Hiện tượng bạo lực học đường ngày nay có phải là một hiệu ứng tâm lý học không?

  1. Tâm lý học

Từ khóa: 

tâm lý học

,

tâm lý học

Chào bạn, cá nhân mình nghĩ đó không phải là một hiệu ứng tâm lý, mà là biểu hiện của các hội chứng tâm lý thường gặp ở trẻ vị thành niên (trong giai đoạn dậy thì). Theo kinh nghiệm dân gian, đây thường được gọi là giai đoạn "nửa trẻ em, nửa người lớn".

Thời điểm này, trẻ vị thành niên sẽ gặp khó khăn trong việc điều tiết cảm xúc và dễ có các hành vi gây rối. Nhưng dường như mức độ đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Và không thể không kể đến hai yếu tố: thực phẩm và công nghệ.

Thực phẩm ngày nay không tốt lành như trước và dễ tạo ra các thói quen ăn uống không lành mạnh. Nếu đi vào các cửa hàng tiện lợi, chúng ta có thể thấy lượng lớn nước ngọt, đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng gói sẵn được tiêu thụ mạnh bởi các bạn học sinh, từ ngày này qua ngày khác. 

Công nghệ ngày nay biết cách thu hút và thao túng người dùng đến mức khiến họ bất chấp sức khỏe của bản thân. Tình trạng ngủ vào lúc 1-2h sáng và dậy đi học vào lúc 7h sáng không phải là hiếm gặp trong giới học sinh nữa. Các bạn học sinh đến trường với một hệ thần kinh bị ức chế do thiếu ngủ, từ ngày này qua ngày khác.

Tổng kết lại, chúng ta thấy các sản phẩm là những "tên khủng bố tí hon" ưa thích chứng tỏ bản thân thông qua còn đường bạo lực, dễ rơi vào trạng thái "bộc phá". Thế nhưng thủ phạm thực sự lại chẳng phải là các bạn học sinh này hay bất kì "hiệu ứng tâm lý" nào.

Cha mẹ, thầy cô đang ở đâu và làm gì trong lúc các bạn nhỏ tiêu thụ đồ ăn nhanh rồi thức thâu đêm dùng điện thoại? 

Trả lời

Chào bạn, cá nhân mình nghĩ đó không phải là một hiệu ứng tâm lý, mà là biểu hiện của các hội chứng tâm lý thường gặp ở trẻ vị thành niên (trong giai đoạn dậy thì). Theo kinh nghiệm dân gian, đây thường được gọi là giai đoạn "nửa trẻ em, nửa người lớn".

Thời điểm này, trẻ vị thành niên sẽ gặp khó khăn trong việc điều tiết cảm xúc và dễ có các hành vi gây rối. Nhưng dường như mức độ đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Và không thể không kể đến hai yếu tố: thực phẩm và công nghệ.

Thực phẩm ngày nay không tốt lành như trước và dễ tạo ra các thói quen ăn uống không lành mạnh. Nếu đi vào các cửa hàng tiện lợi, chúng ta có thể thấy lượng lớn nước ngọt, đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng gói sẵn được tiêu thụ mạnh bởi các bạn học sinh, từ ngày này qua ngày khác. 

Công nghệ ngày nay biết cách thu hút và thao túng người dùng đến mức khiến họ bất chấp sức khỏe của bản thân. Tình trạng ngủ vào lúc 1-2h sáng và dậy đi học vào lúc 7h sáng không phải là hiếm gặp trong giới học sinh nữa. Các bạn học sinh đến trường với một hệ thần kinh bị ức chế do thiếu ngủ, từ ngày này qua ngày khác.

Tổng kết lại, chúng ta thấy các sản phẩm là những "tên khủng bố tí hon" ưa thích chứng tỏ bản thân thông qua còn đường bạo lực, dễ rơi vào trạng thái "bộc phá". Thế nhưng thủ phạm thực sự lại chẳng phải là các bạn học sinh này hay bất kì "hiệu ứng tâm lý" nào.

Cha mẹ, thầy cô đang ở đâu và làm gì trong lúc các bạn nhỏ tiêu thụ đồ ăn nhanh rồi thức thâu đêm dùng điện thoại?