Định kiến về hình ảnh người phụ nữ trên báo chí Việt Nam được thể hiện như thế nào?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Hiện nay mặc dù báo chí đã có những nhìn nhận tích cực về lực lượng lao động nữ trí thức, nhưng thống kê đã chỉ ra phụ nữ chủ yếu đảm nhận các công việc thuận lợi cho “phái yếu” như văn phòng, y tế, giáo dục, dịch vụ (chiếm tỷ lệ cao nhất với 16,7%). Với tư cách chính trị gia, lực lượng nữ tham chính cũng ít có cơ hội đảm nhận những chức vụ chủ chốt. Phần lớn hình ảnh nữ chính trị gia trong khảo sát gắn với các chức vụ lãnh đạo Hội Phụ nữ, công đoàn các cấp hoặc đảm nhận vị trí “giúp việc”, hỗ trợ cho các nhân vật nam - tức là cấp phó của một đơn vị nào đó. Ngoài ra, nhiều bài viết mặc nhiên thừa nhận những nghề nghiệp lao động chân tay như giúp việc, công nhân, bảo mẫu... là của phụ nữ. Một thực tế dễ nhận thấy khác là trong nhiều bài báo, giám đốc, quản đốc thường là nhân vật nam và công nhân thường là nhân vật nữ. Tương phản vô hình này tạo ra khuôn mẫu trong nhận thức cộng đồng về vị thế và năng lực của người nữ: người nữ có năng lực thấp hơn nam và thường đảm nhận những công việc liên quan đến lao động chân tay, thu nhập thấp. Bên cạnh quan niệm về mẫu hình người nữ ngày một cởi mở, “năng động, bản lĩnh”, những đặc điểm truyền thống như “dịu dàng, chu đáo, đảm đang” và khá truyền thống như “giỏi việc nước, đảm việc nhà” vẫn phổ biến và được xem là tính cách điển hình đáng quý của người nữ. Thậm chí, ngay cả khi khai thác người nữ tham chính, nhà báo cũng hướng ngòi bút theo khuôn mẫu kép với chân dung nữ chính trị gia vừa quyết đoán trong công việc vừa chu toàn trong chăm sóc gia đình. Điều này ít khi gặp ở nhân vật nam có vị trí công việc tương tự. Đi kèm với “dịu dàng, đảm đang”, báo chí còn củng cố khuôn mẫu về vai trò “nội tướng” “người xây tổ ấm”, “người giữ lửa” của phụ nữ. Dù đã bước ra ngoài xã hội với vị thế ngang bằng người nam nhưng ở vị trí nào, nhà báo cũng “không quên” nhắc đến người nữ với tư cách người mẹ, người vợ hoặc em gái, chị gái… tần tảo, giàu đức hy sinh (30,8%). Hình ảnh của người nữ thường gắn với nhiệm vụ đi chợ, làm việc nhà, chăm sóc người thân trong không gian gia đình (19,8%), hoặc không gian chợ, siêu thị (5,9%) - là những địa điểm thường dành cho nữ. Khuôn mẫu giới còn thể hiện ở giá trị nữ giới thường được truyền thông xem xét từ vẻ đẹp hình thể. Bên cạnh những nét đẹp khá truyền thống được người Việt coi trọng như đoan trang, kín đáo, nữ tính, nghiên cứu nhận thấy một bộ phận báo chí thường miêu tả người nữ với đặc điểm hình thể hấp dẫn, quyến rũ, gợi cảm (6,6%). Một mặt, đây có thể xem là những biểu hiện tích cực về mẫu hình người nữ phóng khoáng, tự do và tự tin về năng lực của bản thân. Tuy nhiên, việc lạm dụng vẻ đẹp hình thể của người nữ để thu hút sự chú ý của độc giả lại là bước lùi của bình đẳng giới nói riêng và chất lượng báo chí nói chung.
Trả lời
Hiện nay mặc dù báo chí đã có những nhìn nhận tích cực về lực lượng lao động nữ trí thức, nhưng thống kê đã chỉ ra phụ nữ chủ yếu đảm nhận các công việc thuận lợi cho “phái yếu” như văn phòng, y tế, giáo dục, dịch vụ (chiếm tỷ lệ cao nhất với 16,7%). Với tư cách chính trị gia, lực lượng nữ tham chính cũng ít có cơ hội đảm nhận những chức vụ chủ chốt. Phần lớn hình ảnh nữ chính trị gia trong khảo sát gắn với các chức vụ lãnh đạo Hội Phụ nữ, công đoàn các cấp hoặc đảm nhận vị trí “giúp việc”, hỗ trợ cho các nhân vật nam - tức là cấp phó của một đơn vị nào đó. Ngoài ra, nhiều bài viết mặc nhiên thừa nhận những nghề nghiệp lao động chân tay như giúp việc, công nhân, bảo mẫu... là của phụ nữ. Một thực tế dễ nhận thấy khác là trong nhiều bài báo, giám đốc, quản đốc thường là nhân vật nam và công nhân thường là nhân vật nữ. Tương phản vô hình này tạo ra khuôn mẫu trong nhận thức cộng đồng về vị thế và năng lực của người nữ: người nữ có năng lực thấp hơn nam và thường đảm nhận những công việc liên quan đến lao động chân tay, thu nhập thấp. Bên cạnh quan niệm về mẫu hình người nữ ngày một cởi mở, “năng động, bản lĩnh”, những đặc điểm truyền thống như “dịu dàng, chu đáo, đảm đang” và khá truyền thống như “giỏi việc nước, đảm việc nhà” vẫn phổ biến và được xem là tính cách điển hình đáng quý của người nữ. Thậm chí, ngay cả khi khai thác người nữ tham chính, nhà báo cũng hướng ngòi bút theo khuôn mẫu kép với chân dung nữ chính trị gia vừa quyết đoán trong công việc vừa chu toàn trong chăm sóc gia đình. Điều này ít khi gặp ở nhân vật nam có vị trí công việc tương tự. Đi kèm với “dịu dàng, đảm đang”, báo chí còn củng cố khuôn mẫu về vai trò “nội tướng” “người xây tổ ấm”, “người giữ lửa” của phụ nữ. Dù đã bước ra ngoài xã hội với vị thế ngang bằng người nam nhưng ở vị trí nào, nhà báo cũng “không quên” nhắc đến người nữ với tư cách người mẹ, người vợ hoặc em gái, chị gái… tần tảo, giàu đức hy sinh (30,8%). Hình ảnh của người nữ thường gắn với nhiệm vụ đi chợ, làm việc nhà, chăm sóc người thân trong không gian gia đình (19,8%), hoặc không gian chợ, siêu thị (5,9%) - là những địa điểm thường dành cho nữ. Khuôn mẫu giới còn thể hiện ở giá trị nữ giới thường được truyền thông xem xét từ vẻ đẹp hình thể. Bên cạnh những nét đẹp khá truyền thống được người Việt coi trọng như đoan trang, kín đáo, nữ tính, nghiên cứu nhận thấy một bộ phận báo chí thường miêu tả người nữ với đặc điểm hình thể hấp dẫn, quyến rũ, gợi cảm (6,6%). Một mặt, đây có thể xem là những biểu hiện tích cực về mẫu hình người nữ phóng khoáng, tự do và tự tin về năng lực của bản thân. Tuy nhiên, việc lạm dụng vẻ đẹp hình thể của người nữ để thu hút sự chú ý của độc giả lại là bước lùi của bình đẳng giới nói riêng và chất lượng báo chí nói chung.