Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là những quy tắc, chuẩn mực quy định thái độ và hành vi ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ nghề nghiệp. Các mối quan hệ nghề nghiệp của nhà báo bao gồm: Các mối quan hệ nền tảng (là quan hệ của nhà báo với Tổ quốc, với nhân dân, với Đảng Cộng sản); Các mối quan hệ trong môi trường xã hội (là quan hệ của nhà báo với công chúng, với nguồn tin, với nhân vật trong tác phẩm); Các mối quan hệ trong môi trường nghề nghiệp (là quan hệ của nhà báo với ban biên tập, với đồng nghiệp trong và ngoài tòa soạn, với cộng tác viên, thông tin viên) Trên thực tế, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau với ý nghĩa đồng nhất, đó là: đạo đức nghề báo, đạo đức nhà báo, đạo đức báo chí, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo. Dù gọi bằng tên gì, chúng ta cũng cần hiểu hai khía cạnh tồn tại chung trong một con người, đó là đạo đức con người và đạo đức nghề nghiệp của nhà báo.
Trả lời
Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là những quy tắc, chuẩn mực quy định thái độ và hành vi ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ nghề nghiệp. Các mối quan hệ nghề nghiệp của nhà báo bao gồm: Các mối quan hệ nền tảng (là quan hệ của nhà báo với Tổ quốc, với nhân dân, với Đảng Cộng sản); Các mối quan hệ trong môi trường xã hội (là quan hệ của nhà báo với công chúng, với nguồn tin, với nhân vật trong tác phẩm); Các mối quan hệ trong môi trường nghề nghiệp (là quan hệ của nhà báo với ban biên tập, với đồng nghiệp trong và ngoài tòa soạn, với cộng tác viên, thông tin viên) Trên thực tế, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau với ý nghĩa đồng nhất, đó là: đạo đức nghề báo, đạo đức nhà báo, đạo đức báo chí, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo. Dù gọi bằng tên gì, chúng ta cũng cần hiểu hai khía cạnh tồn tại chung trong một con người, đó là đạo đức con người và đạo đức nghề nghiệp của nhà báo.