Du học sinh với trầm cảm - Cuộc chiến nội tâm không hồi kết

  1. Tâm lý học

Du học có lẽ là một cụm từ "xa xỉ" đối với nhiều người. Khi nhắc đến du học, người ta xem đó là một đặc ân mà không phải ai cũng có được. Người ta cũng mường tượng rằng cuộc sống du học là bức tranh được phối hài hòa từ nhiều mảng màu đa sắc khác nhau, nó đem lại cho họ một cảm giác hạnh phúc, vui tươi và thỏa mãn. Với nhiều người, "đi"-du học, là một cách để họ tìm niềm vui, trải nghiệm mới, thay đổi cuộc sống mới và cũng hi vọng đâu đó rằng đến một chân trời mới sẽ chẳng còn sự chán chường, thụ động mà họ cảm nhận tại nơi mình sinh ra.

1_32393

Ảnh: Baomoi.com

Bài viết này sẽ tập trung bàn về căn nguyên của bệnh trầm cảm với du học sinh. Đồng thời cũng là một cái nhìn ở chiều khác hơn khi cân nhắc "Liệu du học có thực sự là lựa chọn tốt cho người từng mắc trầm cảm" ở một trong số câu hỏi trong sự kiện "Hỏi khó chuyên gia" với PGS. TS Nguyễn Thị Phương Hoa mà tôi cảm thấy tâm đắc nhất.

(Trích đường dẫn câu hỏi của bạn Hữu Tuyết)


Trầm cảm là gì?

Trên đây là nguồn trích dẫn thông tin căn bản cần có để hiểu biết về bệnh trầm cảm. Trầm cảm thực sự là một căn bệnh nguy hiểm, bởi nó thường không biểu hiện rõ ra bên ngoài, và vì thế người bệnh cũng rất khó nhận biết được chính mình đang mắc phải trầm cảm. Những lí do khiến du học sinh bị trầm cảm?


Những lí do khiến du học sinh bị trầm cảm

Rào cản ngôn ngữ và "sốc" văn hóa

Đi du học là một thử thách của mỗi học sinh, sinh viên khi rời bỏ những thứ quen thuộc và đối mặt với những điều không thể biết trước được, đặc biệt là vấn đề ngôn ngữ.

 Ngay cả khi được xem là học giỏi tiếng Anh ở quê hương (ở đây đề cập tới Việt Nam), sự bất đồng ngôn ngữ vẫn là một khó khăn lớn mà sinh viên gặp phỉa khi đi du học. Điển hình như khó khăn trong việc nói chuyện với người địa phương lẫn nghe giáo viên giảng dạy. Bên cạnh đó, sự hạn chế trong khả năng giao tiếp khiến bạn ngại hòa nhập với môi trường mới, kết bạn và thậm chí, trong lựa chọn môn học. Sinh viên thường tránh những môn học yêu cầu thảo luận, thuyết trình trong khi đây là đặc trưng của giáo dục nước ngoài. Vì vậy, sự chuẩn bị tốt về kỹ năng lẫn tâm lý là yếu tố quan trọng để bạn vượt qua rào cản này.

"Sốc" văn hóa nảy sinh khi chúng ta cố gắng hòa nhập vào một môi trường văn hóa và xã hội mới. Những cảm giác bạn có thể trải qua là sự rụt rè, không an tâm và lo lắng. Mọi thứ đều có thể trở nên lạ lẫm như thức ăn, hành vi, cách cư xử của mọi người xung quanh, thời tiết,...

Chương trình học nặng

Giáo dục Hàn Quốc là một ví dụ khá phổ biến cho vấn này: Coi trọng thi đại học như một cuộc thi tối thượng.

Thi đại học là cuộc thi quan trọng nhất. Nó quyết định sự sống còn của 12 năm đèn sách học trò. Đây là một trong những giai đoạn mà thanh niên Hàn Quốc chịu áp lực nặng nề nhất.

Ngoài ra, khủng hoảng tinh thần trong kì thi cuối kì ở một số nước cũng là một trong những nguyên nhân gây nên trầm cảm. Chuyện thức đêm liên tục để học cho kịp chương trình cũng phổ biến với nhiều du học sinh ở Mỹ, cả với diện xin được học bổng. 

Áp lực tài chính

Một trong những nỗi lo lớn nhất sinh viên phải đối mặt khi đi du học là áp lực tài chính: học phí và những chi phí sinh hoạt thường ngày, chi phí ăn uống, mua sắm, nhà trọ...

Trang trải cuộc sống ở nước ngoài không dễ dàng. Áp lực tài chính khiến nhiều du học sinh lơ là việc học dẫn đến kết quả học tập kém, thậm chí bỏ học. Có rất nhiều bạn cầm sẵn một khoản tiền tương đối lớn từ Việt Nam sang Úc và có dự định rằng sẽ sử dụng số tiền đó trong một khoảng thời gian khá dài. Tuy nhiên, số tiền đó sẽ nhanh chóng “bay đi” trước khoảng thời gian dự tính của bạn. Bên cạnh các chi phí cho việc sinh hoạt thì các khoản phải đóng để phục vụ cho việc học tập cũng vô cùng đắt đỏ. 

Khi thay đổi môi trường sống, chúng ta cần phải để cho cơ thể và tinh thần của mình có thời gian để làm quen. Vì vậy, việc đặt bản thân vào gánh nặng tài chính quá sớm sẽ gây ra nhiều hệ lụy khôn lường, khiến các bậc du học sinh nôn nóng tìm việc làm thêm ngay trong những ngày đầu mới sang nước ngoài. Từ đó dẫn đến việc gánh nặng tài chính sẽ trở thành nỗi ám ảnh của các bạn du học sinh và nỗi lo kinh tế sẽ đè lên đôi vai của bạn ngay từ những ngày đầu tiên.

Kỳ vọng của bản thân, gia đình và định kiến về "mác" du học

Khi trở lại Việt Nam, hầu hết các du học sinh đều mang theo gánh nặng định kiến của xã hội với cái danh du học. Bất kỳ cha mẹ nào cũng có thể kỳ vọng vào con cái. Tuy nhiên, khi kỳ vọng thái quá, cha mẹ đã vô tình tạo áp lực tới chúng ta. Thực tế cho thấy, nhiều bạn trẻ tuổi vị thành niên mắc bệnh trầm cảm, tâm thần, thậm chí tự tử khi không đạt kết quả học tập như bố mẹ kỳ vọng.

Lời kết: Trầm cảm (TC) là một căn bệnh nặng, nó có thể khỏi hẳn, nhưng trong nhiều trường hợp, nó có thể tái phát. Nói chung, nó có thể rất khó lường. Tuy nhiên, đừng sợ TC, một khi chúng ta biết cách đối mặt với nó, biết cách đương đầu với nó, thì chúng ta cũng sẽ thoát ra khỏi những cơn TC, mỗi khi chúng kéo tới.
Việc đi học nước ngoài cũng vậy. Nó khá khó khăn và thường là mang lại nhiều vấn đề phải giải quyết cho bất cứ ai. Tuy vậy, nếu lên kế hoạch tỉ mỉ, đoán trước những khó khăn phải đối mặt và có những biện pháp dự phòng để giải quyết thì lại không có vấn đề gì.
Hãy dành thời gian chia sẻ cùng bạn mình, nếu có thể, để bạn ý xác định rõ hơn về những kế hoạch tương lai.

(Trích: Câu trả lời của cô Phương Hoa - PGS. TS Tâm lí học xã hội và Tâm lí học lâm sàng)


Từ khóa: 

trầm cảm

,

du học sinh

,

tâm lý học

,

tâm lý học