Đặc điểm nổi bật của Phật Giáo Nhật Bản

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Do quá trình du nhập, Phật giáo Nhật Bản mang đầy đủ những đặc tính của Phật giáo Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên thời kì đầu là phần lớn các nhà sư Trung Quốc truyền bá và các nhà sư Nhật Bản sang Trung Quốc tu luyện rồi mang về nên tính chất Phật giáo Trung Quốc đậm nét hơn. Mặc dù vậy trong quá trình phát triển, nó đã biến đổi, hình thành những nét riêng biệt mang đậm màu sắc Nhật Bản. Điều này thể hiện rõ nét ở thời kỳ Heian như Chân Ngôn Tông, Thiên Thai Tông, và đa dạng hơn trong thời kỳ Kamakura với Thiền Lâm Tế tông, Tịnh Độ Tông, Liên Hoa Tông… Giáo lý và hình thức tu hành của kỳ này đơn giản, dễ hiều, dễ thực hiện, đề cao đức tin, lòng thành tâm và sự giải thoát. Chính vì thế, ảnh hưởng sâu sắc của nó đã vượt ra ngoài khuôn khổ triều đình mà lan rộng trong dân chúng. Đặc biệt đáng chú ý hơn là tư tưởng Thiền trong Phật giáo Nhật Bản rất phù hợp với tính cách, đạo đức của tầng lớp võ sĩ vốn là tầng lớp nắm quyền lãnh đạo nước Nhật trong suốt thời kỳ phong kiến. Phật giáo Nhật Bản mang tính linh hoạt, dễ biến đổi để được chấp nhận, có thể tồn tại hòa hợp với thần đạo, luôn thích nghi với tình hình cụ thể. Phật giáo đã được bản địa hóa, tiếp thu những yếu tố tín ngưỡng Thần Đạo để hình thành một loại hình tín ngưỡng được gọi là Thần Phật tập hợp với sự ra đời của thuyết Bản địa tùy tích. Theo đó, Thần là hóa thân của Phật, Phật là gốc rễ của Thần, do vậy chùa chiền và đền thờ Thần đạo nằm chung một nơi và kinh Phật cũng được thờ phụng ở bàn thờ Phật. Sự kết hợp này tồn tại đến năm 1868, khi chính quyền Minh Trị chủ trương tách rời tín ngưỡng Thần đạo và Phật giáo để phục vụ cho những mục đích chính trị. Trong lịch sử, tùy từng giai đoạn, thịnh suy khác nhau song chưa bao giờ Thần đạo và Phật giáo có sự đối địch gay gắt. Thần đạo có những lợi thế của một tôn giáo bản địa, có truyền thống vững chắc còn Phật giáo với tư cách là tôn giáo ngoại lai, có sức hấp dẫn, lôi cuốn mạnh mẽ bởi kiến trúc và vẻ đẹp của chùa chiền, tranh tượng, của giáo lý về sự giải thoát, cuộc sống nơi cõi Niết bàn và những chăm lo cho linh hồn người đã khuất. Phật giáo đã lấp đầy những khoảng trống mà tôn giáo bản địa không có. Có thể nói sự tồn tại hòa hợp giữa Thần đạo và Phật giáo là đặc trưng nổi bật của tôn giáo Nhật Bản.
Trả lời
Do quá trình du nhập, Phật giáo Nhật Bản mang đầy đủ những đặc tính của Phật giáo Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên thời kì đầu là phần lớn các nhà sư Trung Quốc truyền bá và các nhà sư Nhật Bản sang Trung Quốc tu luyện rồi mang về nên tính chất Phật giáo Trung Quốc đậm nét hơn. Mặc dù vậy trong quá trình phát triển, nó đã biến đổi, hình thành những nét riêng biệt mang đậm màu sắc Nhật Bản. Điều này thể hiện rõ nét ở thời kỳ Heian như Chân Ngôn Tông, Thiên Thai Tông, và đa dạng hơn trong thời kỳ Kamakura với Thiền Lâm Tế tông, Tịnh Độ Tông, Liên Hoa Tông… Giáo lý và hình thức tu hành của kỳ này đơn giản, dễ hiều, dễ thực hiện, đề cao đức tin, lòng thành tâm và sự giải thoát. Chính vì thế, ảnh hưởng sâu sắc của nó đã vượt ra ngoài khuôn khổ triều đình mà lan rộng trong dân chúng. Đặc biệt đáng chú ý hơn là tư tưởng Thiền trong Phật giáo Nhật Bản rất phù hợp với tính cách, đạo đức của tầng lớp võ sĩ vốn là tầng lớp nắm quyền lãnh đạo nước Nhật trong suốt thời kỳ phong kiến. Phật giáo Nhật Bản mang tính linh hoạt, dễ biến đổi để được chấp nhận, có thể tồn tại hòa hợp với thần đạo, luôn thích nghi với tình hình cụ thể. Phật giáo đã được bản địa hóa, tiếp thu những yếu tố tín ngưỡng Thần Đạo để hình thành một loại hình tín ngưỡng được gọi là Thần Phật tập hợp với sự ra đời của thuyết Bản địa tùy tích. Theo đó, Thần là hóa thân của Phật, Phật là gốc rễ của Thần, do vậy chùa chiền và đền thờ Thần đạo nằm chung một nơi và kinh Phật cũng được thờ phụng ở bàn thờ Phật. Sự kết hợp này tồn tại đến năm 1868, khi chính quyền Minh Trị chủ trương tách rời tín ngưỡng Thần đạo và Phật giáo để phục vụ cho những mục đích chính trị. Trong lịch sử, tùy từng giai đoạn, thịnh suy khác nhau song chưa bao giờ Thần đạo và Phật giáo có sự đối địch gay gắt. Thần đạo có những lợi thế của một tôn giáo bản địa, có truyền thống vững chắc còn Phật giáo với tư cách là tôn giáo ngoại lai, có sức hấp dẫn, lôi cuốn mạnh mẽ bởi kiến trúc và vẻ đẹp của chùa chiền, tranh tượng, của giáo lý về sự giải thoát, cuộc sống nơi cõi Niết bàn và những chăm lo cho linh hồn người đã khuất. Phật giáo đã lấp đầy những khoảng trống mà tôn giáo bản địa không có. Có thể nói sự tồn tại hòa hợp giữa Thần đạo và Phật giáo là đặc trưng nổi bật của tôn giáo Nhật Bản.