Dấu hiệu tự kỷ của trẻ?

  1. Tâm lý học

Ngày nay, đa số các bạn trẻ chúng ta thường hay dùng từ "tự kỷ" để giải thích cho hành vi thích ở một mình cũng như những hành động "dở hơi biết bơi" của bản thân mà không hề biết rằng mình đã sử dụng sai và lạm dụng quá đáng. Thực tế, tự kỷ là một căn bệnh rất phức tạp mà khoa học cũng đã chứng minh là căn nguyên sinh lý của bệnh cho tới nay vẫn chưa được xác định, và chúng ta chỉ có thể chẩn đoán tự kỷ dựa trên các quan sát hành vi, đồng thời dựa trên những ghi nhận cẩn thận của người khác về quá trình phát triển của bản thân người tự kỷ.
Ảnh: healthplus.vn
Thường thì đối tượng tự kỷ sẽ là các trẻ em, với quá trình phát triển tâm sinh lý không ổn định ngay từ thuở bé. Và bệnh tự kỷ cũng sẽ có những dấu hiệu ngoài mặt để chúng ta có thể dễ dàng hình dung. Các dấu hiệu đó thường sẽ là:
  • Không thích chơi với trẻ em khác
  • Đối xử hung dữ với anh/em trong nhà
  • Ngồi gào khóc một mình không thôi thay vì gọi mẹ 
  • Không để ý khi cha mẹ đi hay về nhà
  • Không thích chơi ú oà hay những trò chơi tương tác khác
  • Phản ứng mạnh, không thích được bồng, ôm hay nựng hôn dù là bởi cha mẹ
  • Không biết giơ tay đòi bế ra khỏi nôi khi có người đến bế 
  • Không nhận biết môi trường xung quanh 
  • Tránh giao tiếp mắt (không nhìn thẳng vào mắt ai) 
  • Cầm tay dắt người khác tới vật gì mà trẻ muốn
  • Vẫy tay liên tục
  • Nhìn liên tục vào quạt trần nhà đang quay
  • Tự quay vòng không biết chóng mặt
  • Xếp đồ chơi thành hàng dài thay vì chơi với đồ chơi
  • Không quan tâm đến đồ chơi, mà chỉ thích một cái máy gì đó và bám chặt lấy nó 
  • Thích bắt các hạt bụi bay trong ánh nắng
  • Không biết chơi với đồ chơi, mà chỉ thích chơi với phần nào đó của đồ chơi thôi, chẳng hạn chỉ thích quay bánh xe của một chiếc xe hơi thôi
  • Thích lắc lư, đong đưa
  • Tắt đèn và bật đèn liên tục
  • Nhai những đồ vật như quần áo, nệm hay màn cửa
  • Thích búng ngón tay trước mắt
  • Thích chui xuống nằm dưới gầm các vật nặng như dưới gầm giường 
  • Bôi trét c*t lung tung
  • Thích tìm những cảm xúc mạnh trên cơ thể do những vật nặng đè lên
  • Khiếm khuyết về vận động
  • Không biết điều tiết phối hợp các động tác
  • Đi nhón gót chân
  • Không nhận biết được chiều sâu của một số vật 
  • Vụng về
  • Hay nhễu nước miếng
  • Không biết đạp xe đạp ba bánh hay xe hơi đồ chơi 
  • Có thể có những nhạy cảm quá đáng, chẳng hạn không chịu được tiếng nhạc, tiếng động, không chịu được khi đụng vào các loại mặt vải, không chịu được những thay đổi môi trường hay sinh hoạt

  • Rất khó chịu khi phải cắt tóc
  • Không chịu được những gì mới lạ như đèn cầy sinh nhật hay bong bóng
  • Không chịu cho tắm rửa
  • Dễ ói mửa khi ngửi thấy những mùi lạ trong nhà
  • Có lúc tưởng như trẻ bị điếc, tiếng động to cách mấy cũng không phản ứng, nhưng có lúc lại nghe bình thường
  • Không chịu mặc áo ấm khi ra ngoài trời lạnh 
  • Không cho thay đổi quần áo
  • Thích xé quần áo của mình, nhất là xé các nhãn hiệu và các đường may ra
  • Có khi lại đòi mặc áo ấm giữa mùa hè trời thật nóng bức 
  • Tự đập đầu
  • Tự cắn mình mà không biết đau 
  • Tự cấu xé và cào xước da đến chảy máu mà không biết đau 
  • Tự bứt cả nắm tóc trên đầu
  • Không biết nguy hiểm
  • Không nhận ra những tình huống có thể làm cho trẻ bị tổn thương 
  • Không biết sợ té từ những nơi có độ cao
  • ... 
Thông thường, trẻ em tự kỷ không có vẻ bịnh hoạn gì, trái lại trông chúng rất bình thường và phát triển cũng bình thường. Tuy nhiên trẻ có những hành vi bất thường khiến người
 ta có thể hiểu lầm là cha mẹ chúng ta không biết dạy dỗ trẻ. Trong khi đó, chính các bậc cha mẹ mới là những chuyên gia “biết rõ” những khó khăn của con mình và các nghiên cứu cũng đã chứng minh là trẻ càng được can thiệp giáo dục sớm, thì càng đạt được những kết quả tốt. Do đó, can thiệp sớm chính là dạy cho trẻ nhận biết những gì xung quanh, trẻ biết chú ý, biết bắt chước, dần dần biết truyền đạt những ý muốn của trẻ.
Tuy vậy, tự kỷ không phải là căn bệnh có thể chữa khỏi trong một sớm một chiều. Và đối diện với trẻ tự kỷ nói riêng hay người tự kỷ nói chung thường rất khó khăn.
Bạn đã từng thấy trẻ/người tự kỷ bao giờ chưa? Biểu hiện của họ như thế nào? Bạn có sợ không và bạn sẽ tìm cách giao tiếp với họ hay chọn cách né tránh?
Từ khóa: 

tự kỷ

,

bệnh tự kỷ

,

trẻ tự kỷ

,

dấu hiệu tự kỷ

,

tâm lý học

Mình rất sợ các bé tự kỷ. Cảm giác không tự tin khi tiếp xúc với các em ấy. Không đến mức né tránh, nhưng có thể nói là mình hạn chế đến gần các bé. Chỉ dám lảng vảng xung quanh thôi.

Trả lời

Mình rất sợ các bé tự kỷ. Cảm giác không tự tin khi tiếp xúc với các em ấy. Không đến mức né tránh, nhưng có thể nói là mình hạn chế đến gần các bé. Chỉ dám lảng vảng xung quanh thôi.

Các dấu hiện này có chính xác và khoa học k? Nó là tổng hòa bao nhiêu % thì được gọi là có dấu hiệu vì e thấy chị đang list ra 1 danh sách rất rất nhiều dấu hiệu.

Ví dụ như đọc list này, e sẽ rất giật mình vì cháu e nó vài dấu hiệu trong đó, ví dụ như đư nhón gót chân; hồi bé tí hay nhỏ dãi ; gọi nó nó ko thèm để ý , ko hay nhìn vào mắt em khi e chơi với nó ...

Tuy nhiên cháu em mới 1 tuổi. Và cái gọi là trẻ trong bài viết nó được tính từ bao nhiêu tháng tuổi & những triệu chứng nào là quan trọng, đáng lưu tâm?