[Infographic] Cùng tìm hiểu về 3 trận chiến lịch sử trên sông Bạch Đằng

  1. Lịch sử

Gần đây thấy trên Noron! có chiến dịch gây quỹ Tinh Hoa Việt Nam, người người nhà nhà đóng góp nên mình cũng muốn góp vui nhẹ một nội dung là Infographic này. Mặc dù câu hỏi và trả lời thì mới được tính là một đóng góp nhưng vì thích hình ảnh và muốn mọi thứ hấp dẫn hơn nên mình vẫn làm cái infographic này chia sẻ đến mọi người.

Nhắc đến sông Bạch Đằng, hầu hết chúng ta đều nhớ đến trận chiến của Ngô Quyền vào năm 938 - trận chiến giúp nước ta thoát khỏi giai đoạn 1000 năm Bắc thuộc. Tuy nhiên, trên dòng sông Bạch Đằng này cũng đã diễn ra 2 trận chiến vẻ vang không kém mà không phải ai cũng biết rõ. Dưới đây sẽ là Infographic tóm tắt ngắn gọn về 3 trận chiến lịch sử từng diễn ra trên sông Bạch Đằng:

c4a64e0f25b5b0b9f563be927fce2d14


Sông Bạch Đằng là một con sông thuộc hệ thống sông Thái Bình, chảy giữa thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) và huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng). Con sông này được coi là phương thức di chuyển tốt nhất bằng đường thủy để đi từ Phía Nam Trung Quốc vào tới Hà Nội. Chính vì vị trí đắc địa không phải dòng sông nào cũng có được mà con sông này được lựa chọn là nơi diễn ra nhiều trận thủy chiến của quân ta.

Trận chiến năm 938

Đây là trận chiến mở màn trong 3 chiến thắng trên sông Bạch Đằng của quân ta. Trận chiến sử dụng kế sách cắm cọc dưới lòng sông cùng sự chỉ huy của Ngô Quyền đã khiến quá nửa quân Nam Hán cùng Hoàng tử Lưu Hoằng Tháo tử vong. Vua Nam Hán tiếp ứng ở biên giới nhưng cũng không kịp đối phó đành rút lui. Sau trận chiến, Ngô Quyền lên ngôi vua, xưng là Ngô Vương, lập ra nhà Ngô.

Trận chiến năm 981

Trận chiến trên sông Bạch Đằng này diễn ra vào thời vua Lê Đại Hành, là trận chiến nằm trong giai đoạn chiến Tranh Tống - Việt năm 981. Ở trận chiến này, Lê Đại Hành đã bí mật tăng cường lực lượng chuẩn bị và chọn 1 khúc sông hiểm yếu rồi bố trí quân mai phục chờ sẵn. Sau cuộc chiến lớn này, Đại Tống chấp nhận xuống nước, đến năm 986 chính thức thừa nhận Lê Đại Hành cai trị Đại Cồ Việt.

Trận chiến năm 1288

Đây được coi là một trận đánh quan trọng trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông của nước ta, được chỉ huy bởi Trần Hưng Đạo, Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông. Trận chiến sử dụng kế cắm cọc trên sông Bạch Đằng của Hưng Đạo Vương với việc quân sĩ của ông lừa được địch vào trận địa cọc nhân triều rút. Trận chiến kết thúc với chiến thắng của quân ta là bắt được hơn 400 chiến thuyền và nhiều bại tướng.

Trên đây chính là nội dung mình tổng hợp được từ câu hỏi, câu trả lời của 3 bạn đã đóng góp ở chiến dịch Tinh Hoa Việt Nam kết hợp với một chút tìm hiểu của mình. Mong có thể nhận được phản hồi và một vài nội dung đề xuất từ mọi người về các chủ để lịch sử, văn hóa Việt để mình có thể cải thiện thêm infographic.

Từ khóa: 

lịch sử

,

sông bạch đằng

,

sự kiện lịch sử

,

lịch sử

Trước giờ nhắc đến chiến thắng trên sông Bạch Đằng mình cũng chỉ nghĩ đến trận chiến của Ngô Quyền, đọc bài bạn biết thêm được 2 sự kiện hay ho nữa. Hay quá Tuyết Mai ơi!

Trả lời

Trước giờ nhắc đến chiến thắng trên sông Bạch Đằng mình cũng chỉ nghĩ đến trận chiến của Ngô Quyền, đọc bài bạn biết thêm được 2 sự kiện hay ho nữa. Hay quá Tuyết Mai ơi!

Trong 3 trận chiến trên mình đánh giá thấp nhất trận chiến của Trần Hưng Đạo, vì trận chiến này đã ở hồi kết của cuộc chiến, quân Nguyên chỉ còn tập trung rút chạy, không còn sĩ khí và sự cẩn trọng của một đội quân xâm lược nữa, để được như thế là công lao to lớn của ông con nuôi của Vua Trần