Hệ thống hóa các kỹ năng tạo lập văn bản?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Kiến thức rất quan trọng nhưng không phải tự nhiên những hiểu biết về các kiểu văn bản có thể trở thành kỹ năng Làm văn nếu người viết không biết luyện tập. Muốn có kỹ năng thành thạo trong mỗi công việc, chúng ta cần phải làm nhiều, thực hành nhiều. Muốn có kỹ năng tạo lập văn bản, chúng ta cũng cần phải như vậy. Câu hỏi đặt ra là: Để làm được một bài văn theo một kiểu văn bản nào đó, người viết phải luyện tập bao nhiêu kỹ năng? Kỹ năng nào là chính, kỹ năng nào là phụ? Mối quan hệ giữa các kỹ năng ấy như thế nào? … Rất khó để trả lời được hết những câu hỏi này. Bởi lẽ, quan niệm về các kỹ năng còn chưa thống nhất. Dựa vào hai yêu cầu cơ bản là nội dung và hình thức trong một bài bài văn của HS trong nhà trường phổ thông, chúng ta có thể sắp xếp các kỹ năng tạo lập văn bản theo 4 nhóm kỹ năng lớn dưới đây: Nhóm 1: Kỹ năng tìm hiểu, phân tích đề Nhóm 2: Kỹ năng tìm ý, lập dàn ý Nhóm 3: Kỹ năng diễn đạt Nhóm 4: Kỹ năng trình bày Mỗi nhóm kỹ năng hướng tới một nhiệm vụ cụ thể và có thể hình thành các kỹ năng bộ phận khác nhau. Bốn nhóm kỹ năng nêu trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành một quy trình thống nhất theo trật tự: từ phân tích, tìm hiểu đề đến tìm ý, lập dàn ý, sau đó đến diễn đạt và cuối cùng là trình bày. 1. Kỹ năng tìm hiểu, phân tích đề Nhiều HS chưa có kinh nghiệm Làm văn khi mới đọc qua đề, chưa cần tìm hiểu đã vội làm làm ngay mà không biết mình đã nhận thức sai yêu cầu của đề. Việc nhận thức đề không trúng, không chính xác khiến cho dàn ý của bài viết có một lối đi không đúng hướng. Để nhận thức chính xác về đề văn cần đọc kỹ và trả lời được câu hỏi sau đây: - Vấn đề trọng tâm (đề tài) cần làm nổi bật trong bài viết này là gì? - Đề văn này thuộc kiểu văn bản nào? - Phương thức biểu đạt chính và các phương thức nào có thể kết hợp? Nếu là văn nghị luận thì bài viết yêu cầu vận dụng những thao tác nghị luận nào? - Phạm vi kiến thức cần huy động và làm sáng tỏ ở đây là gì? Về lý luận văn học? Về kiến thức văn học sử, về kiến thức tác giả, tác phẩm? Kiến thức đời sống và kinh nghiệm bản thân? … 2. Kỹ năng tìm ý và lập dàn ý Trước một vấn đề của cuộc sống xã hội hoặc văn chương, mỗi người có những cách tìm hiểu và tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, các cách tiếp cận đó phải hợp lý và có sức thuyết phục. Vì thế, dù muốn hay không, người ra đề cũng như người viết bài cần phải nêu lên được cách hiểu và những ý cơ bản cần phải đạt được trong bài viết. Nghĩa là phải hình thành được hệ thống ý đáp ứng được yêu cầu của đề. 1.1. Tìm ý Để tìm được ý trong một đề văn (phân biệt với ý của tác phẩm được phân tích), một trong cách tương đối hiệu quả là người viết biết đặt ra các câu hỏi và tìm cách trả lời. Thực chất của quá trình này là người viết biết cách soi sáng đối tượng dưới nhiều góc độ, biết lật đi lật lại vấn đề để tìm hiểu, xem xét cho kỹ càng và thấu đáo hơn. Trong mỗi câu hỏi lớn, có thể đặt tiếp các câu hỏi nhỏ để triển khai các ý lớn. 1.2. Lập dàn ý Khi có ý rồi, người viết cần tổ chức, sắp xếp các ý thành một hệ thống nhằm làm nổi bật đối tượng, vấn đề. Thông thường, một bài văn có ba phần, mỗi phần có một nhiệm vụ cụ thể: Mở bài: giới thiệu đối tượng hoặc vấn đề trọng tâm cần làm sáng tỏ Thân bài: triển khai, cụ thể hóa đối tượng hoặc vấn đề trọng tâm đã nêu ở mở bài bằng hệ thống ý được sắp xếp một cách hợp lý Kết bài: chốt lại vấn đề, nêu suy nghĩ, bài học cho bản thân Tùy vào vấn đề, đối tượng cần thuyết phục và cách lập luận mà người viết có thể sắp xếp theo những dàn ý khác nhau. Việc sắp xếp ý cần linh hoạt nhưng cũng cần tuân theo một số nguyên tắc nhất định: - Các ý lớn phải ngang nhau và cùng làm sáng tỏ cho vấn đề trọng tâm - Các ý nhỏ phải nằm trong ý lớn và làm sáng tỏ cho ý lớn. Cần trình bày ý theo một thứ tự nhất định, tránh trùng lặp ý. - Có ý bắt buộc phải trình bày trước rồi mới tiếp tục trình bày các ý khác. - Cần xác định mức độ các ý cho hợp lý. Trong một bài văn, các ý không phải lúc nào cũng đồng đều và được trình bày ngang nhau. Có ý cần nêu kỹ, có ý chỉ cần nói qua, nói vừa đủ. Trong việc tìm ý và lập dàn ý, HS thường mắc phải một số lỗi sau đây: lạc ý (lạc đề), thiếu ý (sót ý), lặp ý, ý lộn xộn. 3. Kỹ năng diễn đạt Sau khi đã có ý rồi, vấn đề đặt ra là cần phải biết diễn đạt hay nghĩa là biết diễn đạt một cách khéo léo những ý của bài viết thành lời văn cụ thể. Dưới đây là một số yếu tố tạo nên cách diễn đạt hay: 3.1. Giọng văn và sự thay đổi giọng văn trong bài viết Giọng văn là sự thể hiện thái độ tình cảm, tư tưởng của mình trước một vấn đề mà mình đang thảo luận. Để bài viết sinh động, phong phú, người viết cần phải linh hoạt trong cách hành văn: - Giọng văn linh hoạt thể hiện trong hệ thống từ nhân xưng - Giọng văn linh hoạt thể hiện ở cách dùng các tiêu từ: vâng, đúng thế, như vậy, như thế,… - Giọng văn linh hoạt thể hiện trong cách dùng các từ phủ định Trong quá trình viết bài văn nghị luận, chúng ta không nên chỉ dùng một loại thao tác tư duy mà nên thay đổi liên tục để bài viết không nhàm chán, một chiều. Giọng văn còn được thể hiện ở nhiều phương diện khác như dùng từ, đặt câu, nêu ý, cách lập luận, cách dùng hình ảnh, … 3.2. Dùng từ độc đáo Dùng từ hay là một trong những yếu tố quyết định để có được cách diễn đạt hay. Để dùng từ hay và độc đáo, người viết tích lũy cho mình một vốn từ ngữ phong phú đồng thời có ý thức sử dụng chúng khi viết. 3.3. Viết câu linh hoạt Tính linh hoạt trong việc sử dụng câu thể hiện ở việc: tùy từng lúc, từng nơi, tùy vào giọng văn của từng đoạn mà có những loại câu tương ứng để diện đạt cho phù hợp. 3.4. Viết câu có hình ảnh Các kiểu văn bản như: miêu tả, tự sự, biểu cảm, … đều cần có hình ảnh. Ngay cả văn nghị luận cũng vậy. Ngôn ngữ văn nghị luận cũng cần phải hấp dẫn, lôi cuốn bằng từ ngữ có tính hình tượng và có sức biểu cảm cao. 3.5. So sánh văn học So sánh văn học được coi là một phương pháp, một cách thức trình bày khi viết bài nghị luận văn học. So sánh để thấy chỗ giống nhau, chỗ khác nhau để soi sáng mặt kế thừa truyền thống và mặt đổi mới của tác phẩm, hoặc đánh giá những chuyển biến hoặc tài năng biến hóa phong phú của một cây bút trong những tác phẩm viết chung, một đề tài, một hình ảnh ở nhiều thời điểm khác nhau; hoặc chỉ đề làm nổi bật một vài chi tiết nào đó của tác phẩm. Điều đáng lưu ý là so sánh văn học hiện nay được coi như một kiểu bài gọi là kiểu bài so sánh văn học. Để liên hệ, so sánh văn học, người viết phải có một vốn tri thức rộng về văn chương; tránh phô trương kiến thức lan man, mất trọng tâm. Những liên hệ, so sánh hay là những so sánh khiến cho người đọc cảm thấy rất tự nhiên mà vấn đề lại nổi bật được các góc cạnh và màu sắc của nó. 3.6. Lập luận sắc sảo chặt chẽ Lập luận có và cần ở mọi kiểu văn bản nhưng thể hiện rõ nhất ở văn nghị luận nhằm làm sáng tỏ vấn đề, thuyết phục người đọc. Muốn cho lập luận chặt chẽ, kín cạnh, người viết nên đặt địa vị vào người đọc, giả định những lời phản bác có thể có ở đọc giả để lập luận, đây còn gọi là cuộc đối thoại ngầm về một vấn đề nào đấy. 3.7. Phân tích dẫn chứng Dẫn chứng phải được phân tích cho hay và gắn với lí lẽ mà nó cần làm sáng tỏ. Phân tích dẫn chứng còn quan trọng hơn cả bản thân dẫn chứng. Có nhiều trường hợp, người viết bày la liệt các dẫn chứng mà không phục vụ trọn vẹn cho một lý lẽ nào cả. Vì vậy, khi chọn dẫn chứng ngoài yêu cầu chính xác, đa dạng, cần chú ý đến những dẫn chứng mà mình thấy có khả năng phân tích được hay và sắc sảo. 4. Kỹ năng trình bày Trình bày là sự thể hiện nội dung, câu chữ, bố cục thành hình thức cụ thể của bài viết trên trang giấy. Hai yêu cầu của việc trình bày là trình bày đúng và trình bày đẹp, có thể kể đến một số biểu hiện sau đây: - Chữ viết và chính tả sáng sủa, sạch sẽ - Lề và bố cục các phần rõ rệt - Quy cách trích dẫn: các dẫn chứng nếu đúng nguyên văn cần đặt trong dấu ngoặc kép; kết thúc lời dẫn cần ghi xuất xứ câu dẫn và để trong dấu ngoặc đơn. Nội dung xuất xứ trong dấu ngoặc đơn cũng cần thống nhất - Trình bày dẫn chứng: nếu dẫn chứng là thơ thì cần ghi vào giữa trang giấy để tạo khoảng trắng hai bên cân đối. Nếu là văn xuôi thì xuống dòng và lùi vào một chút trước khi mở ngoặc kép.
Trả lời
Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Kiến thức rất quan trọng nhưng không phải tự nhiên những hiểu biết về các kiểu văn bản có thể trở thành kỹ năng Làm văn nếu người viết không biết luyện tập. Muốn có kỹ năng thành thạo trong mỗi công việc, chúng ta cần phải làm nhiều, thực hành nhiều. Muốn có kỹ năng tạo lập văn bản, chúng ta cũng cần phải như vậy. Câu hỏi đặt ra là: Để làm được một bài văn theo một kiểu văn bản nào đó, người viết phải luyện tập bao nhiêu kỹ năng? Kỹ năng nào là chính, kỹ năng nào là phụ? Mối quan hệ giữa các kỹ năng ấy như thế nào? … Rất khó để trả lời được hết những câu hỏi này. Bởi lẽ, quan niệm về các kỹ năng còn chưa thống nhất. Dựa vào hai yêu cầu cơ bản là nội dung và hình thức trong một bài bài văn của HS trong nhà trường phổ thông, chúng ta có thể sắp xếp các kỹ năng tạo lập văn bản theo 4 nhóm kỹ năng lớn dưới đây: Nhóm 1: Kỹ năng tìm hiểu, phân tích đề Nhóm 2: Kỹ năng tìm ý, lập dàn ý Nhóm 3: Kỹ năng diễn đạt Nhóm 4: Kỹ năng trình bày Mỗi nhóm kỹ năng hướng tới một nhiệm vụ cụ thể và có thể hình thành các kỹ năng bộ phận khác nhau. Bốn nhóm kỹ năng nêu trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành một quy trình thống nhất theo trật tự: từ phân tích, tìm hiểu đề đến tìm ý, lập dàn ý, sau đó đến diễn đạt và cuối cùng là trình bày. 1. Kỹ năng tìm hiểu, phân tích đề Nhiều HS chưa có kinh nghiệm Làm văn khi mới đọc qua đề, chưa cần tìm hiểu đã vội làm làm ngay mà không biết mình đã nhận thức sai yêu cầu của đề. Việc nhận thức đề không trúng, không chính xác khiến cho dàn ý của bài viết có một lối đi không đúng hướng. Để nhận thức chính xác về đề văn cần đọc kỹ và trả lời được câu hỏi sau đây: - Vấn đề trọng tâm (đề tài) cần làm nổi bật trong bài viết này là gì? - Đề văn này thuộc kiểu văn bản nào? - Phương thức biểu đạt chính và các phương thức nào có thể kết hợp? Nếu là văn nghị luận thì bài viết yêu cầu vận dụng những thao tác nghị luận nào? - Phạm vi kiến thức cần huy động và làm sáng tỏ ở đây là gì? Về lý luận văn học? Về kiến thức văn học sử, về kiến thức tác giả, tác phẩm? Kiến thức đời sống và kinh nghiệm bản thân? … 2. Kỹ năng tìm ý và lập dàn ý Trước một vấn đề của cuộc sống xã hội hoặc văn chương, mỗi người có những cách tìm hiểu và tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, các cách tiếp cận đó phải hợp lý và có sức thuyết phục. Vì thế, dù muốn hay không, người ra đề cũng như người viết bài cần phải nêu lên được cách hiểu và những ý cơ bản cần phải đạt được trong bài viết. Nghĩa là phải hình thành được hệ thống ý đáp ứng được yêu cầu của đề. 1.1. Tìm ý Để tìm được ý trong một đề văn (phân biệt với ý của tác phẩm được phân tích), một trong cách tương đối hiệu quả là người viết biết đặt ra các câu hỏi và tìm cách trả lời. Thực chất của quá trình này là người viết biết cách soi sáng đối tượng dưới nhiều góc độ, biết lật đi lật lại vấn đề để tìm hiểu, xem xét cho kỹ càng và thấu đáo hơn. Trong mỗi câu hỏi lớn, có thể đặt tiếp các câu hỏi nhỏ để triển khai các ý lớn. 1.2. Lập dàn ý Khi có ý rồi, người viết cần tổ chức, sắp xếp các ý thành một hệ thống nhằm làm nổi bật đối tượng, vấn đề. Thông thường, một bài văn có ba phần, mỗi phần có một nhiệm vụ cụ thể: Mở bài: giới thiệu đối tượng hoặc vấn đề trọng tâm cần làm sáng tỏ Thân bài: triển khai, cụ thể hóa đối tượng hoặc vấn đề trọng tâm đã nêu ở mở bài bằng hệ thống ý được sắp xếp một cách hợp lý Kết bài: chốt lại vấn đề, nêu suy nghĩ, bài học cho bản thân Tùy vào vấn đề, đối tượng cần thuyết phục và cách lập luận mà người viết có thể sắp xếp theo những dàn ý khác nhau. Việc sắp xếp ý cần linh hoạt nhưng cũng cần tuân theo một số nguyên tắc nhất định: - Các ý lớn phải ngang nhau và cùng làm sáng tỏ cho vấn đề trọng tâm - Các ý nhỏ phải nằm trong ý lớn và làm sáng tỏ cho ý lớn. Cần trình bày ý theo một thứ tự nhất định, tránh trùng lặp ý. - Có ý bắt buộc phải trình bày trước rồi mới tiếp tục trình bày các ý khác. - Cần xác định mức độ các ý cho hợp lý. Trong một bài văn, các ý không phải lúc nào cũng đồng đều và được trình bày ngang nhau. Có ý cần nêu kỹ, có ý chỉ cần nói qua, nói vừa đủ. Trong việc tìm ý và lập dàn ý, HS thường mắc phải một số lỗi sau đây: lạc ý (lạc đề), thiếu ý (sót ý), lặp ý, ý lộn xộn. 3. Kỹ năng diễn đạt Sau khi đã có ý rồi, vấn đề đặt ra là cần phải biết diễn đạt hay nghĩa là biết diễn đạt một cách khéo léo những ý của bài viết thành lời văn cụ thể. Dưới đây là một số yếu tố tạo nên cách diễn đạt hay: 3.1. Giọng văn và sự thay đổi giọng văn trong bài viết Giọng văn là sự thể hiện thái độ tình cảm, tư tưởng của mình trước một vấn đề mà mình đang thảo luận. Để bài viết sinh động, phong phú, người viết cần phải linh hoạt trong cách hành văn: - Giọng văn linh hoạt thể hiện trong hệ thống từ nhân xưng - Giọng văn linh hoạt thể hiện ở cách dùng các tiêu từ: vâng, đúng thế, như vậy, như thế,… - Giọng văn linh hoạt thể hiện trong cách dùng các từ phủ định Trong quá trình viết bài văn nghị luận, chúng ta không nên chỉ dùng một loại thao tác tư duy mà nên thay đổi liên tục để bài viết không nhàm chán, một chiều. Giọng văn còn được thể hiện ở nhiều phương diện khác như dùng từ, đặt câu, nêu ý, cách lập luận, cách dùng hình ảnh, … 3.2. Dùng từ độc đáo Dùng từ hay là một trong những yếu tố quyết định để có được cách diễn đạt hay. Để dùng từ hay và độc đáo, người viết tích lũy cho mình một vốn từ ngữ phong phú đồng thời có ý thức sử dụng chúng khi viết. 3.3. Viết câu linh hoạt Tính linh hoạt trong việc sử dụng câu thể hiện ở việc: tùy từng lúc, từng nơi, tùy vào giọng văn của từng đoạn mà có những loại câu tương ứng để diện đạt cho phù hợp. 3.4. Viết câu có hình ảnh Các kiểu văn bản như: miêu tả, tự sự, biểu cảm, … đều cần có hình ảnh. Ngay cả văn nghị luận cũng vậy. Ngôn ngữ văn nghị luận cũng cần phải hấp dẫn, lôi cuốn bằng từ ngữ có tính hình tượng và có sức biểu cảm cao. 3.5. So sánh văn học So sánh văn học được coi là một phương pháp, một cách thức trình bày khi viết bài nghị luận văn học. So sánh để thấy chỗ giống nhau, chỗ khác nhau để soi sáng mặt kế thừa truyền thống và mặt đổi mới của tác phẩm, hoặc đánh giá những chuyển biến hoặc tài năng biến hóa phong phú của một cây bút trong những tác phẩm viết chung, một đề tài, một hình ảnh ở nhiều thời điểm khác nhau; hoặc chỉ đề làm nổi bật một vài chi tiết nào đó của tác phẩm. Điều đáng lưu ý là so sánh văn học hiện nay được coi như một kiểu bài gọi là kiểu bài so sánh văn học. Để liên hệ, so sánh văn học, người viết phải có một vốn tri thức rộng về văn chương; tránh phô trương kiến thức lan man, mất trọng tâm. Những liên hệ, so sánh hay là những so sánh khiến cho người đọc cảm thấy rất tự nhiên mà vấn đề lại nổi bật được các góc cạnh và màu sắc của nó. 3.6. Lập luận sắc sảo chặt chẽ Lập luận có và cần ở mọi kiểu văn bản nhưng thể hiện rõ nhất ở văn nghị luận nhằm làm sáng tỏ vấn đề, thuyết phục người đọc. Muốn cho lập luận chặt chẽ, kín cạnh, người viết nên đặt địa vị vào người đọc, giả định những lời phản bác có thể có ở đọc giả để lập luận, đây còn gọi là cuộc đối thoại ngầm về một vấn đề nào đấy. 3.7. Phân tích dẫn chứng Dẫn chứng phải được phân tích cho hay và gắn với lí lẽ mà nó cần làm sáng tỏ. Phân tích dẫn chứng còn quan trọng hơn cả bản thân dẫn chứng. Có nhiều trường hợp, người viết bày la liệt các dẫn chứng mà không phục vụ trọn vẹn cho một lý lẽ nào cả. Vì vậy, khi chọn dẫn chứng ngoài yêu cầu chính xác, đa dạng, cần chú ý đến những dẫn chứng mà mình thấy có khả năng phân tích được hay và sắc sảo. 4. Kỹ năng trình bày Trình bày là sự thể hiện nội dung, câu chữ, bố cục thành hình thức cụ thể của bài viết trên trang giấy. Hai yêu cầu của việc trình bày là trình bày đúng và trình bày đẹp, có thể kể đến một số biểu hiện sau đây: - Chữ viết và chính tả sáng sủa, sạch sẽ - Lề và bố cục các phần rõ rệt - Quy cách trích dẫn: các dẫn chứng nếu đúng nguyên văn cần đặt trong dấu ngoặc kép; kết thúc lời dẫn cần ghi xuất xứ câu dẫn và để trong dấu ngoặc đơn. Nội dung xuất xứ trong dấu ngoặc đơn cũng cần thống nhất - Trình bày dẫn chứng: nếu dẫn chứng là thơ thì cần ghi vào giữa trang giấy để tạo khoảng trắng hai bên cân đối. Nếu là văn xuôi thì xuống dòng và lùi vào một chút trước khi mở ngoặc kép.