Hãy nêu những đặc điểm chính của phương pháp “Tích hợp” ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Khái niệm: Phương pháp này được biết đến từ đề nghị của Michael Long, một nhà ngôn ngữ học ứng dụng tại đại học Hawaii at Manoa vào năm 1991 với bài báo: Focus on Form: A design feature in language teaching methodology ( Focus on Form: một biểu trưng sáng tạo của phương pháp luận dạy tiếng) Từ năm 2003 đến nay GS. M. Long dạy tại đại học Marryland. Những đặc điểm chính: - Tri thức ngữ pháp được coi là nguồn cung cấp các mẫu “đúng” (“correct” models) trong sự phát triển năng lực nói và viết. - Nhiệm vụ (Task), chương trình học (program), thắc mắc hoặc là lỗi của sinh viên (student) là 3 nguồn để giáo viên lựa chọn các hiện tượng ngữ pháp được Focus. - Trong tiến trình giao tiếp, người học phải được hướng sự chú ý vào những hiện tượng ngữ pháp phục vụ giao tiếp. Những sự can thiệp bất ngờ này (Spontaneous form-focus interventions) bao gồm: - Sự phản hồi đúng của giáo viên (Corrective feedback) ví dụ: (Đối với tiếng Việt) Hôm qua đi đâu? Làm gì? Giáo viên chữa: À, tiếng Việt phải có chủ ngữ: Hôm qua thầy đi đâu? Thầy làm gì ạ? - Tạm thời dừng lại để giải thích và luyện tập ngay những hiện tượng ngữ pháp mà sinh viên chưa nắm được trong bối cảnh giao tiếp. Ví dụ : Anh ấy bị phạt cảnh sát -> Anh ấy bị cảnh sát phạt. - Trả lời thắc mắc của sinh viên. Vì sao em viết : tôi rất thích con chó, giáo viên chữa: tôi rất thích chó? - Có thể chuẩn bị trước những hiện tượng ngữ pháp cần chú ý trong giao tiếp: Ví dụ ngữ pháp khi hỏi đường, ngữ pháp khi dùng ở ngân hàng, khi thuê nhà… - Để cải thiện kỹ năng viết, sinh viên cũng được cấp những mẫu viết trước. Kết quả: Phương pháp này chủ yếu lấy cảm hứng từ CLT, tuy nhiên, khắc phục được những hạn chế về sự triệt tiêu ngữ pháp của CLT bằng cách sinh động hóa việc giải thích ngữ pháp một cách tường minh, tức là ngữ pháp từ ngữ cảnh chứ không tách biệt và chỉ còn mỗi ngữ pháp trong các phương pháp truyền thống như GT, ALM.
Trả lời
Khái niệm: Phương pháp này được biết đến từ đề nghị của Michael Long, một nhà ngôn ngữ học ứng dụng tại đại học Hawaii at Manoa vào năm 1991 với bài báo: Focus on Form: A design feature in language teaching methodology ( Focus on Form: một biểu trưng sáng tạo của phương pháp luận dạy tiếng) Từ năm 2003 đến nay GS. M. Long dạy tại đại học Marryland. Những đặc điểm chính: - Tri thức ngữ pháp được coi là nguồn cung cấp các mẫu “đúng” (“correct” models) trong sự phát triển năng lực nói và viết. - Nhiệm vụ (Task), chương trình học (program), thắc mắc hoặc là lỗi của sinh viên (student) là 3 nguồn để giáo viên lựa chọn các hiện tượng ngữ pháp được Focus. - Trong tiến trình giao tiếp, người học phải được hướng sự chú ý vào những hiện tượng ngữ pháp phục vụ giao tiếp. Những sự can thiệp bất ngờ này (Spontaneous form-focus interventions) bao gồm: - Sự phản hồi đúng của giáo viên (Corrective feedback) ví dụ: (Đối với tiếng Việt) Hôm qua đi đâu? Làm gì? Giáo viên chữa: À, tiếng Việt phải có chủ ngữ: Hôm qua thầy đi đâu? Thầy làm gì ạ? - Tạm thời dừng lại để giải thích và luyện tập ngay những hiện tượng ngữ pháp mà sinh viên chưa nắm được trong bối cảnh giao tiếp. Ví dụ : Anh ấy bị phạt cảnh sát -> Anh ấy bị cảnh sát phạt. - Trả lời thắc mắc của sinh viên. Vì sao em viết : tôi rất thích con chó, giáo viên chữa: tôi rất thích chó? - Có thể chuẩn bị trước những hiện tượng ngữ pháp cần chú ý trong giao tiếp: Ví dụ ngữ pháp khi hỏi đường, ngữ pháp khi dùng ở ngân hàng, khi thuê nhà… - Để cải thiện kỹ năng viết, sinh viên cũng được cấp những mẫu viết trước. Kết quả: Phương pháp này chủ yếu lấy cảm hứng từ CLT, tuy nhiên, khắc phục được những hạn chế về sự triệt tiêu ngữ pháp của CLT bằng cách sinh động hóa việc giải thích ngữ pháp một cách tường minh, tức là ngữ pháp từ ngữ cảnh chứ không tách biệt và chỉ còn mỗi ngữ pháp trong các phương pháp truyền thống như GT, ALM.