Giới thiệu về vị vua Rama V của Thái Lan

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Rama V, cũng được gọi là Chulalongkorn Đại đế (tên hoàng gia: Phra Chula Chomklao Chaoyuhua; tiếng Thái: พระบาทสมเด็จพระจุลจอมเกล้าเจ้าอยู่หัว) (20 tháng 9 năm 1853 – 23 tháng 10 năm 1910) là vị vua thứ năm của vương triều Chakri trong lịch sử Thái Lan. Ông được xem là một trong những ông vua kiệt xuất của Thái Lan và cũng được thần dân gọi là "Đức vua vĩ đại kính yêu". Chulalongkorn sinh ngày 20 tháng 9 năm 1853 tại kinh đô Bangkok, là con trai trưởng của vua Mongkut (Rama IV) và vương hậu Debsirinda. Ông được vua cha cho học rộng, bao gồm cả học vấn từ những gia sư người châu Âu như Anna Leonowens. Chulalongkorn kế vị cha mình ngày 1 tháng 10 năm 1868, nhưng thừa tướng Chao Praya Si Suriyawongse làm nhiếp chính vương trong 4 năm do Chulalongkorn vẫn còn quá trẻ để cai trị đất nước. Trong thời gian này, ông đã đi qua các thuộc địa phương tây, bao gồm Singapore, Java và Ấn Độ, để học chính trị, hành chính, lối sống và chính sách thực dân phương Tây. Sau này trong thời gian trị vì, ông cũng đi thăm châu Âu hai lần vào năm 1897 và 1907, là vua Xiêm đầu tiên viếng thăm châu Âu. Ngày 16 tháng 11 năm 1873, ông đã lên ngôi lần thứ hai. Trong thời gian đi thăm các nước, ông đã học được nhiều chính sách cải cách để hiện đại hóa đất nước mình. Với sự giúp đỡ của một người Bỉ tên là Gustave Rolin-Jaequemyns, ông đã có thể giữ độc lập cho đất nước mình dù Pháp và Anh đang thuộc địa hóa phần lớn các nước Đông Nam Á và đế quốc Anh lúc đó đã tiếp tục chính sách đối nghịch và gây hấn trong quan hệ đối với Xiêm. Ông cũng đã phải nhượng một số lãnh thổ cho hai cường quốc thực dân này, đáng chú ý là các tuyên bố chủ quyền ở nhiều khu vực ngày nay là Lào, Campuchia và một số khu vực phía bắc của Malaysia. Ảnh: Rama V (trên bên trái) với các vua chúa đương đại Chulalongkorn đã hiện đại hóa triều đình Xiêm thông qua việc du nhập một chế độ Nội các, và hệ thống hành chính tỉnh bán phong kiến được đổi qua thành tỉnh (changwat) và huyện (amphoe) như ngày nay vẫn áp dụng. Ông đã tuyên bố ân xá cho tất cả tù nhân chính trị và dần bỏ chế độ nô lệ. Sự giải phóng nô lệ này thường bị hiểu sai nhưng chủ ý của ông là giảm quyền lực của Bunnag, một gia đình quý tộc kiểm soát chặt chẽ triều Chakri vào lúc đó. Ngoài ra, động thái này cũng làm yếu đi các thủ hiến địa phương và trung lập hóa đất nước. Tuyến đường sắt đầu tiên của Thái Lan đã được khai trương năm 1896 nối Bangkok với Ayutthaya. Trong thời kỳ trị vì của ông, lịch phương Tây đã thay thế âm lịch. Năm 1896, nhà ngoại giao người Anh là Alfred Mitchell-Innes đã được bổ nhiệm làm Cố vấn tài chính cho nhà vua trong 3 năm và ông này đã du nhập hệ thống giấy bạc cho Xiêm. Chulalongkorn cũng tuyên bố tự do tôn giáo, cho phép Ki-tô giáo và Hồi giáo được hành đạo trong vương quốc Phật giáo này. Người ta thường hiểu nhầm rằng vua Chulalongkorn đã ban hành sắc lệnh năm 1909 trong thời kỳ trị vì của ông, bắt buộc một số lượng dân số người Thái gốc Hoa trên thực tế đồng hóa dân tộc khác vào xã hội Xiêm La và làm giảm căng thẳng dân tộc và tội phạm bạo động. Sắc lệnh này yêu cầu tất cả dân thường trú phải dùng họ Thái. Tuy nhiên, trên thực tế thì Đạo luật Họ được con trai ông là vua Rama VI ban hành năm 1913. Vua Chulalongkorn có 4 vương hậu (พระมเหสี), Vương hậu Saovabha Bhongsi, Vương hậu Savang Vadhana, Vương hậu Sunandha Kumariratana và Vương hậu Sukumalmarsri và 92 phi tần khác. Ông có ít nhất 77 người con, trong đó 33 con trai. Con trai thứ hai của ông, Vajiravudh, đã kế vị ông làm vua Rama VI. Ngày qua đời của ông, 23 tháng 10 năm 1910, được làm ngày nghỉ lễ trong năm của dân Thái Lan. Câu 2: Cải cách của Rama V và Rama VI. Khi lên cầm quyền vào năm 1868, Chulalongkon (Rama V) mới 16 tuổi. Ngay từ nhỏ, ông đã được các gia sư người Anh dạy dỗ nên ông giỏi ngoại ngữ (Bà Lêonôuen - người Anh là gia sư đầu tiên, tiếp đó là ông Morent). Từ năm 1868-1873, quyền hành đất nước nằm trong tay hội đồng nhiếp chính, bởi vậy Chulalongkon đã nhân dịp cơ hội này đi thăm và học tập tại Inđônêxia và Ấn Độ. Các chuyến đi này đã củng cố nhận thức của nhà vua về sự cần thiết phải canh tân đất nước. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Rama V đã tiến hành cải cách với mục tiêu nhằm canh tân đất nước theo con đường TBCN đồng thời vẫn duy trì quyền lực của giai cấp phong kiến Xiêm. Cuộc cải cách này diễn ra trong một thời gian dài từ năm 1874 đến đầu thế kỷ XX. Năm 1874, Rama V tuyên bố xoá bỏ chế độ nô lệ tồn tại lâu đời ở Xiêm, quy định từ nay sẽ không ai còn bị nô lệ và việc bán mình chuộc nợ là bất hợp pháp. Thật ra, trước đó, Rama IV cũng đã ban bố sắc lệnh liên quan đến chế độ nô lệ. Theo sắc lệnh này, cấm đàn ông bán vợ để trả nợ, không được bán thanh niên trên 15 tuổi làm nô lệ. Nhưng Rama V đã đi xa hơn cha mình. Đến năm 1905, chế độ nô lệ dưới mọi hình thức bị thủ tiêu ở Xiêm. Rama V tuyên bố xoá bỏ chế độ lao dịch cho nhà nước. Hàng năm, nông dân thoát cảnh đi lao dịch với thời gian 3 tháng, nhưng họ phải nộp một khoản tiền cho chính quyền địa phương. Năm 1892, Rama V ban hành cải cách bộ máy hành chính theo mô hình của Đức. Với cải cách này vua vẫn là người có quyền lực tối cao, nhưng bên cạnh vua có hội đồng nhà nước đóng vai trò cơ quan tư vấn, thảo luật pháp, hoạt động giống như nghị viện. Bộ máy hành pháp là hội đồng chính phủ gồm 12 bộ trưởng. Các bộ trưởng đều được đào tạo ở các nước Anh, Pháp, Đức. Toàn quốc chia làm 18 tỉnh, dưới tỉnh là huyện, xã, thôn. Năm 1892, RamaV ban hành cải cách tài chính, xoá bỏ chế độ thầu thuế nhằm tránh sự tuỳ tiện của chính quyền địa phương. Việc thu thuế do nhân viên nhà nước trực tiếp tiến hành. Chế độ phạt tù vì thiếu nợ bị bãi bỏ. Trước kia người ta ước tính bọn thầu thuế đã thu 5-6 triệu stécling và chỉ nộp cho nhà nước 1- 2 triệu stécling (cách làm phổ biến là thu thuế không có biên lai và do vậy có thể thu đi thu lại nhiều lần). Cải cách này đã làm tăng ngân sách nhà nước và giảm bớt sự sách nhiễu của bọn thầu thuế. Rama V cũng khuyến khích xuất khẩu gạo bằng cách giảm nhẹ thuế ruộng đất cho nông dân miền Trung là nơi sản xuất 95% sản lượng lúa gạo của đất nước. Bởi vậy, sản lượng gạo xuất khẩu nhanh chóng tăng lên. Nếu năm 1885, Xiêm xuất khẩu 225.000 tấn gạo thì đến năm 1900 tăng gấp 2 lần (500.000 tấn). Nền kinh tế Xiêm có chuyển biến quan trọng. Vào năm 1893, tỷ trọng giữa xuất và nhập khẩu hàng hoá là 5/1. Các nhà máy nhất là nhà máy xay xát gạo ra đời ngày càng nhiều. Năm 1890, riêng Băng Cốc có 25 nhà máy xay được trang bị máy móc trong đó có nơi thuê tới 400 công nhân. Nhà máy cưa lớn đầu tiên ra đời năm 1894. Công ty xe điện thành lập năm 1867, sớm nhất ở Đông nam á. Sau khi Rama V chết, Vatriravut lên ngôi vua với danh hiệu là Rama VI (1910-1925). Ông đã tiếp tục sự nghiệp cải cách của cha mình. Rama VI tiếp tục ban bố các sắc lệnh mới. Tháng 1/1911, ông ban bố sắc lệnh thủ tiêu hoàn toàn chế độ nô lệ dưới mọi hình thức. Ông chú trọng phát triển nông nghiệp, tăng diện tích trồng trọt. Bởi vậy, lượng gạo xuất khẩu năm 1910 tăng gần gấp đôi so với năm 1900 (900.000 tấn) Ông khuyến khích xây dựng nhà máy mới. Năm 1912, Băng Cốc có 50 nhà máy xay hoạt động. Tăng cường xây dựng đường sắt, km đường sắt đầu tiên được xây dựng vào năm 1892. Đến năm 1914, Xiêm đã có 2000 km đường sắt. Nhìn chung, với cải cách của Rama V và Rama VI, nền kinh tế TBCN bước đầu phát triển ở Xiêm. Nhưng nền kinh tế đó không dựa trên cơ sở vững chắc, nó lệ thuộc vào tư bản nước ngoài và phần lớn nằm trong tay người Hoa. Các chính sách cải cách chỉ nhằm xuất khẩu ( chủ yếu là gạo và gỗ ) sang các nước châu Âu mà không đụng chạm đến cơ sở tồn tại của chế độ phong kiến nên không tạo điều kiện cho Xiêm tiến mạnh lên con đường tư bản chủ nghĩa.
Trả lời
Rama V, cũng được gọi là Chulalongkorn Đại đế (tên hoàng gia: Phra Chula Chomklao Chaoyuhua; tiếng Thái: พระบาทสมเด็จพระจุลจอมเกล้าเจ้าอยู่หัว) (20 tháng 9 năm 1853 – 23 tháng 10 năm 1910) là vị vua thứ năm của vương triều Chakri trong lịch sử Thái Lan. Ông được xem là một trong những ông vua kiệt xuất của Thái Lan và cũng được thần dân gọi là "Đức vua vĩ đại kính yêu". Chulalongkorn sinh ngày 20 tháng 9 năm 1853 tại kinh đô Bangkok, là con trai trưởng của vua Mongkut (Rama IV) và vương hậu Debsirinda. Ông được vua cha cho học rộng, bao gồm cả học vấn từ những gia sư người châu Âu như Anna Leonowens. Chulalongkorn kế vị cha mình ngày 1 tháng 10 năm 1868, nhưng thừa tướng Chao Praya Si Suriyawongse làm nhiếp chính vương trong 4 năm do Chulalongkorn vẫn còn quá trẻ để cai trị đất nước. Trong thời gian này, ông đã đi qua các thuộc địa phương tây, bao gồm Singapore, Java và Ấn Độ, để học chính trị, hành chính, lối sống và chính sách thực dân phương Tây. Sau này trong thời gian trị vì, ông cũng đi thăm châu Âu hai lần vào năm 1897 và 1907, là vua Xiêm đầu tiên viếng thăm châu Âu. Ngày 16 tháng 11 năm 1873, ông đã lên ngôi lần thứ hai. Trong thời gian đi thăm các nước, ông đã học được nhiều chính sách cải cách để hiện đại hóa đất nước mình. Với sự giúp đỡ của một người Bỉ tên là Gustave Rolin-Jaequemyns, ông đã có thể giữ độc lập cho đất nước mình dù Pháp và Anh đang thuộc địa hóa phần lớn các nước Đông Nam Á và đế quốc Anh lúc đó đã tiếp tục chính sách đối nghịch và gây hấn trong quan hệ đối với Xiêm. Ông cũng đã phải nhượng một số lãnh thổ cho hai cường quốc thực dân này, đáng chú ý là các tuyên bố chủ quyền ở nhiều khu vực ngày nay là Lào, Campuchia và một số khu vực phía bắc của Malaysia. Ảnh: Rama V (trên bên trái) với các vua chúa đương đại Chulalongkorn đã hiện đại hóa triều đình Xiêm thông qua việc du nhập một chế độ Nội các, và hệ thống hành chính tỉnh bán phong kiến được đổi qua thành tỉnh (changwat) và huyện (amphoe) như ngày nay vẫn áp dụng. Ông đã tuyên bố ân xá cho tất cả tù nhân chính trị và dần bỏ chế độ nô lệ. Sự giải phóng nô lệ này thường bị hiểu sai nhưng chủ ý của ông là giảm quyền lực của Bunnag, một gia đình quý tộc kiểm soát chặt chẽ triều Chakri vào lúc đó. Ngoài ra, động thái này cũng làm yếu đi các thủ hiến địa phương và trung lập hóa đất nước. Tuyến đường sắt đầu tiên của Thái Lan đã được khai trương năm 1896 nối Bangkok với Ayutthaya. Trong thời kỳ trị vì của ông, lịch phương Tây đã thay thế âm lịch. Năm 1896, nhà ngoại giao người Anh là Alfred Mitchell-Innes đã được bổ nhiệm làm Cố vấn tài chính cho nhà vua trong 3 năm và ông này đã du nhập hệ thống giấy bạc cho Xiêm. Chulalongkorn cũng tuyên bố tự do tôn giáo, cho phép Ki-tô giáo và Hồi giáo được hành đạo trong vương quốc Phật giáo này. Người ta thường hiểu nhầm rằng vua Chulalongkorn đã ban hành sắc lệnh năm 1909 trong thời kỳ trị vì của ông, bắt buộc một số lượng dân số người Thái gốc Hoa trên thực tế đồng hóa dân tộc khác vào xã hội Xiêm La và làm giảm căng thẳng dân tộc và tội phạm bạo động. Sắc lệnh này yêu cầu tất cả dân thường trú phải dùng họ Thái. Tuy nhiên, trên thực tế thì Đạo luật Họ được con trai ông là vua Rama VI ban hành năm 1913. Vua Chulalongkorn có 4 vương hậu (พระมเหสี), Vương hậu Saovabha Bhongsi, Vương hậu Savang Vadhana, Vương hậu Sunandha Kumariratana và Vương hậu Sukumalmarsri và 92 phi tần khác. Ông có ít nhất 77 người con, trong đó 33 con trai. Con trai thứ hai của ông, Vajiravudh, đã kế vị ông làm vua Rama VI. Ngày qua đời của ông, 23 tháng 10 năm 1910, được làm ngày nghỉ lễ trong năm của dân Thái Lan. Câu 2: Cải cách của Rama V và Rama VI. Khi lên cầm quyền vào năm 1868, Chulalongkon (Rama V) mới 16 tuổi. Ngay từ nhỏ, ông đã được các gia sư người Anh dạy dỗ nên ông giỏi ngoại ngữ (Bà Lêonôuen - người Anh là gia sư đầu tiên, tiếp đó là ông Morent). Từ năm 1868-1873, quyền hành đất nước nằm trong tay hội đồng nhiếp chính, bởi vậy Chulalongkon đã nhân dịp cơ hội này đi thăm và học tập tại Inđônêxia và Ấn Độ. Các chuyến đi này đã củng cố nhận thức của nhà vua về sự cần thiết phải canh tân đất nước. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Rama V đã tiến hành cải cách với mục tiêu nhằm canh tân đất nước theo con đường TBCN đồng thời vẫn duy trì quyền lực của giai cấp phong kiến Xiêm. Cuộc cải cách này diễn ra trong một thời gian dài từ năm 1874 đến đầu thế kỷ XX. Năm 1874, Rama V tuyên bố xoá bỏ chế độ nô lệ tồn tại lâu đời ở Xiêm, quy định từ nay sẽ không ai còn bị nô lệ và việc bán mình chuộc nợ là bất hợp pháp. Thật ra, trước đó, Rama IV cũng đã ban bố sắc lệnh liên quan đến chế độ nô lệ. Theo sắc lệnh này, cấm đàn ông bán vợ để trả nợ, không được bán thanh niên trên 15 tuổi làm nô lệ. Nhưng Rama V đã đi xa hơn cha mình. Đến năm 1905, chế độ nô lệ dưới mọi hình thức bị thủ tiêu ở Xiêm. Rama V tuyên bố xoá bỏ chế độ lao dịch cho nhà nước. Hàng năm, nông dân thoát cảnh đi lao dịch với thời gian 3 tháng, nhưng họ phải nộp một khoản tiền cho chính quyền địa phương. Năm 1892, Rama V ban hành cải cách bộ máy hành chính theo mô hình của Đức. Với cải cách này vua vẫn là người có quyền lực tối cao, nhưng bên cạnh vua có hội đồng nhà nước đóng vai trò cơ quan tư vấn, thảo luật pháp, hoạt động giống như nghị viện. Bộ máy hành pháp là hội đồng chính phủ gồm 12 bộ trưởng. Các bộ trưởng đều được đào tạo ở các nước Anh, Pháp, Đức. Toàn quốc chia làm 18 tỉnh, dưới tỉnh là huyện, xã, thôn. Năm 1892, RamaV ban hành cải cách tài chính, xoá bỏ chế độ thầu thuế nhằm tránh sự tuỳ tiện của chính quyền địa phương. Việc thu thuế do nhân viên nhà nước trực tiếp tiến hành. Chế độ phạt tù vì thiếu nợ bị bãi bỏ. Trước kia người ta ước tính bọn thầu thuế đã thu 5-6 triệu stécling và chỉ nộp cho nhà nước 1- 2 triệu stécling (cách làm phổ biến là thu thuế không có biên lai và do vậy có thể thu đi thu lại nhiều lần). Cải cách này đã làm tăng ngân sách nhà nước và giảm bớt sự sách nhiễu của bọn thầu thuế. Rama V cũng khuyến khích xuất khẩu gạo bằng cách giảm nhẹ thuế ruộng đất cho nông dân miền Trung là nơi sản xuất 95% sản lượng lúa gạo của đất nước. Bởi vậy, sản lượng gạo xuất khẩu nhanh chóng tăng lên. Nếu năm 1885, Xiêm xuất khẩu 225.000 tấn gạo thì đến năm 1900 tăng gấp 2 lần (500.000 tấn). Nền kinh tế Xiêm có chuyển biến quan trọng. Vào năm 1893, tỷ trọng giữa xuất và nhập khẩu hàng hoá là 5/1. Các nhà máy nhất là nhà máy xay xát gạo ra đời ngày càng nhiều. Năm 1890, riêng Băng Cốc có 25 nhà máy xay được trang bị máy móc trong đó có nơi thuê tới 400 công nhân. Nhà máy cưa lớn đầu tiên ra đời năm 1894. Công ty xe điện thành lập năm 1867, sớm nhất ở Đông nam á. Sau khi Rama V chết, Vatriravut lên ngôi vua với danh hiệu là Rama VI (1910-1925). Ông đã tiếp tục sự nghiệp cải cách của cha mình. Rama VI tiếp tục ban bố các sắc lệnh mới. Tháng 1/1911, ông ban bố sắc lệnh thủ tiêu hoàn toàn chế độ nô lệ dưới mọi hình thức. Ông chú trọng phát triển nông nghiệp, tăng diện tích trồng trọt. Bởi vậy, lượng gạo xuất khẩu năm 1910 tăng gần gấp đôi so với năm 1900 (900.000 tấn) Ông khuyến khích xây dựng nhà máy mới. Năm 1912, Băng Cốc có 50 nhà máy xay hoạt động. Tăng cường xây dựng đường sắt, km đường sắt đầu tiên được xây dựng vào năm 1892. Đến năm 1914, Xiêm đã có 2000 km đường sắt. Nhìn chung, với cải cách của Rama V và Rama VI, nền kinh tế TBCN bước đầu phát triển ở Xiêm. Nhưng nền kinh tế đó không dựa trên cơ sở vững chắc, nó lệ thuộc vào tư bản nước ngoài và phần lớn nằm trong tay người Hoa. Các chính sách cải cách chỉ nhằm xuất khẩu ( chủ yếu là gạo và gỗ ) sang các nước châu Âu mà không đụng chạm đến cơ sở tồn tại của chế độ phong kiến nên không tạo điều kiện cho Xiêm tiến mạnh lên con đường tư bản chủ nghĩa.