Học cách chung sống với người khác?

  1. Phong cách sống

Chung sống ở đây ý mình là cùng sinh hoạt chung trong một nhà/cơ quan/tập thể, có thể là một gia đình hoặc sống trong khu tập thể.

Sẽ có nhiều vấn đề xảy ra khi sống chung vì mỗi người một phong cách sống, thói quen sinh hoạt và ràng buộc bởi mối quan hệ khác nhau.

Dạo này mình nhận ra mình chưa biết cách sống chung với nhiều người lắm. Có thể mình chỉ nên sống một mình hoặc 2 mình thôi.

Cũng Có thể mình chưa giỏi đối nhân xử thế.

Nếu bạn có lựa chọn bạn sẽ chọn tăng khả năng đối nhân xử thế để hoà hợp khi sống chung với người khác hay chọn tìm kiếm những người hoà hợp với mình để thoải mái sống đúng cách mình muốn?

Từ khóa: 

phong cách sống

Một chủ đề rất sát với thực tiễn, cảm ơn bạn đã chia sẻ!

Sống chung với người khác chắc chắn ko phải là một việc đơn giản. Nội những thứ rất nhỏ nhặt như bạn ưa ngủ sớm, người kia hay ngủ muộn; bạn thích nghe pop, người kia thích hard rock; cách ăn uống của bạn đơn giản, người kia cầu kì...là đã đủ tạo ra phiền toái cho nhau rồi.

Đó là chưa tính đến vấn đề giao tiếp. Hai người (hoặc nhiều hơn) mà sống chung với nhau trong một thời gian dài thì khó có thể chỉ dựa vào những câu chuyện xã giao. Trong trường hợp này, những cuộc hội thoại sâu sắc hơn là rất cần thiết. Và nếu bạn lỡ sống chung với một người quá khác biệt về mặt tư tưởng, thì việc giao tiếp sẽ rất khó khăn, mệt mỏi.

Tất nhiên, trong mối quan hệ với người thân, đồng nghiệp...thường ngày, chúng ta cũng cần phải biết thích nghi. Nhưng với những mối quan hệ như vợ-chồng, thì mình thiên về việc cố gắng tìm kiếm những người hòa hợp với mình hơn. Vì kiểu gì thì bạn cũng sẽ dành hầu hết thời gian trong đời ở bên cạnh người vợ/chồng của mình.

Thân. :D

Trả lời

Một chủ đề rất sát với thực tiễn, cảm ơn bạn đã chia sẻ!

Sống chung với người khác chắc chắn ko phải là một việc đơn giản. Nội những thứ rất nhỏ nhặt như bạn ưa ngủ sớm, người kia hay ngủ muộn; bạn thích nghe pop, người kia thích hard rock; cách ăn uống của bạn đơn giản, người kia cầu kì...là đã đủ tạo ra phiền toái cho nhau rồi.

Đó là chưa tính đến vấn đề giao tiếp. Hai người (hoặc nhiều hơn) mà sống chung với nhau trong một thời gian dài thì khó có thể chỉ dựa vào những câu chuyện xã giao. Trong trường hợp này, những cuộc hội thoại sâu sắc hơn là rất cần thiết. Và nếu bạn lỡ sống chung với một người quá khác biệt về mặt tư tưởng, thì việc giao tiếp sẽ rất khó khăn, mệt mỏi.

Tất nhiên, trong mối quan hệ với người thân, đồng nghiệp...thường ngày, chúng ta cũng cần phải biết thích nghi. Nhưng với những mối quan hệ như vợ-chồng, thì mình thiên về việc cố gắng tìm kiếm những người hòa hợp với mình hơn. Vì kiểu gì thì bạn cũng sẽ dành hầu hết thời gian trong đời ở bên cạnh người vợ/chồng của mình.

Thân. :D

Mặc dù e biết rằng nên tăng khả năng đối nhân xử thế thì sẽ tốt hơn vì nó giúp mình thích nghi nhanh với môi trường và khả năng hợp tác tốt hơn nhưng hiện tại em vẫn đang chỉ chọn những người mà em nghĩ là phù hợp để kết bạn thôi ạ. Vì tính em hơi cứng nhắc, không giỏi giao tiếp lắm, e thích sự chân thành, thẳng thắn hơn nên giờ em vẫn chọn những người phù hợp để chơi, để làm việc thay vì nhiều bạn. Hiện tại là thế ạ, còn sau này có thể sẽ thay đổi theo nhận thức hoàn cảnh mà dù thế nào thì e vẫn mong được như bây giờ :)))

Em rất tin vào câu nói "Đúng người, đúng thời điểm." và em nghĩ câu nói này quả thật có thể áp dụng trong nhiều trường hợp.

Có thể trong thời điểm hiện tại, cá nhân chị không phù hợp để sống chung với ai đó. Chị nên cho chính mình khoảng #metime - thời gian dành cho bản thân. Nếu sau khoảng thời gian này, chị cảm thấy vẫn không phù hợp, không sao cả. Em không cảm thấy một người không giỏi đối nhân xử thế hay có thể tạm gọi là giỏi ngoại giao là có vấn đề. Người hướng nội hay người hướng ngoại, người giỏi giao tiếp hay người kém giao tiếp, vẫn có vai trò nhất định trong xã hội và có ích cho xã hội ạ. 

Trong câu hỏi cuối bài của chị, câu trả lời của em là em sẽ cố gắng thử cho đến khi tìm thấy "đúng người, đúng thời điểm". Nếu không thể, cũng không sao ạ. 

Đừng có cha chung ko ai khóc và cũng cầu trời đừng cho gặp ai cũng cha chung ko ai khóc. Như vậy sẽ sống chung lâu bền, ko thì ko chóng thì chầy, tất cả sẽ tan đàn xẻ nghé. Vậy thì cái cần học là việc nhiệt tình đối với việc chung. Vd: thấy cái nhà bẩn, tiện tay lấy chổi quét, trưa ng kia về trễ mình lo nấu cơm trước. Và những người còn lại cũng phải như vậy. Thế là ổn.

Còn có 1 dạng sống chung khác nữa. Là chung mái nhà và chỉ vậy thôi. Đồ ai nấy dùng, ko gian ai nấy sống, việc ai nấy làm, chỉ chung nhau cái mái nhà che nắng che mưa. Cái này là khi gặp những người để cho thằng sãi khác đóng cửa chùa vậy.