Gặp tai nạn giữa đường, bạn chọn dừng lại hay đi tiếp? 

  1. Tâm lý học

Hãy thử tưởng tượng bạn đang đi dạo phố trong một buổi chiều đẹp trời, bạn say mê nhìn ngắm cỏ cây, con người vạn vật thì nghe đánh ầm, hóa ra ở bên kia đường có ai vừa tông vào cô hàng chè rồi chạy đi mất. Cô hàng chè bị đè bởi chính xe hàng của mình, nhăn nhó vì đau, lẩm bẩm chửi thầm thằng nào dám tông cô, xung quanh là đậu xanh, đậu đỏ, nước cốt dừa hòa lẫn cùng dòng máu đang chảy ra từ chính chân của cô. Bạn ở đó, là bạn, là người chứng kiến sự tình, bạn sẽ lựa chọn thế nào:

  1. Chạy ngay sang đường và giúp cô hàng chè.
  2. Đứng lại ngó nghiêng, xăm soi, hóng hớt sự tình xem nồi chè nào chưa bị đổ.
  3. Bỏ qua và lướt đi vì nghĩ rằng hẳn là sẽ có người đến giúp thôi!

Hiệu ứng bàng quan hay còn gọi là Hội chứng Genovese, được đặt theo tên một vụ giết người ở Mỹ vào năm 1964 (bạn có thể đọc về sự việc ở

đây
), hiện tượng này chỉ về một tình huống khẩn cấp mà những người có mặt không giúp đỡ nạn nhân. Ở đó, người chứng kiến sẽ có khả năng hành động cao nếu xung quanh không có hoặc có ít người, ngược lại, họ sẽ có xu hướng không làm gì và cảm thấy có ít trách nhiệm với sự việc hơn và để mặc sự việc xảy ra.

Có nhiều yếu tố giải thích cho hiệu ứng trên nhưng theo nghiên cứu của các nhà tâm lí học, nó tập trung ở hai yếu tố chính sau. Thứ nhất, khi càng có nhiều người hiện diện sẽ có sự phân tán trách nhiệm và cho rằng mỗi người đều sẽ đến giúp đỡ. Vấn đề ở đây là tất cả mọi người đều nghĩ như vậy, tất cả mọi người đều tin rằng sẽ có một ai đó, một người hùng nào đó đứng ra giúp nhưng sự thật là chính họ, chính sự phân tán trách nhiệm của họ đang biến họ thành kẻ phản diện và gián tiếp ra tay giết chết nạn nhân. Ngược lại, khi xung quanh chỉ có bạn, phần người trong bạn sẽ trỗi dậy mạnh mẽ, ta cảm thấy ta có trách nhiệm phải cứu người, ta không thể thấy người chết mà không cứu, thế là ta ra tay hành động theo đúng những gì lương tâm mách bảo. Ngoài ra, một nghiên cứu khác cũng cho thấy chỉ cần có một người, một người hành động thì sẽ có nhiều người khác tham gia trợ giúp.

Thứ hai, sự xấu hổ cũng đóng vai trò quyết định, hay nói cách khác nó được mô tả là “mặc dù ai cũng nghĩ như nhau nhưng tin rằng mình là người duy nhất”. Khi nghiên cứu về vấn đề này, trong một thí nghiệm mà người tham gia được mời làm khảo sát ở một căn phòng, ở đó họ ngửi thấy mùi khói, họ nhìn sang người bên cạnh và không thấy người đó phản ứng gì, họ không muốn bị cho là ngây ngốc nên tiếp tục vờ như không có chuyện gì. Đoán xem, người ngồi kế bên họ cũng có một ý nghĩ giống vậy, người kế bên nữa cũng có ý nghĩ và tương tự và thế là chẳng ai trở nên hoảng hốt cả, cho đến khi đám khói từ từ rút hết oxi trong căn phòng thì họ mới bắt đầu hoảng loạn thật sự. Sau thí nghiệm với khói trong phòng, khi được phỏng vấn, tất cả những người tham gia đều cho biết rằng họ rất sợ hãi trong lòng nhưng bởi vì người xung quanh không có phản ứng gì khác lạ nên họ cho rằng bản thân quá nhát.

Những phân tích trên chỉ rõ ra rằng có thể bạn đang khá vô cảm và rằng mọi người có thể đông cứng nhìn nhau hoặc trở nên lọt thỏm chỉ vì không thấy ai hành xử giống mình. Vì vậy hãy cố gắng là người hoài nghi, là người đầu tiên phản ứng và ra tay trợ giúp hoặc cố gắng chạy thoát thân khi đang ở trong tình huống nguy hiểm vì đám đông không phải bao giờ cũng đúng.

Cuối cùng, để trả lời cho câu hỏi ở đầu bài, bản thân mình sẽ là người đến giúp khi chưa ai đến, là người bỏ đi khi đã có người giúp đỡ và tuyệt đối không đứng lại xem xét chỉ để làm tắc nghẽn giao thông mà chẳng giúp được gì. Còn bạn thì sao, các bạn sẽ chọn lựa như thế nào trong tình huống trên? 

--------

Tham khảo: Sách Bạn không thông minh lắm đâu - David McRaney.

The Bystander Effect

Từ khóa: 

tâm lý học

,

kỹ năng sống

,

làm việc tốt

,

tâm lý học

Cái này hên xui, có hứng thì mình giúp, thấy giúp được gì thì giúp. Nhưng nếu đã thấy có vài người đã đứng lại ở đấy rồi thì mình đi tiếp luôn hoặc nếu tiện đường mình đi có chốt CSGT thì mình dừng lại báo cho pikachu rằng có tai nạn ở đầu kia các a ra xem thế nào. Nói chung khả năng cao là mình sẽ kệ và đi tiếp.

Nếu bạn nào đã đọc "Ánh sáng thành phố" thì có 1 vụ án như sau, 1 cô sinh viên đỡ 1 bà lão bị đụng ngã khi xuống xe bus, cô gọi cứu thương đến giúp bà cụ. Mấy hôm sau, cô bị con trai và chính bà cụ này kiện đòi bồi thường tiền viện phí. Sau 1 thời gian kiện tụng, cô bị xử phải bồi thường 40% số tiền.

Phóng viên hỏi cô: "Nếu gặp phải loại tình huống này, cô còn có thể lựa chọn cứu người nữa không?"

Tề Viện do dự trong chốc lát, chậm rãi lắc đầu.

"Sẽ không. Tôi không bao giờ tin tưởng kẻ khác nữa. . . . . .Điều kiện kinh tế nhà tôi không tốt, cứu bà ta xong, tôi cũng muốn táng gia bại sản rồi. . . . . ."

Và sau đó

Một cụ già hơn bảy mươi tuổi khi tản bộ trong công viên, do bệnh tim đột ngột tái phát mà ngất xỉu. Quần chúng vây xem hơn trăm người, không một ai tiến lên ra tay trợ giúp, cũng không ai gọi điện thoại cho cấp cứu. Cụ già sau khi nằm trên mặt đất lạnh ngắt ước chừng 4 giờ, chậm rãi chết đi. Khi quần chúng vây xem được phỏng vấn, nói thẳng ra rằng sở dĩ lựa chọn không thèm chú ý đến, là sợ bị tống tiền.

"Không cứu cụ ấy, tôi có lỗi với lương tâm của mình; Giúp cụ ấy, pháp luật có lỗi với tôi!" Một người đàn ông trung niên nhận phỏng vấn nói như thế.

Con người càng ngày càng có xu hướng ích kỷ, vụ lợi, vì lợi ích của mình sẵn sàng lấy oán báo ơn. Khi làm việc tốt giúp đỡ người khác ko những ko được báo đáp, mà còn chuốc thêm phiền phức thì sẽ ko ai muốn làm việc tốt nữa, thêm 1 việc ko bằng bớt 1 việc.

Trả lời

Cái này hên xui, có hứng thì mình giúp, thấy giúp được gì thì giúp. Nhưng nếu đã thấy có vài người đã đứng lại ở đấy rồi thì mình đi tiếp luôn hoặc nếu tiện đường mình đi có chốt CSGT thì mình dừng lại báo cho pikachu rằng có tai nạn ở đầu kia các a ra xem thế nào. Nói chung khả năng cao là mình sẽ kệ và đi tiếp.

Nếu bạn nào đã đọc "Ánh sáng thành phố" thì có 1 vụ án như sau, 1 cô sinh viên đỡ 1 bà lão bị đụng ngã khi xuống xe bus, cô gọi cứu thương đến giúp bà cụ. Mấy hôm sau, cô bị con trai và chính bà cụ này kiện đòi bồi thường tiền viện phí. Sau 1 thời gian kiện tụng, cô bị xử phải bồi thường 40% số tiền.

Phóng viên hỏi cô: "Nếu gặp phải loại tình huống này, cô còn có thể lựa chọn cứu người nữa không?"

Tề Viện do dự trong chốc lát, chậm rãi lắc đầu.

"Sẽ không. Tôi không bao giờ tin tưởng kẻ khác nữa. . . . . .Điều kiện kinh tế nhà tôi không tốt, cứu bà ta xong, tôi cũng muốn táng gia bại sản rồi. . . . . ."

Và sau đó

Một cụ già hơn bảy mươi tuổi khi tản bộ trong công viên, do bệnh tim đột ngột tái phát mà ngất xỉu. Quần chúng vây xem hơn trăm người, không một ai tiến lên ra tay trợ giúp, cũng không ai gọi điện thoại cho cấp cứu. Cụ già sau khi nằm trên mặt đất lạnh ngắt ước chừng 4 giờ, chậm rãi chết đi. Khi quần chúng vây xem được phỏng vấn, nói thẳng ra rằng sở dĩ lựa chọn không thèm chú ý đến, là sợ bị tống tiền.

"Không cứu cụ ấy, tôi có lỗi với lương tâm của mình; Giúp cụ ấy, pháp luật có lỗi với tôi!" Một người đàn ông trung niên nhận phỏng vấn nói như thế.

Con người càng ngày càng có xu hướng ích kỷ, vụ lợi, vì lợi ích của mình sẵn sàng lấy oán báo ơn. Khi làm việc tốt giúp đỡ người khác ko những ko được báo đáp, mà còn chuốc thêm phiền phức thì sẽ ko ai muốn làm việc tốt nữa, thêm 1 việc ko bằng bớt 1 việc.

Khi mình nhận được những điều tốt từ xã hội, mình sẽ làm những điều tốt để đáp trả. Điều tốt ở đây có thể đơn giản là phố xá sạch sẽ, nhiều cây, thoáng đãng, thì điều tốt mình đáp lại sẽ là không vứt rác bừa bãi.

Đâu đó có những thông tin kiểu dàn cảnh dựng xe để cướp, hoặc một số vụ vì can đánh nhau mà thành ra bị thương, khiến mình e dè hơn với các sự kiện trên đường.