay” (nhập vai), và được phát âm là kosupure ở Nhật. Từ này chỉ việc người hâm mộ các nhân vật trong manga, anime, tokusatsu, truyện tranh sách, tiểu thuyết đồ họa, video games, phim giả tưởng, trong game hay thần tượng âm nhạc của họ hoặc bất kỳ ai họ hâm mộ rồi ăn mặc hoặc có điệu bộ giống nhân vật mà mình yêu thích. Những người này được gọi là cosplayers (ở Nhật đôi khi gọi tắt là reya). Họ có thể lập các nhóm/câu lạc bộ để luyện tập và diễn cùng nhau. Ngoài ra, họ còn tham gia vào các sự kiện, lễ hội liên quan đến các tác phẩm nghệ thuật có nhân vật giả tưởng được yêu thích, hoặc thậm chí tổ chức sự kiện riêng để biểu diễn. Cosplay là hình thức phỏng lại một nhân vật bạn yêu thích. Từ cuối thập niên 1960, ở Hoa Kỳ, trong các lễ hội hư cấu khoa học, đã có tiết mục biểu diễn của những người ăn mặc đóng giả các nhân vật trong các tác phẩm hư cấu, gọi là tiết mục masquerade. Các lễ hội hư cấu khoa học từ Hoa Kỳ đã lan sang nhiều nước khác, trong đó có Nhật Bản. Trong các lễ hội hư cấu khoa học đầu tiên tổ chức ở Nhật Bản cũng đã có tiết mục biểu diễn trang phục. Trong lễ hội lần thứ 17 ở Nhật Bản. Môn cosplay ở Nhật Bản khởi nguồn như vậy. Sau này, trong các lễ hội hư cấu khoa học ở Nhật Bản đều có chương trình thi diễn Cosplay. Từ năm 1998, tại Akihabara, Tokyo, đã xuất hiện nhiều quán cafe Cosplay dành cho các fan của Cosplay. Nhân viên của các quán này, buộc phải mặc trang phục của các nhân vật game, và hoạt hình, truyện giả tưởng. Trang phục phải được thiết kế theo đúng tính cách đó, và Cosplayer được trang điểm cẩn thận, kỹ lưỡng, thể hiện khuôn mặt, mũi, miệng, tóc của nhân vật được Cos. Các hành động, dáng đứng, dáng đi, style cũng là một đặc điểm đáng chú ý cho người Cos, thậm chí, cả lời nói, tính nết, lẫn cách xử sự phải được trau chuốt cẩn thận, tinh vi. Những nhóm Cosplay trước cuộc trình diễn, thường phải chuẩn bị những tình huống kịch bản như trong manga, anime, và càng thể hiện tính cách xuất sắc, càng thể hiện được trình độ chuyên nghiệp của nhóm mình. Văn hóa cosplay phủ làn sóng rộng rãi trên khắp thế giới. Nó là một nét độc đáo cuả Nhật Bản khiến cả thế giới ngưỡng mộ. Nó cũng thể hiện một đất nước Nhật Bản chú trọng về văn hóa của mình. Cosplay tạo ra sân chơi vui nhộn, xả stress cho mọi người sau những giờ căng thẳng. Cosplay cũng che đi phần nào khuyết điểm trên gương mặt người cos. Tuy nhiên, do việc lạm dụng cosplay nhiều, nhiều người đã lấy cái chẩn trong manga, anime để làm tiêu chuẩn cái đẹp. Trong số đó, 50% người Nhật cảm thấy tự ti về ngoại hình của mình nên đã lạm dụng cosplay để che đậy. Cosplay khiến người ta càng tự ti hơn về bản thân. Do văn hóa Nhật Bản được du nhập vào Việt Nam từ khá sớm, xu hướng hóa thân thành các nhân vật trong Anime hay Manga đã được nhanh chóng nhận được nhiều sự yêu thích từ các bạn trẻ năng động. Năm 2004, cosplay lần đầu tiên ra mắt giới trẻ Việt Nam trong một lễ hội Anime hay Manga (hay còn được gọi là Fes) với quy mô khá nhỏ. Ở thời điểm đó, việc hóa thân vào một nhân vật truyện tranh chưa phổ biến nên các chủ đề cosplay còn rất nhiều hạn chế, chất lượng và mức độ chuyên nghiệp cũng không cao. Một số nhân vật thường xuyên được các bạn "cos đi cos lại" là Naruto và Kakashi trong Naruto, Sakura trong Card Captor Sakura, Kenshin và Kaoru trong Rurouni Kenshin, v.v... do có trang phục khá đơn giản, dễ mô phỏng. Các cosplayer nổi tiếng thời đó có thể kể đến Chibi, Hakimei, Đen, WAO, Fried Fish Balls, L.I.N.K,… Đối với các bạn mới vào “nghề” và đây cũng là một thực trạng đáng buồn của giới cosplay Việt Nam chính là những người mới tham gia không phải ai cũng có niềm đam mê chân chính với bộ môn nghệ thuật mới này. Một số đến vì thích nổi tiếng, một số thì hời hợt làm không tới nơi, chủ đích là để khoe thân và thậm chí có người hoàn toàn sai lệch về định nghĩa cơ bản của cụm từ “cosplay” để mà hóa thân cho đúng. Đa phần những đóng góp, chia sẻ của những cosplay chân chính với họ thì lại được nhìn hiểu là một sự ghen tị và từ đó xảy ra mâu thuẫn quay lại tìm cách nói xấu và nhìn nhau bằng vẻ mặt thiếu thiện cảm với những cosplay đi trước. Đồng ý cosplay là thể hiện chính mình nhưng các bạn đừng làm nó biến chất như thế. Trái lại sẽ có những người góp ý cho các cosplayer chân chính có những lời lẽ thô tục nhưng với họ đâu cần phải thô tục thế. Cosplay quả là một trò chơi hấp dẫn khó có thể thờ ơ với teen Việt. Ở Việt Nam, Cosplay đã du nhập, và diễn ra các cuộc thi, lễ hội cosplay không chính thức cho đến khi lễ hội Cosplay do nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức đã làm cho các Cosplayer và các fan vô cùng vui mừng. Tuy nhiên cái gì cũng nên có giới hạn, các teen Việt hãy tự biết lựa chọn cho mình những hình thức giải trí lành mạnh, tránh chạy đua một cách a dua và hình thức lố bịch, quái đản làm ảnh hưởng tới sự học tập và cuộc sống của chính mình.