Hạn chế trong tâm lý và tập quán giao tiếp của người miền Nam

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Sự hiện diện, pha trộn của nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo khác nhau dẫn tới tập quán và tâm lý khác nhau gây nhiều khó khăn trong việc giao tiếp. VD: người Hoa và người Khmer: trong khi người Hoa thì năng nổ, chủ động trong giao tiếp thì người Khmer lại có văn hóa giao tiếp khá khép kín và có phần thụ động. - Ngôn ngữ Nam bộ được pha trộn thêm nhiều ngôn ngữ khác nhau như tiếng gốc Khmer, gốc Hoa, hay gốc phương Tây khiến ngôn ngữ trở thành rào cản lớn khi giao tiếp. Cộng thêm tiếng nói vùng miền đặc trưng khiến người nghe khó mà hiểu được hết điều mà người nói muốn thể hiện. - Cách thể hiện thẳng thắn, không đi theo lối đi truyền thống “dĩ hòa vi quý” nên khi giao tiếp với người vùng khác, đặc biệt là người miền Bắc (vốn có lối nói vòng vo, ý tứ), có thể gây mất lòng hoặc tạo nên ấn tượng không tốt đối với những người kỹ tính. - Người Nam bộ thường có cách xưng hô suồng sã, kể cả đối với người xa lạ từ nơi khác đến. Điều này sẽ gây cho người đối diện có cảm giác khó chịu, thậm chí thiếu tôn trọng ở thời điểm khởi đầu. Câu hỏi: Giải pháp khắc phục hạn chế trong tâm lý và tập quán giao tiếp của người miền Nam - Mặc dù đã có sự cộng cư giữa người Việt với người Khmer, người Hoa, người Chăm và đã trải qua quá trình Tây hóa mạnh mẽ, tuy nhiên sự khác biệt về tập quán, văn hóa giao tiếp vẫn còn tồn tại ở một số bộ phận người dân nhất định. Vấn đề này cần phải được giải quyết bằng các chính sách phát triển kinh tế, di dân, phổ biến văn hóa chung nhưng không được làm mất bản sắc văn hóa riêng của từng dân tộc. Khuyến khích các chương trình cộng đồng nhằm làm tăng sự xuất hiện của một số bộ phận dân cư có dân số đông nhưng lại có lối sống khép kín như người Khmer. - Về ngôn ngữ, tránh lạm dụng từ ngữ địa phương, giọng địa phương khi tiếp xúc với người từ nơi khác đến như người miền Bắc. Tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn người dân sử dụng ngôn ngữ toàn dân khi giao tiếp với khách từ xa đến. Đồng thời vẫn cần phải gìn giữ và phát huy ngôn ngữ bản địa, sử dụng đúng nơi đúng chỗ tránh hiểu lầm và khó hiểu cho người nghe. - Khi giao tiếp với một người từ vùng khác đến, người Nam bộ nên khéo léo trước khi đi thẳng vào vấn đề một cách thẳng thắn quá, đặc biệt trong trường hợp đó là một người quan trọng như đối tác hoặc cấp trên. - Đối với cách xưng hô, nên hạn chế xưng hô suồng sã với người lạ, chỉ nên giao tiếp như vậy với người trong gia đình hoặc người quen. Đối với khách xa đến, cần phải sử dụng từ ngữ toàn dân mà khách có thể hiểu, rồi mới dần thay đổi phong cách giao tiếp sao cho phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp.
Trả lời
Sự hiện diện, pha trộn của nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo khác nhau dẫn tới tập quán và tâm lý khác nhau gây nhiều khó khăn trong việc giao tiếp. VD: người Hoa và người Khmer: trong khi người Hoa thì năng nổ, chủ động trong giao tiếp thì người Khmer lại có văn hóa giao tiếp khá khép kín và có phần thụ động. - Ngôn ngữ Nam bộ được pha trộn thêm nhiều ngôn ngữ khác nhau như tiếng gốc Khmer, gốc Hoa, hay gốc phương Tây khiến ngôn ngữ trở thành rào cản lớn khi giao tiếp. Cộng thêm tiếng nói vùng miền đặc trưng khiến người nghe khó mà hiểu được hết điều mà người nói muốn thể hiện. - Cách thể hiện thẳng thắn, không đi theo lối đi truyền thống “dĩ hòa vi quý” nên khi giao tiếp với người vùng khác, đặc biệt là người miền Bắc (vốn có lối nói vòng vo, ý tứ), có thể gây mất lòng hoặc tạo nên ấn tượng không tốt đối với những người kỹ tính. - Người Nam bộ thường có cách xưng hô suồng sã, kể cả đối với người xa lạ từ nơi khác đến. Điều này sẽ gây cho người đối diện có cảm giác khó chịu, thậm chí thiếu tôn trọng ở thời điểm khởi đầu. Câu hỏi: Giải pháp khắc phục hạn chế trong tâm lý và tập quán giao tiếp của người miền Nam - Mặc dù đã có sự cộng cư giữa người Việt với người Khmer, người Hoa, người Chăm và đã trải qua quá trình Tây hóa mạnh mẽ, tuy nhiên sự khác biệt về tập quán, văn hóa giao tiếp vẫn còn tồn tại ở một số bộ phận người dân nhất định. Vấn đề này cần phải được giải quyết bằng các chính sách phát triển kinh tế, di dân, phổ biến văn hóa chung nhưng không được làm mất bản sắc văn hóa riêng của từng dân tộc. Khuyến khích các chương trình cộng đồng nhằm làm tăng sự xuất hiện của một số bộ phận dân cư có dân số đông nhưng lại có lối sống khép kín như người Khmer. - Về ngôn ngữ, tránh lạm dụng từ ngữ địa phương, giọng địa phương khi tiếp xúc với người từ nơi khác đến như người miền Bắc. Tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn người dân sử dụng ngôn ngữ toàn dân khi giao tiếp với khách từ xa đến. Đồng thời vẫn cần phải gìn giữ và phát huy ngôn ngữ bản địa, sử dụng đúng nơi đúng chỗ tránh hiểu lầm và khó hiểu cho người nghe. - Khi giao tiếp với một người từ vùng khác đến, người Nam bộ nên khéo léo trước khi đi thẳng vào vấn đề một cách thẳng thắn quá, đặc biệt trong trường hợp đó là một người quan trọng như đối tác hoặc cấp trên. - Đối với cách xưng hô, nên hạn chế xưng hô suồng sã với người lạ, chỉ nên giao tiếp như vậy với người trong gia đình hoặc người quen. Đối với khách xa đến, cần phải sử dụng từ ngữ toàn dân mà khách có thể hiểu, rồi mới dần thay đổi phong cách giao tiếp sao cho phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp.