ĐẠI HỌC CÓ PHẢI LÀ LỰA CHỌN DUY NHẤT DẪN ĐẾN THÀNH CÔNG

  1. Tâm lý học

Tôi rời cánh cổng đại học cách đây 5 tháng. Đại học đối với tôi là niềm mơ ước chinh phục tri thức mới. Tôi vào đại học khá trễ. Cách đây 4 năm, tôi chân ướt chân ráo bước vào đại học. Tôi vẫn nhớ như in đêm hôm ấy. Cái hôm tôi biết tin đậu đại học là một đêm không ngủ. Tôi đã thao thức suốt đêm vì tôi đã làm được một việc tưởng chừng như không thể và tôi cũng không ngờ đến. Lúc ấy, tôi chỉ thi cho biết thôi, chứ không ngờ lại đậu. Tôi tưởng tượng ra mình được người ta ngưỡng mộ và tự hào như thế nào. Tôi dường như tự tin hơn rất nhiều. Ngày nhập học, tôi háo hức và hồi hộp điền vào đơn xin nhập học. Dường như, tôi đã đặt tất cả niềm tin và hy vọng vào con đường mà tôi đã chọn. Nhưng tôi đã lầm. Học đại học không dễ dàng như tôi tưởng. Càng học tôi càng thấy chán nản và mệt mỏi vì nhiều thứ.

quyet-tam-on-thi

Nguồn ảnh: Internet

Tôi học ngành Lịch sử nên chủ yếu là học lý thuyết. Lịch sử thì cũng bao nhiêu sự kiện đó thôi. Cứ học đi học lại các sự kiện của thời cổ đại, trung đại, hiện đại. Nếu có mở rộng thì cũng phân tích cho dài dòng thêm thôi. Rất ít kiến thức mới. Thi cử thì theo ngân hàng câu hỏi, cứ học thuộc bài là được. Tôi thì chỉ muốn học theo hiểu biết của mình thôi nên thường điểm không cao lắm. Đến lớp thì ngồi im nghe giảng bài thôi, chả ai đưa ra ý kiến gì. Tôi không học được cách tư duy, mà chỉ đơn giản là học thuộc lòng. Sinh viên đua nhau học để được điểm cao, kiếm tấm bằng giỏi, sau này ra trường dễ xin việc. Nhưng kiến thức và kỹ năng của họ còn yếu. Nhiều người học cho có lệ thôi, sau khi trả bài là quên ngay. Điều này vẫn còn tồn tại phổ biến trong sinh viên. Bây giờ, việc học trở nên dễ dàng hơn, ta có thể học mọi lúc mọi nơi. Nhưng cũng chính vì thế mà sinh viên ngày càng chủ quan, không nhận ra tầm quan trọng của việc học.

          Việc tham gia các hoạt động ở trường hay tham gia câu lạc bộ cũng theo trào lưu là chủ yếu, chứ việc yêu thích hay tự nguyện rất hạn chế. Có nhiều câu lạc bộ hay nhưng hoạt động không hiệu quả lắm. Thời đại học, tôi không tham gia câu lạc bộ hay hoạt động nào của trường. Nhiều sinh viên tham gia câu lạc bộ hay hoạt động đoàn nhóm cũng chỉ vì kiếm thêm điểm rèn luyện thôi. Học bây giờ chỉ cần điểm cao, chứ kiến thức mà mỗi người tích lũy không bao nhiêu cả. Đôi lúc còn chả hiểu thầy cô nói gì. Xã hội phát triển, con người cần phải học nhiều thứ để thích nghi với thời cuộc. Nhưng tôi nghĩ, việc học kỹ năng rất quan trọng. Kiến thức ta có thể tíc lũy dần lên. Nhưng nếu ta có kỹ năng tốt, ta sẽ tự tin hơn trong cuộc sống. Việc học kỹ năng của sinh viên rất yếu. Rất ít trường học tổ chức cho sinh viên học kỹ năng sống để mai sau lập nghiệp, tự tin bước vào đời.

chon-bo-hinh-anh-quyet-tam-dau-dai-hoc-lam-anh-bia-anh-dai-dien-fc2

Nguồn ảnh: Internet

 Tôi nghĩ đại học không phải là con đường duy nhất để chúng ta thành công. Nhiều người sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông bèn đi học nghề hay lập nghiệp sớm. Họ cũng có những khó khăn và đôi lúc là thất bại. Bằng kinh nghiệm và sự va chạm thực tế, họ đã rút ra bài học và thành công là điều tất yếu. Khi ngồi trên ghế nhà trường, ta chỉ học trong sách vở. Nhưng cuộc sống dạy cho ta nhiều hơn thế. Đối với những người này, mặc dù họ không học cao bằng người học đại học, nhưng tôi tin chắc một điều rằng họ hơn ở kinh nghiệm và sự từng trãi. Người ta chỉ đánh giá bạn qua thành công của bạn thôi, chứ không phải qua tấm bằng đại học. Tôi không phủ nhận việc học đại học. Nhưng tôi vẫn muốn những người đang sắp bước vào ngưỡng cửa đại học nên suy nghĩ kỹ càng trước khi quyết định mình có chọn con đường đó không. Đừng nên suy nghĩ theo tâm lý đám đông, phải có tấm bằng đai học. Có nhiều con đường khác nhau dẫn đến thành công. Nhưng con đường nào cũng có khó khăn nhất định. Ta nên hoạch định con đường mình đi, mình muốn làm gì, ước mơ của mình là gì và theo đuổi đến cùng. Chỉ có đam mê mới đưa ta đến thanh công. Tương lai là do bạn, hiện tại là của bạn, quá khứ thuộc về bạn. Mọi thứ đều nằm trong tầm tay bạn. Học đại học hay không không quan trọng, quan trọng là bạn thành công hay thất bại thôi. Hãy nắm bắt mọi cơ hội trong tay và nhìn về phía trước!

Nguyễn Thị Yến Ngọc

Từ khóa: 

lề xưa thói cũ

,

tâm lý học

Chị có thấy việc là sinh viên Lịch sử chán không? Nhưng biết làm sao khi mỗi người có sở thích và năng lực khác nhau. Thế chị có thích làm thí nghiệm không? Em ko đam trứng đòi khôn hơn vịt nhưng em sẽ cho chị hiểu sơ sơ về nghề khác nhé. Ví dụ chị học nghiên cứu những cái tự nhiên (toán, lý, hoá, sinh, IT...). Ví dụ tất cả các ngành ở trường University of Science (TPHCM VNU) sẽ phải học những môn về toán, riêng ngành vật lý, toán học và IT sẽ không học hoặc ít học về Hoá hoặc sinh. Bây giờ giả sử mình học về sinh, hoá, môi trường đồ nha... (có thí nghiệm). Ngoài những mô tính toán nặng nề..., những môn lý thuyết mệt mỏi... bỏ qua vì nói quá sâu thì khó hiểu. Bây giờ vô vấn đề thực hành nè.

1. Luôn đúng giờ, có áo bảo hộ, tuân thủ nguyên tắc lab, không nghỉ 1 buổi nào. (Lỡ ngủ quên 1 buổi thì xác định là rớt môn hoặc phải có ca cho học bù và giảng viên đồng ý mới được học).

2. Acid, hoá chất có phỏng tay cũng phải ráng chịu vì có lần em đang cầm bazo đặc trong dãy ống nghiệm chả lẽ quăng nó. Tuy đau rát cũng cố.

3. Viết báo cáo sử dụng ngôn ngữ, ký hiệu, tính toán, tài liệu tham khảo chuẩn theo tạp chí khoa học thế giới.

4. Đối mặt với nguy cơ bệnh tật cao khi máy móc có thể khiến hư gene.

5. Đạo Đức nghề nghiệp: lần đầu giết mổ mấy con ếch con chuột đứa nào cũng run. Chị có nhìn thấy trong vòng chưa tới 1 giây mà con chuột thầy em đang cầm chết bất đắc kỳ tử khiến cả đám ám ảnh chưa? Hay mổ những con ếch khi chưa làm chúng tê liệt thật sự?

6. Phải am hiểu nào toán nào lý nào hoá. Vô phòng lý ngồi ráp mạch, tạo thí nghiệm đo nhớt, con lắc, điện... ráp mạc đo đương lượng, đo trọng lực...

... sơ sơ vậy thôi. Đó là toàn đại cương thôi ạ 😅

Trả lời

Chị có thấy việc là sinh viên Lịch sử chán không? Nhưng biết làm sao khi mỗi người có sở thích và năng lực khác nhau. Thế chị có thích làm thí nghiệm không? Em ko đam trứng đòi khôn hơn vịt nhưng em sẽ cho chị hiểu sơ sơ về nghề khác nhé. Ví dụ chị học nghiên cứu những cái tự nhiên (toán, lý, hoá, sinh, IT...). Ví dụ tất cả các ngành ở trường University of Science (TPHCM VNU) sẽ phải học những môn về toán, riêng ngành vật lý, toán học và IT sẽ không học hoặc ít học về Hoá hoặc sinh. Bây giờ giả sử mình học về sinh, hoá, môi trường đồ nha... (có thí nghiệm). Ngoài những mô tính toán nặng nề..., những môn lý thuyết mệt mỏi... bỏ qua vì nói quá sâu thì khó hiểu. Bây giờ vô vấn đề thực hành nè.

1. Luôn đúng giờ, có áo bảo hộ, tuân thủ nguyên tắc lab, không nghỉ 1 buổi nào. (Lỡ ngủ quên 1 buổi thì xác định là rớt môn hoặc phải có ca cho học bù và giảng viên đồng ý mới được học).

2. Acid, hoá chất có phỏng tay cũng phải ráng chịu vì có lần em đang cầm bazo đặc trong dãy ống nghiệm chả lẽ quăng nó. Tuy đau rát cũng cố.

3. Viết báo cáo sử dụng ngôn ngữ, ký hiệu, tính toán, tài liệu tham khảo chuẩn theo tạp chí khoa học thế giới.

4. Đối mặt với nguy cơ bệnh tật cao khi máy móc có thể khiến hư gene.

5. Đạo Đức nghề nghiệp: lần đầu giết mổ mấy con ếch con chuột đứa nào cũng run. Chị có nhìn thấy trong vòng chưa tới 1 giây mà con chuột thầy em đang cầm chết bất đắc kỳ tử khiến cả đám ám ảnh chưa? Hay mổ những con ếch khi chưa làm chúng tê liệt thật sự?

6. Phải am hiểu nào toán nào lý nào hoá. Vô phòng lý ngồi ráp mạch, tạo thí nghiệm đo nhớt, con lắc, điện... ráp mạc đo đương lượng, đo trọng lực...

... sơ sơ vậy thôi. Đó là toàn đại cương thôi ạ 😅

Bài viết của bạn hay, mong bạn trong thời gian tới sẽ có bài viết tốt hơn thú vị hơn!