Hãy nêu khái quát về dòng văn học “Tân Hiện Thực” của Trung Quốc ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Thời gian và mốc sự kiện đánh dấu sự ra đời của văn học Tân Hiện Thực Trung Quốc: Sau cái chết của Mao Trạch Đông vào năm 1976, một khuynh hướng văn chương 'mới' bắt đầu xuất hiện. Cái 'mới' ở đây là sự đổi đề tài: các nhà văn tranh nhau viết về những thảm nạn của cuộc Cách Mạng Văn Hoá. Đến năm 1979, một phong trào 'mới' nữa lại nổi lên, mệnh danh là 'văn học tiết lộ' hay 'Tân Hiện Thực'. Đề Tài: Tố cáo tham nhũng, lộng quyền trong hàng ngũ Đảng, hay tình trạng xã hội bất công Bút Pháp: Không có sự thay đổi nhiều về bút pháp mà vẫn giữ nguyên bút pháp tả thực kiểu cũ. Các nhà văn tiêu biểu của văn học Tân Hiện Thực: Đây là thời kỳ nhiều nhà văn từng bị đày ải trong Cách Mạng Văn Hoá được khôi phục địa vị, trong đó có cả những khuôn mặt lão thành như Ngải Thanh, Đinh Linh và Ba Kim. Khuôn mặt trẻ hơn, nhưng nổi bật nhất, là Vương Mông. Sinh năm 1939, ông trở thành một nhà văn trẻ đang lên trong những năm 50, nhưng lại bị kết tội 'hữu khuynh' vào năm 1957, và ngưng viết từ đó cho đến khi tái xuất hiện vào năm 1978. Được phong trào Tân Hiện Thực ca ngợi là hiện đại, vì ông sử dụng kỹ thuật 'dòng ý thức' (theo kiểu Trung Quốc), nhưng văn phong và lập trường tư tưởng của ông lại rất bảo thủ. (Sau đó, ông lên làm bộ trưởng văn hoá). Từ năm 1978 – 1979 có nhiều nỗ lực cách tân thơ tập trung trên tạp chí Kim Thiên: + Đội ngũ tác giả trẻ: Mang Khắc (bút hiệu của Khương Thế Vĩ, sinh năm 1950), Bắc Đảo (bút hiệu của Triệu Chấn Khai, sinh năm 1949), và Cố Thành. + Bút Pháp: Thể hiện những cố gắng từ bỏ khuôn thức ngôn ngữ Mao văn thể và những đề tài cũ kỹ, nhưng lập tức họ bị dán nhãn mông lung thi, và bị các nhà phê bình ra sức khiển trách. + Ảnh hưởng của cách tân thơ : Vào giữa những năm 80, một loại tiểu thuyết mới xuất hiện, mệnh danh là Tầm Nguyên. Để khỏi bị vướng vào chính trị, những cây bút trẻ trong nhóm Tầm Nguyên rời bỏ những đề tài thời sự, để quay về khám phá và cải cách những văn phong trước thời Mao, và nhắm vào những đề tài của nước Trung Hoa ngày xưa. Họ lấy lại văn chương của Thẩm Tòng Văn để làm cơ sở phát triển. Những tên tuổi nổi bật nhất gồm có: Hàn Thiểu Công (sinh năm 1953), bắt chước Thẩm Tòng Văn khai thác những đề tài cũ ở Hồ Nam; A Thành (bút hiệu của Chung A Thành, sinh năm 1949), gốc Bắc Kinh, nhưng cũng viết về những chuyện ở miền Tây Nam; riêng người trẻ nhất là Trát Tây Đạt Oa (sinh năm 1959), gốc Tây Tạng, lại mở một đường đi mới vào đề tài tôn giáo. May thay, nhóm này không bị giới phê bình khiển trách; nhưng trong khi nỗ lực của tầm nguyên là cách tân bút pháp, thì giới phê bình lại khen họ ở công tác mở rộng phạm vi đề tài và vẫn giữ được 'tính Trung Quốc'. + Báo cáo Văn Thể tương đương với hình thức kí sự cũng phát triển: Người nổi tiếng nhất là Lưu Tân Nhạn (sinh năm 1925), trong những năm 50 đã từng bị kết tội 'hữu khuynh' vì dám viết bài phê bình Đảng, bị đi lao động cải tạo nhiều năm và sau đó bị buộc phải ngưng viết. Năm 1979, vừa mới được phục hồi Đảng tịch, ông lại tung ra tác phẩm Nhân Yêu Chi Gian (Người hay quỷ?), và bất ngờ nổi danh toàn quốc. Để trả giá cho lòng can đảm và trung thực, ông bị trục xuất khỏi Đảng năm 1987, sau đó ra sống ở nước ngoài. Tiểu thuyết các thập niên sau: Đã bắt đầu cho thấy những cái mới về cả nội dung, hình thức, lẫn ngôn ngữ. Những tác phẩm này bắt đầu mang những nét tương tự như tiểu thuyết Tây phương đầu thế kỷ 20. + Về cốt chuyện: Cốt truyện thường trở nên đứt đoạn và mơ hồ, những khả năng gợi tưởng mới lạ của ngôn ngữ được tập trung khám phá, và nhịp điệu nội tại của phong cách kể chuyện được chú ý khai thác. + Về đề tài : Những nhà văn mới đã bắt đầu rời bỏ thái độ tầm nguyên, không còn nhấn mạnh vào 'tính Trung Quốc', để hướng về hiện hữu của con người. + Tác giả tiêu biểu: Tiểu thuyết gia được xem là tài ba và nhiều 'thí nghiệm' nhất là Mã Nguyên (sinh năm 1953). Nhà văn nữ Tàn Tuyết (bút hiệu của Đặng Tiểu Hoa, sinh năm 1953), tạo được một hiện thực lẫn lộn với chiêm bao và ác mộng trong tác phẩm, nên bị dán nhãn 'chịu ảnh hưởng Kafka'; và tác phẩm của cô bị gọi là quái tiểu thuyết. Mạc Ngôn (bút hiệu của Quản Mạc Nghiệp, sinh năm 1956), là một người kém tài hơn, có văn phong gần với nhóm tầm nguyên hơn, nhưng lại được thế giới nhắc đến, vì hai truyện của anh được Trương Nghệ Mưu kết hợp dựng thành cuốn phim Hồng Cao Lương. Những khuôn mặt khác, trẻ hơn, nhưng đã thể hiện một số nỗ lực thí nghiệm cái mới là Dư Hoa (sinh năm 1960), Tô Đồng (bút hiệu của Đồng Trung Quý, sinh năm 1963), và Cách Phi (sinh năm 1964). Như thế, chúng ta có thể thấy, ít ra, trong những năm cuối cùng của thế kỷ 20, sau khi đã mất quá nhiều năm loay hoay cơ cực trong một bầu khí chật hẹp và cũ kỹ, văn chương Trung Quốc nói chung, tiểu thuyết Trung Quốc nói riêng, đã bắt đầu chập chững bước theo dòng văn học của thế kỷ. Tuy nhiên nó lại bị phê phán mạnh mẽ ngay trên đất nước của nó vì đã dám vượt qua những định chế về đề tài, cách xây dựng nhân vật, và cốt chuyện.
Trả lời
Thời gian và mốc sự kiện đánh dấu sự ra đời của văn học Tân Hiện Thực Trung Quốc: Sau cái chết của Mao Trạch Đông vào năm 1976, một khuynh hướng văn chương 'mới' bắt đầu xuất hiện. Cái 'mới' ở đây là sự đổi đề tài: các nhà văn tranh nhau viết về những thảm nạn của cuộc Cách Mạng Văn Hoá. Đến năm 1979, một phong trào 'mới' nữa lại nổi lên, mệnh danh là 'văn học tiết lộ' hay 'Tân Hiện Thực'. Đề Tài: Tố cáo tham nhũng, lộng quyền trong hàng ngũ Đảng, hay tình trạng xã hội bất công Bút Pháp: Không có sự thay đổi nhiều về bút pháp mà vẫn giữ nguyên bút pháp tả thực kiểu cũ. Các nhà văn tiêu biểu của văn học Tân Hiện Thực: Đây là thời kỳ nhiều nhà văn từng bị đày ải trong Cách Mạng Văn Hoá được khôi phục địa vị, trong đó có cả những khuôn mặt lão thành như Ngải Thanh, Đinh Linh và Ba Kim. Khuôn mặt trẻ hơn, nhưng nổi bật nhất, là Vương Mông. Sinh năm 1939, ông trở thành một nhà văn trẻ đang lên trong những năm 50, nhưng lại bị kết tội 'hữu khuynh' vào năm 1957, và ngưng viết từ đó cho đến khi tái xuất hiện vào năm 1978. Được phong trào Tân Hiện Thực ca ngợi là hiện đại, vì ông sử dụng kỹ thuật 'dòng ý thức' (theo kiểu Trung Quốc), nhưng văn phong và lập trường tư tưởng của ông lại rất bảo thủ. (Sau đó, ông lên làm bộ trưởng văn hoá). Từ năm 1978 – 1979 có nhiều nỗ lực cách tân thơ tập trung trên tạp chí Kim Thiên: + Đội ngũ tác giả trẻ: Mang Khắc (bút hiệu của Khương Thế Vĩ, sinh năm 1950), Bắc Đảo (bút hiệu của Triệu Chấn Khai, sinh năm 1949), và Cố Thành. + Bút Pháp: Thể hiện những cố gắng từ bỏ khuôn thức ngôn ngữ Mao văn thể và những đề tài cũ kỹ, nhưng lập tức họ bị dán nhãn mông lung thi, và bị các nhà phê bình ra sức khiển trách. + Ảnh hưởng của cách tân thơ : Vào giữa những năm 80, một loại tiểu thuyết mới xuất hiện, mệnh danh là Tầm Nguyên. Để khỏi bị vướng vào chính trị, những cây bút trẻ trong nhóm Tầm Nguyên rời bỏ những đề tài thời sự, để quay về khám phá và cải cách những văn phong trước thời Mao, và nhắm vào những đề tài của nước Trung Hoa ngày xưa. Họ lấy lại văn chương của Thẩm Tòng Văn để làm cơ sở phát triển. Những tên tuổi nổi bật nhất gồm có: Hàn Thiểu Công (sinh năm 1953), bắt chước Thẩm Tòng Văn khai thác những đề tài cũ ở Hồ Nam; A Thành (bút hiệu của Chung A Thành, sinh năm 1949), gốc Bắc Kinh, nhưng cũng viết về những chuyện ở miền Tây Nam; riêng người trẻ nhất là Trát Tây Đạt Oa (sinh năm 1959), gốc Tây Tạng, lại mở một đường đi mới vào đề tài tôn giáo. May thay, nhóm này không bị giới phê bình khiển trách; nhưng trong khi nỗ lực của tầm nguyên là cách tân bút pháp, thì giới phê bình lại khen họ ở công tác mở rộng phạm vi đề tài và vẫn giữ được 'tính Trung Quốc'. + Báo cáo Văn Thể tương đương với hình thức kí sự cũng phát triển: Người nổi tiếng nhất là Lưu Tân Nhạn (sinh năm 1925), trong những năm 50 đã từng bị kết tội 'hữu khuynh' vì dám viết bài phê bình Đảng, bị đi lao động cải tạo nhiều năm và sau đó bị buộc phải ngưng viết. Năm 1979, vừa mới được phục hồi Đảng tịch, ông lại tung ra tác phẩm Nhân Yêu Chi Gian (Người hay quỷ?), và bất ngờ nổi danh toàn quốc. Để trả giá cho lòng can đảm và trung thực, ông bị trục xuất khỏi Đảng năm 1987, sau đó ra sống ở nước ngoài. Tiểu thuyết các thập niên sau: Đã bắt đầu cho thấy những cái mới về cả nội dung, hình thức, lẫn ngôn ngữ. Những tác phẩm này bắt đầu mang những nét tương tự như tiểu thuyết Tây phương đầu thế kỷ 20. + Về cốt chuyện: Cốt truyện thường trở nên đứt đoạn và mơ hồ, những khả năng gợi tưởng mới lạ của ngôn ngữ được tập trung khám phá, và nhịp điệu nội tại của phong cách kể chuyện được chú ý khai thác. + Về đề tài : Những nhà văn mới đã bắt đầu rời bỏ thái độ tầm nguyên, không còn nhấn mạnh vào 'tính Trung Quốc', để hướng về hiện hữu của con người. + Tác giả tiêu biểu: Tiểu thuyết gia được xem là tài ba và nhiều 'thí nghiệm' nhất là Mã Nguyên (sinh năm 1953). Nhà văn nữ Tàn Tuyết (bút hiệu của Đặng Tiểu Hoa, sinh năm 1953), tạo được một hiện thực lẫn lộn với chiêm bao và ác mộng trong tác phẩm, nên bị dán nhãn 'chịu ảnh hưởng Kafka'; và tác phẩm của cô bị gọi là quái tiểu thuyết. Mạc Ngôn (bút hiệu của Quản Mạc Nghiệp, sinh năm 1956), là một người kém tài hơn, có văn phong gần với nhóm tầm nguyên hơn, nhưng lại được thế giới nhắc đến, vì hai truyện của anh được Trương Nghệ Mưu kết hợp dựng thành cuốn phim Hồng Cao Lương. Những khuôn mặt khác, trẻ hơn, nhưng đã thể hiện một số nỗ lực thí nghiệm cái mới là Dư Hoa (sinh năm 1960), Tô Đồng (bút hiệu của Đồng Trung Quý, sinh năm 1963), và Cách Phi (sinh năm 1964). Như thế, chúng ta có thể thấy, ít ra, trong những năm cuối cùng của thế kỷ 20, sau khi đã mất quá nhiều năm loay hoay cơ cực trong một bầu khí chật hẹp và cũ kỹ, văn chương Trung Quốc nói chung, tiểu thuyết Trung Quốc nói riêng, đã bắt đầu chập chững bước theo dòng văn học của thế kỷ. Tuy nhiên nó lại bị phê phán mạnh mẽ ngay trên đất nước của nó vì đã dám vượt qua những định chế về đề tài, cách xây dựng nhân vật, và cốt chuyện.