Hành chính công khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Hành chính công khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất *Hoàn cảnh lịch sử: – Một trật tự thế giới mới ra đời. – Hậu quả nặng nề từ chiến tranh thế giới thứ nhất. Nước Pháp: 1,4 triệu người chết; thiệt hại 200 tỉ Phrăng – Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga (1917), sự ra đời của nước Nga Xô Viết. – Ở Đông Dương, Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần hai (1919- 1929). * Nội dung chương trình: Tăng nhanh vốn đầu tư : Trong vòng 6 năm (Từ 1924 đến 1929) vốn đầu tư tăng 4 tỉ phrăng, chủ yếu trong nông nghiệp và ở VN + Nông nghiệp: Số vốn tăng 400 triệu Phrăng (gấp 10 lần so với trước chiến tranh). Đầu tư nhiều nhất chủ yếu là trồng cao su. Diện tích tăng từ 15 ngàn hec-ta năm 1918 tăng lên 120 ngàn hec-ta, nhiều công ty cao su ra đời: Đất đỏ; Misơlanh; Trồng trọt nhiệt đới… + Khai mỏ (chủ yếu mỏ than): Các công ty có từ trước tiếp tục phát triển; nhiều công ty mới ra đời: Công ty than: Hạ Long; Đồng Đăng; Kim khí Đông Dương; Tuyên Quang; Đông Triều., các ngành chế biến: Rượu (Hà nội); Nhà máy Sợi (Nam Định; Diêm (Hàm Rồng, Bến Thuỷ, Hà nội); Đường (Tuy Hoà); Gạo (Chợ Lớn)… + Thương nghiệp: Có bước phát triển, quan hệ giao lưu buôn bán ở nội địa tăng. + Ngân hàng Đông Dương: nắm toàn quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương phát hành tiền giấy và cho vay lãi. + Giao thông vận tải: Đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền; các đoàn tàu nối Đồng Đăng-Na Sầm (1922), Vinh – Đông Hà (1927), các đô thị có bước phát triển và mở rộngư + Tăng thuế: Ban hành đạo luật đánh thuế nặng vào hàng hoá nước ngoài, để Tư bản Pháp nắm chặt thị trường Việt Nam (ĐD) -> Ngân sách Đông Dương năm 1930 tăng 3 lần so với năm 1912. =>Việc khai thác thuộc địa của TDP làm cho nền kinh tế Việt Nam: – Chuyển biến trong một chừng mực nhất định (xuất hiện mầm mống quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa) – Do hạn chế phát triển Công nghiệp nặng như: Luyện kim; cơ khí; hoá chất…, kinh tế ngày càng què quặt và bị cột chặt vào nền kinh tế Pháp,biến Đông Dương thành thị trường độc chiếm Tư bản Pháp. Tác động của Hành chính công khai thác xã hội Việt Nam có sự chuyển biến… *Địa chủ phong kiến: chỗ dựa của Pháp, cấu kết với Pháp để bóc lột nhân dân (nông dân). Địa chủ nhỏ, vừa có lòng yêu nước, tham gia cách mạng khi có điều kiện. * Giai cấp tư sản: –Thành phần là những tiểu thương đứng trung gian thầu khoán, cung cấp nguyên liệu hay hàng hoá cho Pháp, khi có số vốn khá họ đứng ra kinh doanh riêng trở thành những nhà Tư sản như Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thu. – Mới ra đời họ bị Pháp chèn ép, thế lực yếu phân hoá thành 2 bộ phận + Tư sản mại bản (gắn với Đế quốc) + Tư sản dân tộc: Ít nhiều có tinh thần cách mạng nhưng không kiên định. *Tiểu tư sản: Phát triển nhanh về số lượng, gồm có học sinh, sinh viên, công chức, những người buôn bán nhỏ; chủ xưởng nhỏ…=> là lực lượng hăng hái trong cách mạng dân tộc dân chủ. * Nông dân: bị bần cùng hóa, không lối thoát => là lực lượng hăng hái, đông đảo nhất của cách mạng. * Công nhân: + Phát triển nhanh về số lượng và chất lượng (Năm 1929 là 22 vạn). Ngoài những đặc điểm chung của công nhân quốc tế (là lực lượng sản xuất tiến bộ nhất, có ý thức kỉ luật cao, sống tập trung…) thì còn mang những đặc điểm riêng của công nhân Việt Nam (Bị 3 tầng áp bức bóc lột, quan hệ gắn bó với nông dân, kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc). + Giai cấp công nhân Việt Nam sớm được tiếp thu chủ nghĩa Mác- Lênin nên nhanh chóng phát triển trở thành một lực lượng chính trị độc lập, vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Trả lời
Hành chính công khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất *Hoàn cảnh lịch sử: – Một trật tự thế giới mới ra đời. – Hậu quả nặng nề từ chiến tranh thế giới thứ nhất. Nước Pháp: 1,4 triệu người chết; thiệt hại 200 tỉ Phrăng – Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga (1917), sự ra đời của nước Nga Xô Viết. – Ở Đông Dương, Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần hai (1919- 1929). * Nội dung chương trình: Tăng nhanh vốn đầu tư : Trong vòng 6 năm (Từ 1924 đến 1929) vốn đầu tư tăng 4 tỉ phrăng, chủ yếu trong nông nghiệp và ở VN + Nông nghiệp: Số vốn tăng 400 triệu Phrăng (gấp 10 lần so với trước chiến tranh). Đầu tư nhiều nhất chủ yếu là trồng cao su. Diện tích tăng từ 15 ngàn hec-ta năm 1918 tăng lên 120 ngàn hec-ta, nhiều công ty cao su ra đời: Đất đỏ; Misơlanh; Trồng trọt nhiệt đới… + Khai mỏ (chủ yếu mỏ than): Các công ty có từ trước tiếp tục phát triển; nhiều công ty mới ra đời: Công ty than: Hạ Long; Đồng Đăng; Kim khí Đông Dương; Tuyên Quang; Đông Triều., các ngành chế biến: Rượu (Hà nội); Nhà máy Sợi (Nam Định; Diêm (Hàm Rồng, Bến Thuỷ, Hà nội); Đường (Tuy Hoà); Gạo (Chợ Lớn)… + Thương nghiệp: Có bước phát triển, quan hệ giao lưu buôn bán ở nội địa tăng. + Ngân hàng Đông Dương: nắm toàn quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương phát hành tiền giấy và cho vay lãi. + Giao thông vận tải: Đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền; các đoàn tàu nối Đồng Đăng-Na Sầm (1922), Vinh – Đông Hà (1927), các đô thị có bước phát triển và mở rộngư + Tăng thuế: Ban hành đạo luật đánh thuế nặng vào hàng hoá nước ngoài, để Tư bản Pháp nắm chặt thị trường Việt Nam (ĐD) -> Ngân sách Đông Dương năm 1930 tăng 3 lần so với năm 1912. =>Việc khai thác thuộc địa của TDP làm cho nền kinh tế Việt Nam: – Chuyển biến trong một chừng mực nhất định (xuất hiện mầm mống quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa) – Do hạn chế phát triển Công nghiệp nặng như: Luyện kim; cơ khí; hoá chất…, kinh tế ngày càng què quặt và bị cột chặt vào nền kinh tế Pháp,biến Đông Dương thành thị trường độc chiếm Tư bản Pháp. Tác động của Hành chính công khai thác xã hội Việt Nam có sự chuyển biến… *Địa chủ phong kiến: chỗ dựa của Pháp, cấu kết với Pháp để bóc lột nhân dân (nông dân). Địa chủ nhỏ, vừa có lòng yêu nước, tham gia cách mạng khi có điều kiện. * Giai cấp tư sản: –Thành phần là những tiểu thương đứng trung gian thầu khoán, cung cấp nguyên liệu hay hàng hoá cho Pháp, khi có số vốn khá họ đứng ra kinh doanh riêng trở thành những nhà Tư sản như Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thu. – Mới ra đời họ bị Pháp chèn ép, thế lực yếu phân hoá thành 2 bộ phận + Tư sản mại bản (gắn với Đế quốc) + Tư sản dân tộc: Ít nhiều có tinh thần cách mạng nhưng không kiên định. *Tiểu tư sản: Phát triển nhanh về số lượng, gồm có học sinh, sinh viên, công chức, những người buôn bán nhỏ; chủ xưởng nhỏ…=> là lực lượng hăng hái trong cách mạng dân tộc dân chủ. * Nông dân: bị bần cùng hóa, không lối thoát => là lực lượng hăng hái, đông đảo nhất của cách mạng. * Công nhân: + Phát triển nhanh về số lượng và chất lượng (Năm 1929 là 22 vạn). Ngoài những đặc điểm chung của công nhân quốc tế (là lực lượng sản xuất tiến bộ nhất, có ý thức kỉ luật cao, sống tập trung…) thì còn mang những đặc điểm riêng của công nhân Việt Nam (Bị 3 tầng áp bức bóc lột, quan hệ gắn bó với nông dân, kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc). + Giai cấp công nhân Việt Nam sớm được tiếp thu chủ nghĩa Mác- Lênin nên nhanh chóng phát triển trở thành một lực lượng chính trị độc lập, vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam.