Quan điểm của bạn như thế nào về đức hy sinh của người phụ nữ Việt Nam?

  1. Phong cách sống

Bởi vì "đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm"

Bởi vì quan niệm chỉ bàn tay người phụ nữ mới quán xuyến được việc gia đình, mới dạy dỗ được con cái , mới "giữ lửa" được cho ngôi nhà chung.

Nên những người Bà, người Mẹ của chúng ta , chúng ta luôn nhìn thấy hình ảnh người phụ nữ Tần tảo, lo toan cho gia đình. Hình ảnh những người phụ nữ giàu Đức hy sinh. Đó giống như là sứ mệnh của người Phụ nữ khi đến với trái đất này vậy.

Bạn là người phụ nữ hiện đại, là người đàn ông hiện đại, quan điểm của bạn như thế nào về Đức hy sinh của người phụ nữ trong xã hội ngày nay. Bạn có ủng hộ nó không, bạn có nghĩ chúng ta nên TÔN VINH nó nữa không? 


Từ khóa: 

phụ nữ việt nam

,

đức hy sinh

,

phụ nữ

,

phụ nữ hiện đại

,

quan điểm tranh luận

,

phong cách sống

Thực ra trong cuộc sống này, mình nghĩ mỗi người đều nên hi sinh một chút. Ví dụ để giảm thiểu rác thải thì bớt ăn, bớt xả hộp nhựa, xả giấy ra môi trường, như vậy đã làm việc có ích rồi.

Đàn ông hay phụ nữ trong việc xây dựng tổ ấm đều nên hi sinh, và việc hi sinh nhiều hay ít cùng tuỳ theo bối cảnh mỗi gia đình. Như bố mình trước đây là ở nhà làm việc để hi sinh cho mẹ mình đi công tác xa, bố chăm các con thay mẹ. Sau này mình luôn đánh giá cao sự hi sinh của bố.

Mẹ thì hi sinh khía cạnh khác, hi sinh thời gian, sự thăng tiến, hi sinh thanh xuân để nuôi con, chăm con, mẹ cũng nhịn ăn bớt tiêu để thu vén cho con. Ai cũng đều quan trọng để giữ cho ngôi nhà ấm êm, hạnh phúc.

Nếu cứ đặt gánh nặng lên vai phụ nữ sẽ thiệt thòi cho họ, vì phụ nữ cũng có ước mơ, có hoài bão, có khao khát, nhìn nhau để sống, lựa nhau để cư xử mới là cách làm tốt đẹp nhất.

Trả lời

Thực ra trong cuộc sống này, mình nghĩ mỗi người đều nên hi sinh một chút. Ví dụ để giảm thiểu rác thải thì bớt ăn, bớt xả hộp nhựa, xả giấy ra môi trường, như vậy đã làm việc có ích rồi.

Đàn ông hay phụ nữ trong việc xây dựng tổ ấm đều nên hi sinh, và việc hi sinh nhiều hay ít cùng tuỳ theo bối cảnh mỗi gia đình. Như bố mình trước đây là ở nhà làm việc để hi sinh cho mẹ mình đi công tác xa, bố chăm các con thay mẹ. Sau này mình luôn đánh giá cao sự hi sinh của bố.

Mẹ thì hi sinh khía cạnh khác, hi sinh thời gian, sự thăng tiến, hi sinh thanh xuân để nuôi con, chăm con, mẹ cũng nhịn ăn bớt tiêu để thu vén cho con. Ai cũng đều quan trọng để giữ cho ngôi nhà ấm êm, hạnh phúc.

Nếu cứ đặt gánh nặng lên vai phụ nữ sẽ thiệt thòi cho họ, vì phụ nữ cũng có ước mơ, có hoài bão, có khao khát, nhìn nhau để sống, lựa nhau để cư xử mới là cách làm tốt đẹp nhất.

Em thấy trân trọng sự hi sinh của các bà các mẹ cho con cái. Không phải ai cũng sẵn sàng cho đi như vậy.

Nhưng em không còn ủng hộ sự hi sinh đó nữa trong xã hội hiện đại nữa vì nó đem lại nhiều hệ lụy và sự mất cân bằng.

Sự hy sinh nên dừng lại ở mức đó là lựa chọn của mỗi cá nhân chứ không phải là hy sinh để mong nhận lại điều gì đó. "Mẹ đã hy sinh cho các con nên bây giờ mẹ nói gì con phải nghe đấy"

Kể cả sự hy sinh không cần sự đáp lại nó cũng khiến người nhận được nó lười biếng và thiếu sức sống đi rất nhiều. Thất nghiệp về xin mẹ tiền. Không có nhà cũng xin mẹ. Mẹ có khoản tiết kiệm để lo tuổi già, thấy con khó khăn xíu lại cũng cho luôn.


Về đức tính hy sinh, em thấy có nhiều chuyện cảm động, nhiều chuyện hạnh phúc, nhiều chuyện đau thương.

Quan điểm của em là đó là lựa chọn của mỗi người, và đôi khi, có những câu truyện đẹp khiến nó thành biểu tượng. Nhưng trên hết, nó không phải là chuẩn mực để đánh giá, vì cũng có cả những mặt trái nữa.

Ví dụ, có phụ huynh nói chung và người mẹ tần tảo nói riêng, nêu quan điểm rằng "vì mẹ làm việc vất vả nên con phải thế này thế kia, đó mới là báo hiếu" chẳng hạn. Em thấy vấn đề đó không liên quan tới nhau.

Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm. Em coi đó là tiêu chuẩn để tạo dựng tổ ấm. Bỏ qua khái niệm giới tính, mà ý ở đây là, các cặp trong một gia đình, nên có một người có thiên hướng ra ngoài kiếm tiền, và một người ở nhà chăm chút tổ ấm, phân chia rõ ràng như vậy khiến mọi thứ được chuyên tâm hơn (chứ không phải có ý là không san sẻ việc nhà). Em đã từng được thấy nhiều cặp vợ chồng tan vỡ, hoặc nuôi dạy con cái không đủ tốt khi đều ham công tiếc việc quá. Em cũng từng thấy một số người chồng ở nhà nội trợ chăm sóc con cái, là chỗ dựa vững chắc để người vợ thành công trong sự nghiệp.

Và, bình đẳng giới, là điều luôn bị làm quá.


Ngày xưa thôi, bh là thời đại nữ quyền, mồm kêu bình đẳng nhưng lại đòi thượng đẳng rồi...

Không phải ngẫu nhiên mà nói về người phụ nữ Việt Nam, từ “hy sinh” không đứng riêng lẻ mà thường đứng sau từ “đức” hay “phẩm chất”. Đã là đức tính, phẩm chất thì đương nhiên là rất tốt đẹp, qua sàng lọc, kết tinh mà thành. “Phụ nữ Việt Nam giàu đức hy sinh” là câu chúng ta rất thường nghe, có lẽ nhiều nhất là từ bạn bè quốc tế. Lời khen ngợi này chẳng khác nào một “vương miện” vô hình mà mọi phụ nữ Việt Nam đều tự hào sở hữu. Vậy thì tại sao lại bảo phụ nữ ngừng/bỏ điều tốt đẹp, quý giá này đi?

Em nghĩ đức hy sinh vẫn là một điều gì đó rất đáng quý của người phụ nữ Việt. Hy sinh tuổi trẻ, hy sinh thời gian, hy sinh sức lực của mình vì chồng, vì con, vì gia đình,... đều là sự hy sinh đáng được tôn vinh. Tuy nhiên em nghĩ cần phải phân biệt rõ giữa hy sinh và chịu đựng. Sự hy sinh của người phụ nữ chỉ có ý nghĩa nếu những người xung quanh họ trân trọng và biết ơn sự hy sinh đó, còn nếu sự hy sinh trở thành chịu đựng, nhẫn nhục, không được nhận lại sự coi trọng từ những người được hưởng nhờ sự hy sinh đó thì ta chẳng nên ủng hộ làm gì.

Cá nhân mình khi đã có chồng có con thì nghĩ, phụ nữ chỉ hy sinh khi nào họ yêu và trân trọng mối quan hệ hiện tại. Và lúc đó thì họ cho rằng họ hy sinh trong vui vẻ hạnh phúc. Hy sinh thì cũng có nhiều kiểu nhiều loại, đôi khi chẳng có gì đao to búa lớn, chỉ là chọn "luôn có mặt ở đó" theo kiểu cho dù chồng có đi đâu về khuya về trễ khiến vợ chờ đợi nhưng nhất định khi chồng về phải luôn nhìn thấy mặt vợ. Chị có anh bạn ảnh tâm sự là, nhà chỉ có hai vợ chồng, nhiều khi cũng muốn để vợ về nhà mẹ đẻ chơi cho khuây khỏa nhưng nghĩ tới cảnh tối đi làm về không có vợ chờ ở nhà, cảm giác rất hụt hẫng, thậm chí cảm giác như sống không còn có ý nghĩa vậY. Sống chung với gia đình chồng thì có cái lợi là còn có người ra người vô, chứ sống riêng hai vợ chồng mà một người đi vắng là coi như nhà giống chùa bà Đanh. 😂 Và đôi khi người vợ người phụ nữ chọn không đi đâu, chỉ ở nhà và chờ chồng về để củng cố tinh thần chồng cũng là một dạng của hy sinh. 😬

Quan điểm của cá nhân anh thì bây giờ không nên coi việc "xây nhà" là của đàn ông và "xây tổ ấm" là của phụ nữ nữa.

Trong xã hội hiện đại thì vai trò của người phụ nữ ngày càng quan trọng và họ thể hiện rằng mình không thua kém gì đàn ông. Do đó hay để người phụ nữ cùng gánh vác việc "xây nhà" với đàn ông và ngược lại thì người đàn ông cũng phải chia sẻ việc "xây tổ ấm" với vợ.

Gia đình mà 2 vợ chồng tôn trọng nhau và gánh vác công việc giúp nhau thì sẽ hiểu nhau hơn và từ đó sẽ hạnh phúc hơn. :)

Cả 2 giới đều đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Tôn vinh 1 giới hơn giới kia là bất bình đẳng. Cứ để mọi thứ như vậy là đc.

Có nhiều người cho rằng ngày xưa bất bình đẳng phụ nữ chịu khổ. Thứ nhất ngày xưa lao động thường là chân tay và chiến tranh liên miên nên người đàn ông đc tôn vinh hơn là đúng. Dưới cái áp lực nặng như thế nên có người suy sụp và đánh vợ. Đọc Chiếc thuyền ngoài xa văn học 12 là 1 tác phẩm hay về chủ nghĩa gia trưởng.

Bình đẳng giới là vấn đề phức tạp, mọi người nên tìm hiểu rõ chứ đừng tôn vinh ai hơn ai cả