Ikebana – Nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Cùng tìm hiểu về một nét văn hóa Nhật Bản Giống như những loại hình nghệ thuật khác, Ikebana thể hiện sự sáng tạo trong những quy tắc cắm hoa nhất định. Cành cây, lá, cỏ, hoa tươi thường được sử dụng và trung tâm vẻ đẹp của bình hoa là sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc với hình dạng tự nhiên, ý nghĩa của bình hoa mà người cắm muốn gửi gắm được ẩn dấu một cách khéo léo. Theo nghĩa văn học, Ikebana là “hoa sống”, là nghệ thuật diễn tả những tình cảm khi thưởng thức thiên nhiên, một nền nghệ thuật tái tạo lại không gian của cảnh vật với một cành cây, một ngọn cỏ, bộc lộ những sắc thái tình cảm qua các cung bậc màu sắc của các loài hoa. Ikebana cũng được xem là một nghệ thuật giống như hội họa hay điêu khắc với một lịch sử lâu đời đã được ghi chép lại. Ở Nhật Bản, các bình cắm hoa cũng được sử dụng như đồ trang trí giống như các bức tranh hay các tác phẩm nghệ thuật khác. Lịch sử IKEBANA Ikebana còn gọi là kado hay Hoa đạo, có nguồn gốc từ nghi lễ dâng hoa cho Đức Phật, rồi phát triển thành một hình thức nghệ thuật đặc biệt từ thế kỷ 15, với nhiều phong cách và trường phái. Nghi thức dâng hoa trong Phật giáo (kuge) được Ono no Imokodu du nhập từ Trung Hoa vào Nhật Bản vào đầu thế kỷ thứ 7, sau đó trường phái cắm hoa Ikenobo khẳng định mình là con cháu của ông. Ngoài dâng cúng trong tôn giáo ra, không có ghi chép nào về một hình thức cắm hoa có hệ thống ở Nhật Bản trước cuối thế kỷ 15. Giữa thế kỷ 15, cùng với sự nổi lên của những phong cách cổ điển đầu tiên, Ikebana trở thành một môn nghệ thuật đặc trưng của tôn giáo, cho dù nó vẫn tiếp tục giữ lại được tính tượng trưng và ý nghĩa triết học. Đến thế kỷ 16, 17 mặc dù trường phái Ikenobo vẫn thịnh hành nhưng nhiều trường phái rikka( một cách cắm hoa công phu tìm cách phản ánh sự hùng vĩ của thiên nhiên ) đã ra đời và phát triển mạnh dưới sự bảo trợ của quý tộc.
Trả lời
Cùng tìm hiểu về một nét văn hóa Nhật Bản Giống như những loại hình nghệ thuật khác, Ikebana thể hiện sự sáng tạo trong những quy tắc cắm hoa nhất định. Cành cây, lá, cỏ, hoa tươi thường được sử dụng và trung tâm vẻ đẹp của bình hoa là sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc với hình dạng tự nhiên, ý nghĩa của bình hoa mà người cắm muốn gửi gắm được ẩn dấu một cách khéo léo. Theo nghĩa văn học, Ikebana là “hoa sống”, là nghệ thuật diễn tả những tình cảm khi thưởng thức thiên nhiên, một nền nghệ thuật tái tạo lại không gian của cảnh vật với một cành cây, một ngọn cỏ, bộc lộ những sắc thái tình cảm qua các cung bậc màu sắc của các loài hoa. Ikebana cũng được xem là một nghệ thuật giống như hội họa hay điêu khắc với một lịch sử lâu đời đã được ghi chép lại. Ở Nhật Bản, các bình cắm hoa cũng được sử dụng như đồ trang trí giống như các bức tranh hay các tác phẩm nghệ thuật khác. Lịch sử IKEBANA Ikebana còn gọi là kado hay Hoa đạo, có nguồn gốc từ nghi lễ dâng hoa cho Đức Phật, rồi phát triển thành một hình thức nghệ thuật đặc biệt từ thế kỷ 15, với nhiều phong cách và trường phái. Nghi thức dâng hoa trong Phật giáo (kuge) được Ono no Imokodu du nhập từ Trung Hoa vào Nhật Bản vào đầu thế kỷ thứ 7, sau đó trường phái cắm hoa Ikenobo khẳng định mình là con cháu của ông. Ngoài dâng cúng trong tôn giáo ra, không có ghi chép nào về một hình thức cắm hoa có hệ thống ở Nhật Bản trước cuối thế kỷ 15. Giữa thế kỷ 15, cùng với sự nổi lên của những phong cách cổ điển đầu tiên, Ikebana trở thành một môn nghệ thuật đặc trưng của tôn giáo, cho dù nó vẫn tiếp tục giữ lại được tính tượng trưng và ý nghĩa triết học. Đến thế kỷ 16, 17 mặc dù trường phái Ikenobo vẫn thịnh hành nhưng nhiều trường phái rikka( một cách cắm hoa công phu tìm cách phản ánh sự hùng vĩ của thiên nhiên ) đã ra đời và phát triển mạnh dưới sự bảo trợ của quý tộc.