Đang bị cảm cúm có nên đi tập gym không?

  1. Sức khoẻ

Mình đang cảm thấy bị bệnh nhẹ, nhức đầu, sổ mũi và hơi nóng, nhưng ở mức vẫn làm việc được. Theo lịch thì hôm nay mình có một bài tập cardio vào buổi tối, chủ yếu sẽ chạy bộ, đạp xe. Theo mọi người mình có nên đi tập để đỡ hơn cơn bệnh đang chuẩn bị ập đến không ạ?

Từ khóa: 

tập gym

,

sức khoẻ

Hi bạn, theo mình biết thì việc một người khỏi bệnh nhanh hay chậm tuỳ thuộc phần lớn vào nồng độ alkaline (kiềm) & acid trong cơ thể người đó. Cụ thể hơn, người nào trong cơ thể có nồng độ kiềm cao (tuy nhiên không phải càng cao càng tốt nhé) thì khả năng miễn nhiễm bệnh cũng như khỏi bệnh sẽ cao hơn, so với người nào có nồng độ acid trong cơ thể cao.

Tỉ lệ nồng độ của 2 thứ này như thế nào thì phụ thuộc vào chủ yếu 2 thứ:

1) Chế độ ăn uống/thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ: Các loại rau có màu xanh đậm, các loại củ như hành, tỏi, các loại trái cây nói chung, hoặc các loại sinh tố chế biến trực tiếp từ rau xanh & trái cây, nước muối, v.v...đều là những thực phẩm giàu tính kiềm. Nói vậy có nghĩa là, khi bị bệnh, nếu bạn ăn nhiều những loại thực phẩm trên, thì khả năng khỏi bệnh càng cao.

Các loại thực phẩm như nước ngọt có ga, beer, rượu, thịt động vật, snack, v.v...thì đều mang tính acid cao. Bạn càng tiêu thụ nhiều các loại đồ ăn thức uống này, thì khả năng kháng bệnh càng giảm. Tất nhiên, một lần nữa, mục tiêu của chúng ta không phải là hạ thấp nồng độ acid trong cơ thể xuống càng thấp càng tốt. Một tỉ lệ alkaline/acid vừa phải mới là lý tưởng.

undefined

2) Mức độ vận động của cơ thể (cái này có lẽ đi vào trọng tâm câu hỏi của bạn hơn): Những bài tập cơ thể nhẹ nhàng, như yoga, đi bộ, dưỡng sinh, v.v...được tin là giúp kích thích cơ thể tạo ra thêm alkaline. Các bài tập nặng nhọc hơn (chạy bộ, cử tạ, gymnastics, v.v..) cũng giúp ích, nhưng nếu bạn tập quá sức nó có thể tăng thêm nồng độ acid trong cơ thể bạn - khiến bạn ngày càng dễ nhiễm bệnh. Cho nên không nên bị bệnh rồi lao ra phòng gym tập cố sống cố chết.

Tỉ lệ lý tưởng nhất cho một cơ thể khoẻ mạnh là 80% alkaline & 20% acid:

undefined

Thân. :D

Trả lời

Hi bạn, theo mình biết thì việc một người khỏi bệnh nhanh hay chậm tuỳ thuộc phần lớn vào nồng độ alkaline (kiềm) & acid trong cơ thể người đó. Cụ thể hơn, người nào trong cơ thể có nồng độ kiềm cao (tuy nhiên không phải càng cao càng tốt nhé) thì khả năng miễn nhiễm bệnh cũng như khỏi bệnh sẽ cao hơn, so với người nào có nồng độ acid trong cơ thể cao.

Tỉ lệ nồng độ của 2 thứ này như thế nào thì phụ thuộc vào chủ yếu 2 thứ:

1) Chế độ ăn uống/thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ: Các loại rau có màu xanh đậm, các loại củ như hành, tỏi, các loại trái cây nói chung, hoặc các loại sinh tố chế biến trực tiếp từ rau xanh & trái cây, nước muối, v.v...đều là những thực phẩm giàu tính kiềm. Nói vậy có nghĩa là, khi bị bệnh, nếu bạn ăn nhiều những loại thực phẩm trên, thì khả năng khỏi bệnh càng cao.

Các loại thực phẩm như nước ngọt có ga, beer, rượu, thịt động vật, snack, v.v...thì đều mang tính acid cao. Bạn càng tiêu thụ nhiều các loại đồ ăn thức uống này, thì khả năng kháng bệnh càng giảm. Tất nhiên, một lần nữa, mục tiêu của chúng ta không phải là hạ thấp nồng độ acid trong cơ thể xuống càng thấp càng tốt. Một tỉ lệ alkaline/acid vừa phải mới là lý tưởng.

undefined

2) Mức độ vận động của cơ thể (cái này có lẽ đi vào trọng tâm câu hỏi của bạn hơn): Những bài tập cơ thể nhẹ nhàng, như yoga, đi bộ, dưỡng sinh, v.v...được tin là giúp kích thích cơ thể tạo ra thêm alkaline. Các bài tập nặng nhọc hơn (chạy bộ, cử tạ, gymnastics, v.v..) cũng giúp ích, nhưng nếu bạn tập quá sức nó có thể tăng thêm nồng độ acid trong cơ thể bạn - khiến bạn ngày càng dễ nhiễm bệnh. Cho nên không nên bị bệnh rồi lao ra phòng gym tập cố sống cố chết.

Tỉ lệ lý tưởng nhất cho một cơ thể khoẻ mạnh là 80% alkaline & 20% acid:

undefined

Thân. :D

Theo mình thì nếu bạn có dấu hiệu bệnh như nhức đầu, sổ mũi thì không nên tập gym. Vì nếu bạn bị sổ mũi, lúc này việc hít thở của bạn đã bị cản trở rất nhiều. Từ đó việc tập luyện của bạn sẽ bị hạn chế, kết quả tập luyện cũng không tốt. Chưa kể là có khả năng bạn cũng sẽ lây bệnh cho những bạn khác cùng phòng gym nữa.

Trong những lúc sức khỏe mình ko đc khỏe thì các bạn không nên tập những bài tập nặng, mà chỉ nên tập những bài tập nhẹ nhàng thôi.

Chúc bạn luôn mạnh khỏe!

Theo kinh nghiệm của mình thì bạn phải vận động để át lại virus gây cúm, có thể chạy bền 2-3km cho toát mồ hôi rồi về tắm nước ấm, ăn ngon cơm hơn, làm liều thuốc là đỡ chứ cứ nằm ở nhà mà không vận động còn ốm lâu hơn đó.Đừng để việc ốm cúm đánh lừa bộ não, nó gây tê liệt tứ chi và giảm ham muốn vận động lại.

Thân.

Bạn theo dõi và cảm nhận cơ thể cho đến lúc đi tập xem như thế nào. Nếu vẫn nhẹ và ko có dấu hiệu nặng hơn thì bạn vẫn có thể đi tập bình thường được nhưng với cường độ tập nhẹ thôi. Có khi bạn tập xong bạn khỏe hơn và hết bệnh luôn đó chứ.

Tập luyện thể dục thật sự rất tốt cho sức khỏe, nếu bạn chỉ đơn giản là bị xoang, gặp vài cơn sốt nhẹ, dị ứng hay nhức đầu thì đừng bận tâm và hãy tiếp tục việc tập luyện thể dục thể thao của mình.

Lí do để bạn tiếp tục tập thể dục hàng ngày là việc duy trì sự nhất quán trong lịch trình tập luyện của bạn mà thôi. Thể dục trong lúc đang bị ốm nhẹ mục đích chính là để bạn có thể thực sự trở nên mạnh mẽ, can đảm hơn trước những khó khăn và trở ngại trong cuộc sống.

Mong  bạn sớm hết bệnh và có 1 sức khỏe thật tốt!