Hiệu ứng Lucifer - Người tốt và Kẻ xấu chỉ cách nhau một bước

  1. Tâm lý học

Bản chất con người là thiện hay ác? Thực ra, đối với con người, ranh giới giữa thiện và ác vô cùng mong manh. Dưới sự tác động đầy cám dỗ từ thế giới bên ngoài, người tốt sẽ biến thành kẻ xấu, kẻ xấu cũng có thể trỗi dậy lương tâm và cho thấy mặt “tốt” của bản chất con người.
https://cdn.noron.vn/2022/12/22/lucifereffectjpg-780x386-1671678696.jpg
Một ngày năm 1971, giáo sư Philip Zimbardo của Đại học Stanford chuẩn bị thực hiện một thí nghiệm tâm lý táo bạo.
Công tác chuẩn bị cho thí nghiệm đang được tiến hành khá tốt. Đầu tiên, giáo sư Zimbardo sửa lại tầng hầm của Khoa Tâm lý học trong trường đại học này thành nhà tù và tuyển 24 tình nguyện viên tham gia thí nghiệm thông qua quảng cáo. Tiếp đến, ông kiểm tra các tình nguyện viên để chứng minh họ đều là “người bình thường có tâm lý khỏe mạnh”. Sau đó, ông chia ngẫu nhiên các tình nguyện viên thành hai nhóm: 9 tình nguyện viên trở thành “tù nhân” trong nhà tù, 9 người khác trở thành “lính canh” theo ca ba người một nhóm (những tình nguyện viên còn lại làm nhiệm vụ dự phòng cho họ, sẵn sàng thay thế những tình nguyện viên rút lui khỏi thí nghiệm). Giáo sư Zimbardo đảm nhận vai “quản ngục”.
https://cdn.noron.vn/2022/12/22/stanford-prison-2jpg-1671678940.jpg
Để đảm bảo tiến độ thí nghiệm diễn ra suôn sẻ, mỗi tình truyền viên tham gia thí nghiệm phải ký một thỏa thuận, đồng ý từ bỏ một số quyền con người trong quá trình thí nghiệm.
Ban đầu, các “lính canh” rất khó nhập vai. Giáo sư Zimbardo cho rằng họ quá nghiệp dư nên đã nhắc nhở họ rất nhiều lần: “Các bạn phải có đủ năng lực để đối phó với những tù nhân này.” Dần dần, tình hình đã được cải thiện. Các “lính canh” bắt đầu thể hiện quyền lực trong tay mình với các “tù nhân”, bắt các "tù nhân" làm những công việc nhục nhã như giam giữ hàng giờ đồng hồ, dùng tay không dọn bồn cầu, cắt bớt thời gian ngủ của họ...
24 tiếng sau thí nghiệm, những người tham gia nhận thấy rằng, các “lính canh” đã bắt đầu hứng thú với việc ngược đãi “tù nhân”. 
Cuối cùng, một “tù nhân” bị tra tấn tới mức gần như suy sụp đã đề nghị được rút khỏi thí nghiệm này (vì theo như thỏa thuận được ký, những người tham gia thí nghiệm có thể từ bỏ bất cứ lúc nào). Tuy nhiên, Zimbardo cho rằng, khả năng chịu đựng của người này quá kém nên đã bác bỏ yêu cầu của anh ta.
Trên thực tế, với tư cách là người lên kế hoạch và tổ chức thí nghiệm, giáo sư Zimbardo cũng đã bắt đầu ám ảnh với vai trò “quản ngục” của chính mình, từ đó mất đi tính khách sự thông cảm.
Đến ngày thứ 6 của cuộc thí nghiệm, tình hình bắt đầu vượt ngoài tầm kiểm soát – những tình nguyện viên đóng vai “lính canh” đã chìm đắm vào quyền lực mà không thể khống chế được. Cuối cùng, bạn gái của Zimbardo đã nhìn thấy tất cả và mạnh mẽ yêu cầu ông phải dừng lại ngay lập tức. Lúc này, giáo sư Zimbardo mới buộc phải kết thúc thí nghiệm.
Mãi cho đến khi kết thúc thí nghiệm, Zimbardo mới tỉnh ngộ và nhận ra tất cả những gì xảy ra trong nhà tù thí nghiệm ở Stanford là một sự điên rồ và vô nhân đạo.
Vậy, điều gì đã khiến những người “lính canh” thực hiện những hành động mất nhân tính đó? 
Bản chất con người là một đề tài muôn thuở trong nghiên cứu tâm lý học. Là một thí nghiệm kinh điển để nghiên cứu về đề tài này, thí nghiệm trong nhà tù Stanford đã tiết lộ cho mọi người thấy môi trường có sức ảnh hưởng lớn như thế nào tới hành vi cá nhân, đồng thời trả lời cho câu hỏi kinh điển về thiện và ác của bản chất con người: Người tốt có thực sự trở thành ác quỷ không?
Thí nghiệm này đã chứng minh trên đời này không có người tốt tuyệt đối và cũng không có kẻ xấu hoàn toàn, thiện và ác đồng thời tồn tại trong sâu thẳm bản chất con người, đồng thời chúng chuyển hóa lẫn nhau trong những hoàn cảnh xã hội nhất định. Tuy nhiên, trong một môi trường có trật tự xã hội tốt đẹp, những nhân tố xấu xa sẽ bị ẩn sâu trong nội tâm con người.
Khi gặp được hoàn cảnh thích hợp, chẳng hạn như “nhà tù Stanford”, chúng sẽ âm thầm trỗi dậy trong bóng tối. Hiệu ứng tâm lý này được giáo sư Zimbardo gọi là “hiệu ứng Lucifer”.
Nguồn: Phan Duy Anh
Từ khóa: 

hiệu ứng tâm lý

,

tâm lý học

Chính Facebook là nhà tù đó đó. Hãy tự nhìn bản thân, hầu hết ai cũng có cho mình 2 tài khoản, 1 nick thật và 1 nick ảo. Nick thật để thể hiện con người muốn thể hiện ra ngoài một cách khuôn mẫu, nick ảo vô danh tính thể hiện đúng bản chất toxic.
Trả lời
Chính Facebook là nhà tù đó đó. Hãy tự nhìn bản thân, hầu hết ai cũng có cho mình 2 tài khoản, 1 nick thật và 1 nick ảo. Nick thật để thể hiện con người muốn thể hiện ra ngoài một cách khuôn mẫu, nick ảo vô danh tính thể hiện đúng bản chất toxic.

Chúng ta nhìn rộng ra sẽ thấy thí nghiệm nhà tù stanford chỉ là mô hình của nhà tù thật mà thôi. Nhà tù thật của các quốc gia chỉ là mô hình của Trái đất thôi. 

"Khi gặp chuyện ngặt nghèo, những những cái con người văn minh này chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau. Hiểu không? Tao không phải quái vật tao chỉ đi trước thời đại thôi." - Joker