Giáo dục sớm và các phương pháp giáo dục sớm.

  1. Giáo dục

Cách đây 10 năm khi mang bầu bạn đầu tiên, tôi cũng như bao bà mẹ khác với những tâm trạng háo hức, miệt mài; và khi tìm đến các phương pháp nuôi dạy con “khác” với những gì mình biết thì thấy choáng ngợp! Sau đó là khát khao muốn được áp dụng để “đem những gì tốt nhất cho con”; khai mở khả năng, không muốn bỏ qua “giai đoạn vàng” phát triển của con…

Rồi tôi quay cuồng trong guồng quay nghiên cứu, áp dụng giáo dục sớm với vô số các phương pháp; sử dụng các phương tiện cách thức để rồi sau hơn 10 năm đã đúc rút được ra rất nhiều những vấn đề xoay quanh “giáo dục sớm”.

1. Giáo dục sớm là gì?

Với mỗi con người, những năm đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách và sự phát triển năng lực cá nhân. Trẻ em bẩm sinh đã có khả năng tiếp thu học tập, não bộ đã được lập trình để tiếp nhận các thông tin cảm quan và từ đó sử dụng nó hình thành hiểu biết và giao tiếp với thế giới bên ngoài.

Việc được hưởng sự chăm sóc và phát triển tốt từ lứa tuổi trẻ thơ sẽ góp phần tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của trẻ.

Giáo dục sớm là quyền lợi chính đáng của tất cả mọi trẻ em trên thế giới và Unesco đã đinh nghĩa “Giáo dục sớm là thời kì từ sơ sinh đến 8 tuổi. Là thời kì phát triển vượt trội của não, những năm này đặt nền tảng cơ bản cho sự phát triển sau này của trẻ. Chăm sóc và giáo dục sớm không chỉ là chuẩn bị cho trẻ đi học sau này mà nó nhấn mạnh đến sự phát triển của trẻ - nhu cầu về xã hội, cảm xúc, phản biện, vật lí của trẻ để làm nền tảng vững chắc cho việc học tập lâu dài suốt đời sau này.”

Như vậy, hiểu đơn giản, giáo dục sớm là giáo dục trẻ những năm đầu đời, thời kì từ 0 đến 6 tuổi. Việc bố mẹ chăm sóc con, tương tác, chơi với con hàng ngày, các trường mầm non bình thường đều là giáo dục sớm cho bé.

2. Các phương pháp GDS.

Hiện nay trên thế giời đang áp dụng hơn 10 phương pháp Giáo dục sớm phổ biến. Mục tiêu của các phương pháp giáo dục sớm cho con tuy có khác nhau một chút nhưng tựu chung lại đều là giúp trẻ có thể phát triển hài hòa, phát huy tối đa các tiềm năng của mình. Việc review cụ thể về từng phương pháp giáo dục sớm, các phương pháp này ưu điểm, khuyết điểm, phù hợp với bé như thế nào để bố mẹ có thể có một cái nhìn bao quát và chọn được phương pháp phù hợp Hoa sẽ đính kèm theo bài giảng này 1 tập tài liệu tổng hợp về từng phương pháp.

Còn trong khuôn khổ của bài học ỏ đây thì xin giưới thiêụ tên các phương pháp giáo dục này, chúng ta sẽ coi đây là các key word – những từ ngữ quan trọng và gợi mở

1. Phương pháp Montessori

2. Phương án 0 tuổi

3. Phương pháp giáo dục Waldort Steiner

4. Phương pháp giáo dục sớm Shichida

5. Phương pháp Glenn Doman

6. HighScope

7. Phương pháp Reggio Emilia

8. Phương pháp Steam

9. Phương pháp giáo dục Do Thái

10. Phương pháp giáo dục Hoa Kỳ,

11. Phương pháp giáo dục Nhật Bản

12. Phương pháp giáo dục Phần Lan

Mục tiêu của các phương pháp giáo dục sớm cho con tuy có khác nhau một chút nhưng tựu chung lại đều là giúp trẻ có thể phát triển hài hòa, phát huy tối đa các tiềm năng của mình. Việc review cụ thể về từng phương pháp giáo dục sớm, các phương pháp này ưu điểm, khuyết điểm, phù hợp với bé như thế nào để bố mẹ có thể có một cái nhìn bao quát và chọn được phương pháp phù hợp.

(Còn những hiểu nhầm về Giáo dục sớm và Áp dụng giáo dục sớm cho trẻ như thế nào? mai up tiếp nhé).

Từ khóa: 

giáo dục

Em đón đọc phần tiếp theo trong loạt bài viết ạ! Dường như kiến thức về giáo dục sớm tràn vào quá nhanh, khiến cho không ít phụ huynh hoặc hoang mang hoặc hồ hởi trước núi thông tin mới, chị nhỉ?

Trả lời

Em đón đọc phần tiếp theo trong loạt bài viết ạ! Dường như kiến thức về giáo dục sớm tràn vào quá nhanh, khiến cho không ít phụ huynh hoặc hoang mang hoặc hồ hởi trước núi thông tin mới, chị nhỉ?