Giải thích luận đề: chính trị là hiện tượng của xã hội có giai cấp và mang bản chất giai cấp?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Trước tiên cần hiểu khái niệm giai cấp. Theo V.I.Lênin: Giai cấp là những tập đoàn người to lớn khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường là những quan hệ được pháp luật công nhận) đối với tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hay nhiều mà họ được hưởng ; Giai cấp là những tập đoàn người mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác do chỗ các tập đoàn có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế - xã hội nhất định. Để giải thích luận đề ta chia luận đề thành hai ý chính: chính trị là hiện tượng xã hội có giai cấp và chính trị mang bản chất giai cấp Thứ nhất chính trị là hiện tượng xã hội có giai cấp tức là chính trị xuất hiện khi xã hội xuất hiện giai cấp. Xã hội loài người đã trải qua một giai đoạn lịch sử không có phân chia giai cấp, đó là xã hội nguyên thủy. Trong xã hội nguyên thủy ai cũng như ai có nghĩa là không có sự phân biệt địa vị và lợi ích giữa các cá nhân trong xã hội. Khi công cụ lao động ngày càng phát triển năng suất lao động của con người tăng dẫn đến của cải dư thừa, những người chiếm được phần dư thừa sẽ trở nên giàu có ngược lại những người nghèo đói là những người chiếm được ít hoặc không có gì. Xã hội cộng sản nguyên thủy khi đó được thay bằng xã hội nô lệ, trong xã hội này từ hai tầng lớp giàu nghèo trên đã hình thành hai giai cấp đối kháng nhau là chủ nô và nô lệ. Hai giai cấp này luôn xung đột và đấu tranh với nhau. Lúc này chính trị xuất hiện mà đại diện cho nó là nhà nước. Nhà nước ra đời dường như để hòa dịu mâu thuẫn giai cấp, để các giai cấp không tiêu diệt lẫn nhau và tiêu diệt cả xã hội. Thứ hai chính trị mang bản chất giai cấp, bản chất giai cấp của chính trị được thể hiện ở những điểm cơ bản sau: * Chính trị ra đời gắn với sự xuất hiện của giai cấp, là sự xuất hiện để điều hòa mâu thuẫn lợi ích giữa các giai cấp. Cuộc đấu tranh giành quyền lực chính trị trở thành vấn đề trung tâm trong hoạt động của các giai cấp.
Trả lời
Trước tiên cần hiểu khái niệm giai cấp. Theo V.I.Lênin: Giai cấp là những tập đoàn người to lớn khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường là những quan hệ được pháp luật công nhận) đối với tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hay nhiều mà họ được hưởng ; Giai cấp là những tập đoàn người mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác do chỗ các tập đoàn có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế - xã hội nhất định. Để giải thích luận đề ta chia luận đề thành hai ý chính: chính trị là hiện tượng xã hội có giai cấp và chính trị mang bản chất giai cấp Thứ nhất chính trị là hiện tượng xã hội có giai cấp tức là chính trị xuất hiện khi xã hội xuất hiện giai cấp. Xã hội loài người đã trải qua một giai đoạn lịch sử không có phân chia giai cấp, đó là xã hội nguyên thủy. Trong xã hội nguyên thủy ai cũng như ai có nghĩa là không có sự phân biệt địa vị và lợi ích giữa các cá nhân trong xã hội. Khi công cụ lao động ngày càng phát triển năng suất lao động của con người tăng dẫn đến của cải dư thừa, những người chiếm được phần dư thừa sẽ trở nên giàu có ngược lại những người nghèo đói là những người chiếm được ít hoặc không có gì. Xã hội cộng sản nguyên thủy khi đó được thay bằng xã hội nô lệ, trong xã hội này từ hai tầng lớp giàu nghèo trên đã hình thành hai giai cấp đối kháng nhau là chủ nô và nô lệ. Hai giai cấp này luôn xung đột và đấu tranh với nhau. Lúc này chính trị xuất hiện mà đại diện cho nó là nhà nước. Nhà nước ra đời dường như để hòa dịu mâu thuẫn giai cấp, để các giai cấp không tiêu diệt lẫn nhau và tiêu diệt cả xã hội. Thứ hai chính trị mang bản chất giai cấp, bản chất giai cấp của chính trị được thể hiện ở những điểm cơ bản sau: * Chính trị ra đời gắn với sự xuất hiện của giai cấp, là sự xuất hiện để điều hòa mâu thuẫn lợi ích giữa các giai cấp. Cuộc đấu tranh giành quyền lực chính trị trở thành vấn đề trung tâm trong hoạt động của các giai cấp.