Cyber Monday khác gì với Black Friday? ?

  1. Marketing

Từ khóa: 

marketing

Giống nhau:

Cả hai đều là những ngày của giới marketing đẻ ra để tạo thành 1 sự kiện dễ ghi nhớ, dễ quảng bá về một ngày toàn dân mua hàng xeo.

Khác nhau:

Cái tên Black Friday được dùng cho nhiều sự kiện, đen nhất và nổi nhất là vụ làm choáng váng kinh tế Mỹ. Chuyện kể là...

Ngày xửa ngày xưa vào một ngày thứ sáu nọ của năm 1869 có

hai ông nhà đầu tư nọ oánh ép giá vàng ở Mỹ
, tại chênh lệch cung cầu, từ đó đẩy giá lên, kéo theo thị trường chứng khoán tê liệt theo, quá đen cho cả nền kinh tế. Tuy nhiên sự kiện này khác với sự kiện Black Monday của vụ đại suy thoái nha.

Nhưng cái tên Black Friday được dùng ngày nay gắn liền với ngày lễ Tạ Ơn thì... không liên quan đến sự kiện này (ahihi hơi đâm bang). Đại loại là ở thập kỷ 60, những nhân viên làm nhà nước sau ngày lễ tạ ơn còn được nghỉ thêm 1 ngày thứ sáu nữa, tạo ra một chuỗi ngày nghỉ 4 ngày (quá tiện lợi để mua sắm). Mùa lễ lạc là mùa người ta vui vẻ, như kiểu bên mình lo sắm sửa đón Tết, thì dịp này vừa nghỉ dài vừa hợp để nhà nhà sắm sửa cho lễ Giáng Sinh lớn nhất năm nên người ta chọn thứ sáu này là ngày bắt đầu mùa mua bán chuẩn bị lễ vừa giải hàng tồn, vừa lấy hên >>> Friday là vậy.

Black thì giống Phấn có giải thích, Black là lời, Red là lỗ nên Black Friday có thể hiểu là "ngày thứ sáu mua sắm lờn lớn lắm nè". Sau này người ta còn cố đổi tên nó thành "Big Friday" để tươi hơn, bớt u ám hơn nhưng không ăn thua và cái tên Black Friday mua sắm khủng tồn tại đến ngày nay.

-------------

Cyber Monday cũng được tạo ra bởi thủ thuật tương tự, do các nhà bán hàng trực tuyến đẻ ra để tăng ý thức về thương mại điện tử, đứng đầu là Amazon. Cũng trong mùa mua sắm, thay vì phải ra cửa hàng chen chen chúc chúc bở hơi tai từ 4 giờ sáng, Cyber Monday đánh bóng lợi thế tiện lợi của TMĐT bằng việc đăng hàng lên trước, người mua có thể xem trước, ngồi ở nhà hay đâu cũng được, click click nhanh chóng là mua được hàng. Họ cũng chọn ngày thứ hai sau Black Friday để ké vào mùa lễ hội mua sắm trước lễ, nhưng vì tiện hơn, nên Cyber Monday cũng nhanh chóng trở nên nổi tiếng và đưa Amazon lên hẳn. Thông minh quá, đẻ ra một ngày lễ hội hẳn hoi.

------------

Ở Trung Quốc, Alibaba cũng đẻ ra ngày Single Day 11/11 với thủ thuật tương tự, và thành công hoành tráng, đây là những con số của Single Day 2017 do Hường Hoàng tổng hợp, đâu có 25,3 tỉ USD/ngày thôi, Mỹ cũng nằm trong top 5 quốc gia mua hàng lớn nhất trong một lễ hội mua sắm của Alibaba, sợ không.

Trả lời

Giống nhau:

Cả hai đều là những ngày của giới marketing đẻ ra để tạo thành 1 sự kiện dễ ghi nhớ, dễ quảng bá về một ngày toàn dân mua hàng xeo.

Khác nhau:

Cái tên Black Friday được dùng cho nhiều sự kiện, đen nhất và nổi nhất là vụ làm choáng váng kinh tế Mỹ. Chuyện kể là...

Ngày xửa ngày xưa vào một ngày thứ sáu nọ của năm 1869 có

hai ông nhà đầu tư nọ oánh ép giá vàng ở Mỹ
, tại chênh lệch cung cầu, từ đó đẩy giá lên, kéo theo thị trường chứng khoán tê liệt theo, quá đen cho cả nền kinh tế. Tuy nhiên sự kiện này khác với sự kiện Black Monday của vụ đại suy thoái nha.

Nhưng cái tên Black Friday được dùng ngày nay gắn liền với ngày lễ Tạ Ơn thì... không liên quan đến sự kiện này (ahihi hơi đâm bang). Đại loại là ở thập kỷ 60, những nhân viên làm nhà nước sau ngày lễ tạ ơn còn được nghỉ thêm 1 ngày thứ sáu nữa, tạo ra một chuỗi ngày nghỉ 4 ngày (quá tiện lợi để mua sắm). Mùa lễ lạc là mùa người ta vui vẻ, như kiểu bên mình lo sắm sửa đón Tết, thì dịp này vừa nghỉ dài vừa hợp để nhà nhà sắm sửa cho lễ Giáng Sinh lớn nhất năm nên người ta chọn thứ sáu này là ngày bắt đầu mùa mua bán chuẩn bị lễ vừa giải hàng tồn, vừa lấy hên >>> Friday là vậy.

Black thì giống Phấn có giải thích, Black là lời, Red là lỗ nên Black Friday có thể hiểu là "ngày thứ sáu mua sắm lờn lớn lắm nè". Sau này người ta còn cố đổi tên nó thành "Big Friday" để tươi hơn, bớt u ám hơn nhưng không ăn thua và cái tên Black Friday mua sắm khủng tồn tại đến ngày nay.

-------------

Cyber Monday cũng được tạo ra bởi thủ thuật tương tự, do các nhà bán hàng trực tuyến đẻ ra để tăng ý thức về thương mại điện tử, đứng đầu là Amazon. Cũng trong mùa mua sắm, thay vì phải ra cửa hàng chen chen chúc chúc bở hơi tai từ 4 giờ sáng, Cyber Monday đánh bóng lợi thế tiện lợi của TMĐT bằng việc đăng hàng lên trước, người mua có thể xem trước, ngồi ở nhà hay đâu cũng được, click click nhanh chóng là mua được hàng. Họ cũng chọn ngày thứ hai sau Black Friday để ké vào mùa lễ hội mua sắm trước lễ, nhưng vì tiện hơn, nên Cyber Monday cũng nhanh chóng trở nên nổi tiếng và đưa Amazon lên hẳn. Thông minh quá, đẻ ra một ngày lễ hội hẳn hoi.

------------

Ở Trung Quốc, Alibaba cũng đẻ ra ngày Single Day 11/11 với thủ thuật tương tự, và thành công hoành tráng, đây là những con số của Single Day 2017 do Hường Hoàng tổng hợp, đâu có 25,3 tỉ USD/ngày thôi, Mỹ cũng nằm trong top 5 quốc gia mua hàng lớn nhất trong một lễ hội mua sắm của Alibaba, sợ không.

Trước khi trả lời về Cyber Monday thì em xin phép bắt đầu trước với Black Friday.

Black Friday, hay còn gọi là ngày "Thứ Sáu đen tối" được ấn định vào thứ 6 đầu tiên sau ngày Lễ Tạ Ơn (một ngày lễ hàng năm được tổ chức chủ yếu tại Mỹ và Canada). Vì Lễ Tạ Ơn rơi vào ngày thứ 5 lần thứ 4 trong tháng 11, nên Black Friday sẽ rơi vào khoảng ngày 23-29 tháng 11.

Trong tiếng Anh có thuật ngữ "In The Black" chỉ tình trạng doanh nghiệp làm ăn có lợi nhuận. Tương phản với "In The Black" là "In The Red" chỉ tình trạng kinh doanh thua lỗ, buôn bán thất bát. Ngày xưa, để tiện phân biệt và theo dõi sổ sách, kế toán thường ghi số lợi nhuận bằng mực đen, số lỗ bằng mực đỏ. Từ đó, người ta đặt tên ngày mua sắm lớn nhất trong năm là Black Friday, ngụ ý rằng đây là ngày ăn nên làm ra của các doanh nghiệp.

Vào ngày Black Friday, phần lớn các cơ sở bán lẻ lớn đều mở cửa từ khoảng 4 giờ sáng hay sớm hơn, với hàng chục ngàn mặt hàng giảm giá cực lớn. Chúng ta đang nói đến mức giảm giá có thể lên đến 30-40%, hay thậm chí còn lớn hơn đối với các mặt hàng thông thường như điện tử, điện lạnh, đồ gia dụng, nội thất, thời trang,... Nhiều chủ doanh nghiệp thậm chí cho phép nhân viên nghỉ làm như đối với một ngày lễ để đi mua sắm.

Vậy Cyber Monday là gì?

Cyber Monday (Thứ Hai điện tử) là một cụm từ được dùng để chỉ ngày thứ Hai đầu tiên sau ngày Black Friday (Thứ Sáu tối), ngày khởi động cho mùa mua sắm trên mạng tại Hoa Kỳ giữa dịp Lễ Tạ ơn và Giáng sinh. Nếu như dịp Black Friday được gắn liền với hình thức mua sắm truyền thống (khách hàng đến các cửa hiệu để mua bán) thì Cyber Monday tượng trưng cho hình thức mua sắm mới, mua sắm trên mạng, khi các giao dịch được thực hiện chủ yếu thông qua Internet.