Hệ thống Tính Điểm Tín Dụng Xã Hội (Social Credit System) liệu có quá đáng sợ?

  1. Kiến thức chung

seen-black-mirror-lets-talk-about-the-sesame-score-31

Bạn có suy nghĩ gì khi nhìn vào hình ảnh trên? Một xã hội mà những dữ liệu của người dân được thu thập và xử lí liên tục, thông qua hàng triệu camera xuất hiện khắp nơi. Trung Quốc đã bắt đầu xếp hạng công dân với hệ thống điểm số "tín nhiệm xã hội" (Social Credit System) - chính phủ có thể trừng phạt bạn vì những hành vi hoặc thái độ sai trái. Hệ thống này dự kiến sẽ hoàn toàn triển khai vào năm 2020, nhưng hiện tại nó đã và đang được thử nghiệm trên hàng triệu người dân. Đề án này là bắt buộc trên toàn quốc. Tất tần tật những thông tin về đề án này được thể hiện trong infographic dưới đây :

c6d8fddd9cdfb7a4fe4e7eef5813b6ec


Đa số mọi người đều sợ hãi trước đề án này. Nhưng nếu nhìn dưới góc độ lạc quan, mình vẫn thấy đề án này không có gì là quá ghê gớm :

  • Đầu tiên, dữ liệu của bạn không bao giờ là riêng tư nếu bạn sử dụng internet. Các trang thương mại điện tử, Grab, các hãng viễn thông...thu thập dữ liệu của bạn hàng ngày hàng giờ, để đưa ra những gợi ý, chương trình khuyến mãi phục vụ khách hàng tốt hơn ( nếu bi quan thì có thể hiểu là moi tiền khách hàng tốt hơn ). Việc Trung Quốc xếp hạng công dân cũng chỉ là một mô hình khổng lồ hơn thôi.
  • Tỉ lệ tội phạm sẽ giảm xuống. Tất nhiên không ai muốn làm trái pháp luật vì không chỉ bản thân người đó bị xếp hạng thấp mà còn ảnh hưởng đến bạn bè, gia đình và những người xung quanh người đó.
  • Thúc đẩy phát triển kinh tế. Vì nếu không làm việc và phát triển bản thân, bạn sẽ xếp vào nhóm “lười biếng” và điểm sẽ giảm xuống. Không chỉ thúc đẩy phát triển cả đất nước mà bản thân người đó cũng có lợi.

Nếu mô hình này được áp dụng mình nghĩ sẽ loại trừ được khá nhiều thời gian nhàn rỗi của người dân khắp cả nước. Còn bạn, bạn nghĩ sao về mô hình này?

Nguồn :


Từ khóa: 

tín dụng xã hội

,

scs

,

hệ thống tính điểm

,

trung quốc

,

social credit system

,

kiến thức chung

Công nghệ, hiện đại hay bất kỳ cái gì cũng có mặt trái của nó mà. Việc chấm điểm xếp hạng dựa trên dữ liệu social của user chắc chắn có nhiều bên làm; chẳng hạn như những gì FB đối xử với chúng ta cũng ko khác gì việc công dân bị chính phủ TQ theo dõi hết . Vấn đề ở đây là do lần đầu tiên có 1 chính phủ công khai sử dụng nó để làm công cụ quản lý, nên vô hình chung nó tạo nên những áp lực .

Trả lời

Công nghệ, hiện đại hay bất kỳ cái gì cũng có mặt trái của nó mà. Việc chấm điểm xếp hạng dựa trên dữ liệu social của user chắc chắn có nhiều bên làm; chẳng hạn như những gì FB đối xử với chúng ta cũng ko khác gì việc công dân bị chính phủ TQ theo dõi hết . Vấn đề ở đây là do lần đầu tiên có 1 chính phủ công khai sử dụng nó để làm công cụ quản lý, nên vô hình chung nó tạo nên những áp lực .

Luôn có như xu thế trái ngược nhau, đồng thời phát triển.

Ngoài tự nhiên:

  • Chọn lọc tự nhiên: Con nào mạnh thì thắng, loài nào mạnh sẽ thống trị. Loài kém thích nghi sẽ bị tiêu diệt.
  • Bảo tồn tự nhiên, bảo tồn động vật, vì môi trường: mọi loài đều có quyền chung sống, được bảo tồn duy trì Gen.

Trong xã hội con người:

  • Tự do: được làm điều mình muốn mình thích.
  • Dân chủ: Mỗi người đều có quyền bình đẳng nhất định (theo hiến pháp và pháp luật).

Trên Cyber:

  • Net Neutrality: Bình đẳng trên Internet.
  • Net Survellance, Social Network Scoring

Cá nhân mình thấy xu hướng tập trung (centralize) sẽ là xu thế tất yếu, là dòng chạy chủ đạo không thể thay đổi, nên những giải pháp như điểm tín dụng xã hội sẽ sớm trở thành trending của thế giới trong tương lai.

Mình nghĩ nó vẫn hơi có thiên hướng ép buộc ấy,kieu không thực sự làm người nào đó muốn trở thành một công dân tốt