Định Lý Bất Toàn - Định Lý Làm Rung Chuyển Trái Đất

  1. Tâm linh

Trải qua hàng nghìn năm, khoa học luôn cố gắng phát triển để giải mã tất cả những bí ẩn của tự nhiên.Nhưng năm 1931, nhà toán học trẻ Kurt Gödel có một khám phá mang tính bước ngoặt, gây ra những chấn động lớn như những gì Albert Einstein đã làm.

Khám phá của Gödel không chỉ áp dụng cho toán học, mà thực ra áp dụng cho tất cả các ngành của khoa học, logic và hiểu biết của con người nói chung. Nó thực sự làm rung chuyển trái đất.

Định lý Bất toàn của Gödel nói rằng ( xin phép phiên dịch từ ngôn ngữ toán học sang ngôn ngữ triết học để bạn đọc dễ hiểu )


“Bất cứ điều gì mà bạn có thể vẽ một vòng tròn bao quanh nó sẽ không thể tự giải thích về bản thân nó mà không tham chiếu đến một cái gì đó ở bên ngoài vòng tròn – một cái gì đó mà bạn phải thừa nhận là đúng nhưng không thể chứng minh.”

Một số ý nghĩa được rút ra từ Định Lý Bất Toàn :

  •    Mọi hệ thống đóng kín đều phụ thuộc vào một cái gì đó ở bên ngoài hệ thống.

VD Bạn có thể vẽ một vòng tròn xung quanh một chiếc xe đạp nhưng sự tồn tại của chiếc xe đạp đó dựa vào một nhà máy ở bên ngoài vòng tròn đó. Chiếc xe đạp không thể tự giải thích sự tồn tại của bản thân nó.

  •  Bạn luôn luôn có thể vẽ một vòng tròn lớn hơn nhưng sẽ luôn luôn tồn tại một cái gì đó bên ngoài vòng tròn.

VD bạn có thể vẽ được một vòng tròn quanh chiếc xe đạp, nhưng cũng có thể vẽ được một vòng tròn quanh nhà máy sản xuất nó, và cũng có thể vẽ được vòng tròn quanh thành phố của những con người xây dựng nên nhà máy đó...

  • Một mệnh đề tự quy chiếu không thể tự chứng minh được nó đúng

VD , hãy xét mệnh đề được đóng khung sau đây:

"Mệnh đề này không có bất cứ một chứng minh nào"

Chú ý rằng đó là một mệnh đề nói về chính nó.

Nếu mệnh đề trên sai, suy ra phủ định của nó đúng, tức là nó có thể chứng minh được, nhưng kết luận này trái với nội dung của chính nó. Vậy buộc nó phải đúng

=> Tức là không thể chứng minh được.Ta chỉ biết nó đúng mà thôi.

Phiên dịch ngược mệnh đề trên sang ngôn ngữ của logic toán, chúng ta sẽ có một mệnh đề toán học đúng nhưng không thể chứng minh được.

Đặc trưng của loại mệnh đề này là ở chỗ nó nói về chính nó, vì thế chúng được gọi là “mệnh đề tự quy chiếu” (self-referential statements).


Nhà toán học Kurt Gödel đưa ra Định Lý Bất Toàn ( Theorem of Incompleteness ) chỉ ra rằng mọi tham vọng tìm kiếm một hệ thống lý thuyết hoàn hảo đều rơi vào cái bẫy của nghịch lý tự quy chiếu mà muốn thoát khỏi thì phải tìm đến một thứ siêu ngôn ngữ - một ngôn ngữ đứng bên ngoài hệ thống lý thuyết đang xem xét. Nhưng bản thân siêu ngôn ngữ cũng bất toàn, lại phải tìm đến một thứ siêu siêu ngôn ngữ nữa ..., cứ vậy ..., vô tận ..., do đó không bao giờ có một hệ thống lý thuyết nào có thể đạt tới sự hoàn hảo.

Theo khoa học, nếu ta vẽ một vòng tròn quanh vũ trụ thì ắt phải có cái gì đó tồn tại ngoài vòng tròn ấy.

nếu theo chủ nghĩa duy vật, vũ trụ này không được tạo ra bởi một thực thể nào đó thì ắt hẳn nó phải từ hư vô.

Nhưng nếu vũ trụ sinh ra từ hư vô thì há chẳng phải phản khoa học hay sao, khoa học là duy vật , là vật chất, ko có định nghĩa hư vô trong khoa học.

Nếu vẽ một vòng tròn quanh Khoa học thì ta thấy rằng Khoa học sẽ không thể tự lấp đầy những khoảng trống của chính nó.Mà phải cần thứ gì đó ngoài Khoa học.

Đó chính là Triết Học.

Hư vô chính là triết học, nó phản khoa học nhưng lại là cái có thể chứng minh cho sự bất lực không thể tự giải đáp của Khoa học.


Đó chính là lí do tại sao nhiều nhà Khoa Học từ vô thần đã trở nên hữu thần để tiếp tục tìm những câu trả lời giải mã vũ trụ mà Khoa Học không thể làm được.

Tổng hợp :Trường Vũ


Từ khóa: 

định lý bất toàn

,

vòng lặp vô tận

,

hư vô

,

tâm linh

Vòng lặp lại vô tận nó chỉ diễn ra trong một không gian nào đó thôi.thấy trái đất quay cũng ko nên cho rằng mặt trăng cũng quay quang trục giống vậy đâu bạn
Trả lời
Vòng lặp lại vô tận nó chỉ diễn ra trong một không gian nào đó thôi.thấy trái đất quay cũng ko nên cho rằng mặt trăng cũng quay quang trục giống vậy đâu bạn
Bài rất hay,xin phép cho mình copy nhé