Học tài chính cá nhân từ đâu?

  1. Đầu tư & Tài chính

Đâu là những nguồn đáng tin cậy để bạn học Quản lý Tài chính cá nhân? Những tiêu chí nào được bạn cân nhắc để lựa chọn nguồn ấy?

Từ khóa: 

tài chính cá nhân

,

quản lý tài chính

,

tài chính gia đình

,

kỹ năng tài chính

,

giáo dục tài chính

,

đầu tư & tài chính

Mình học từ bạn bè, những người có điều kiện sống, income, resources gần tương tự với mình.

Ngoài ra, tất nhiên, mình có tham khảo về các cách quản lý tài chính cá nhân trên mạng, đó là lý thuyết. Còn thực hành cụ thể, mình tham khảo từ những người đang giống giống mình, gom nhiều tips hay thì cái lý thuyết kia sẽ hữu dụng hơn nhiều.

Cách đây 8 năm, mình được anh bạn chỉ cho cách thiết lập quản lý chi tiêu với Excel, mình chăm chỉ thực hiện trong 3 năm liền, đều đặn log hết chi tiêu vào Excel rồi xem các biểu đồ chi tiêu của mình trong tháng, cả năm như thế nào. Sau đó mình lấy vợ và không cần file excel kia nữa.

Trả lời

Mình học từ bạn bè, những người có điều kiện sống, income, resources gần tương tự với mình.

Ngoài ra, tất nhiên, mình có tham khảo về các cách quản lý tài chính cá nhân trên mạng, đó là lý thuyết. Còn thực hành cụ thể, mình tham khảo từ những người đang giống giống mình, gom nhiều tips hay thì cái lý thuyết kia sẽ hữu dụng hơn nhiều.

Cách đây 8 năm, mình được anh bạn chỉ cho cách thiết lập quản lý chi tiêu với Excel, mình chăm chỉ thực hiện trong 3 năm liền, đều đặn log hết chi tiêu vào Excel rồi xem các biểu đồ chi tiêu của mình trong tháng, cả năm như thế nào. Sau đó mình lấy vợ và không cần file excel kia nữa.

Mình xin chia sẻ với bạn một kênh Podcast về chủ đề tài chính cá nhân nhé. Hi vọng hữu ích với bạn



Sống qua cái đợt dịch Covid vừa rồi khiến mình phải nghiêm túc suy nghĩ về việc quản lý tài chính thế nào cho tốt, mình thấy nguồn để học tốt nhất là trải nghiệm từ chính bản thân và nhìn trường hợp của những người thân, bạn bè xung quanh rồi tự rút ra bài học cho mình.

1. BẢO HIỂM SỨC KHỎE RẤT CẦN THIẾT

Hiện nay, đa số mọi người đều sở hữu thẻ bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, sử dụng bảo hiểm y tế còn nhiều hạn chế về các chính sách và thủ tục, khiến người tham gia bảo hiểm không có cơ hội lựa chọn các cơ sở y tế có chất lượng tốt hơn. Đăng ký bảo hiểm sức khỏe giúp chúng ta tiết kiệm thời gian chờ đợi khám bệnh, đặc biệt là trong những tình huống khẩn cấp, hỗ trợ kịp thời vấn đề tài chính như được bảo lãnh viện phí và chi phí điều trị liên quan. Đặc biệt, bạn sẽ được tự do lựa chọn bất kỳ cơ sở y tế nào trong danh sách hợp đồng, có cơ hội tận hưởng dịch vụ chuyên nghiệp, chất lượng trên toàn quốc.

2. QUỸ DỰ PHÒNG KHẨN CẤP RẤT QUAN TRỌNG

Quỹ dự phòng khẩn cấp (Emergency Fund) là số tiền tiết kiệm đủ để đảm bảo các nhu cầu cơ bản của cuộc sống bình thường trong trường hợp khẩn cấp.

Trải qua gần 2 năm chiến đấu với COVID-19, mình nhận ra rằng có một khoản tiền dự phòng sẽ phần nào giảm bớt nỗi lo lắng khi đối mặt với những biến động của cuộc sống như tình trạng thất nghiệp, cắt giảm lương, sức khỏe của bản thân và gia đình bị đe dọa…. Thiết lập quỹ khẩn cấp ngay từ bây giờ sẽ giúp bạn cảm thấy yên tâm, đồng thời giảm bớt áp lực về tài chính trong những lúc khó khăn. Mặc dù không có một con số nhất định nhưng hầu hết các chuyên gia tài chính đều cho rằng quỹ khẩn cấp tương đương với 3-6 tháng chi tiêu là hợp lý.

3. CẦN PHẢI KỶ LUẬT TRONG CHI TIÊU

Nhiều người có thói quen kiếm được bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu hay thậm chí tiêu tiền trước, kiếm tiền sau, kết quả là không có bất kỳ khoản dư nào cho những trường hợp cần thiết. Chúng ta đặt nhu cầu giải trí, ăn chơi, mua sắm lên hàng đầu, dễ bị cám dỗ bởi các chương trình giảm giá, khuyến mãi mà chi tiêu vô tội vạ để thỏa mãn bản thân. COVID-19 xuất hiện là lúc chúng ta nghiêm túc suy ngẫm lại về khoản tiền phục vụ cho các nhu cầu trên, từ đó nhận ra được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân để chi tiêu một cách hợp lý, hiệu quả. Khi bạn học được cách kiểm soát thói quen chi tiêu của bản thân, bạn sẽ tự tin xử lý các tình huống bất ngờ trong tương lai. Hãy tạo ra kỷ luật cho ví tiền của bạn và duy trì nó nhé!

Mình cơ bản là chưa học về quản lý tài chính cá nhân; chủ yếu để ý bạn bè và tự đúc kết cho mình một số nguyên tắc.

Nguyên tắc lớn nhất của mình là quản lý theo thứ tự ưu tiên & mục tiêu theo các giai đoạn khác nhau.

Ví dụ mấy năm trước, ưu tiên của mình là trải nghiệm; 80% mình chi phí cho cuộc sống, trải nghiệm; cho việc giúp đỡ gia đình ... 20% mình giữ cho việc chi phí liên quan đến saving cho sức khỏe. Gần như mình ko có chi phí cho việc đầu tư hay phát sinh đầu tư.

Bắt đầu tư năm ngoái tới giờ thì mình bắt đầu cắt bớt chi phí trải nghiệm, 50% thu nhập dành cho cuộc sống cá nhân và cho gia đình, 30% bắt đầu spend cho một số hoạt động saving rồi đầu ư; 20% còn lại là cho sức khỏe :)) 

Quản lý chi tiêu hàng ngày thì gần đây mình sử dụng Money Lover để mình hình dung được mình chi phí nhiều nhất cho việc gì; sau một thời gian khoảng 4 tháng mình bắt đầu nhìn được thói quen của mình thì hiện tại mình đang dừng lại rồi :)) 

Muốn học quản lý tài chính cá nhân ư? Đừng tìm kiếm những điều xa xôi mà hãy bắt đầu từ ngay từ chiếc ví của bạn.