Nỏ Thần Liên Châu - Siêu vũ khí của An Dương Vương có thật hay không?

  1. Lịch sử

Huyền sử hay dã sử thì cũng dựa một phần nào đó sự thực chứ không phải hoàn toàn hư cấu. Như chuyện cuộc chiến thành Troy trong trường ca Illiads, các nhà khảo cổ đã lần ra được dấu vết của thành Troy thật bị lửa hỏa thiêu. Hoặc thành phố vàng El Dorado cũng để lại dấu tích cho người sau tìm kiếm. Trở lại, khi mình đọc về thành Cổ Loa và đặc biệt là thứ vũ khí lợi hại của Thục Phán thì tin rằng nó có thật.

“Hồi bấy giờ, ở phía Bắc Âu Lạc có nước Nam Việt của Triệu Đà là một nước cường thịnh. Cậy có đất rộng, dân đông, lại thiện chiến, Triệu Đà mấy lần kéo quân sang đánh, nhưng mỗi lần vượt cõi là một lần chuốc lấy thất bại. Bên này An Dương Vương sai đem nỏ thần ra bắn. Mỗi phát bắn ra, tên bay rào rào, quân Nam Việt chết như rạ. Thấy nhiều phen bị thiệt hại nặng nề, Triệu Đà đành phải gác chuyện can qua.”

Nỏ thực ra xuất hiện từ khá sớm vào thời Chiến Quốc của Tàu, nhưng nỏ lợi hại như của Âu Lạc thì chưa từng thấy, đó là lý do Triệu Vũ Đế khá sốc khi quân Nam Việt phải chịu hàng loạt cơn mưa tên giáng xuống. Về sau ông tìm cách nẫng luôn công nghệ thần kỳ này đem về thì An Dương Vương mới chịu quit game. 

Chuyện “đạo chích” ăn cắp bản quyền trong lịch sử không hiếm. Hồi hai con quái vật La MãCarthage choảng nhau để giành quyền bá chủ Địa Trung Hải, Carthage có tàu Quinreme rất ghê gớm, La Mã chỉ có tàu ghẻ Trireme thôi, đụng nhau là thấy mẹ liền. Thế là La Mã nhân dịp một chiếc Quinreme lạc trôi trong hải phận của mình bèn tìm cách bắt cóc. Sau đó họ mổ ra để tìm hiểu cấu tạo, đồng thời nhân giống hàng loạt tàu Quinreme chính hiệu La Mã. Carthage bị đánh tơi bời hoa lá hẹ và đành chấp nhận nhường Địa Trung Hải cho chủ mới.

Nhà thông thái Achimedes của Hy Lạp chế tạo được các loại vũ khí kỳ dị như cà nông hơi nước, cho đến nổi tiếng nhất là súng mặt trời, hoặc các món ăn chơi của Đức Quốc xã cũng đều thất truyền khi chủ nhân của chúng đi chầu âm phủ. Loại nỏ lợi hại của An Dương Vương bị đánh cắp, và có lẽ cũng thất truyền khi nhà Triệu diệt vong. 

Ít ai biết trong thời Tam Quốc, chúa tể Đông Ngô Tôn Quyền trong lúc đánh nhau với Lưu Bị và Tào Tháo vẫn dành một sự quan tâm đặc biệt cho nhà Triệu. Vị hoàng đế mắt biếc râu tía sai Lã Du xuống kinh đô cũ của nhà Triệu đào lăng mộ để tìm kiếm vật quý, nhưng chỉ thấy mộ của Triệu Anh Tề. Châu báu được moi lên nhưng tuyệt nhiên không thấy dấu tích của nỏ thần. Mộ của Triệu Văn Đế Triệu Muội (có thể là con trai Mỵ ChâuTrọng Thủy) đến thế kỷ 20 mới được khai quật, nhiều bảo vật khắp thế giới được phát hiện, nhưng phương thức chế tạo nỏ thần vẫn bặt tăm. Chỉ với cung liên hợp làm bằng gỗ, ghép thêm sừng và gân, dán bằng keo nấu từ xương, mà người Mông Cổ đã mở được một lãnh thổ vô cùng khủng bố. Thử nghĩ với tính cách hung hãn hiếu chiến, cộng thêm nỏ thần nữa thì người Việt còn tiến xa tới đâu ở Đông Nam Á?

Thứ Lộc thấy gần với mô tả nỏ thần An Dương Vương nhất có lẽ là Hwacha của các thanh niên K-Pop Hàn Xẻng.

“Nói đoạn, thần đi thẳng xuống biển. Vua An Dương Vương đưa vuốt cho viên tướng Cao Lỗ, bảo làm lẫy nỏ như lời dặn của thần. Nỏ làm xong, mỗi một phát bắn hàng ngàn mũi tên tua tủa bay vút ra, kẻ địch dù đông cũng khó lòng sống sót.”

Gần đây, nhóm nghiên cứu của Bảo tàng lịch sử Quân sự và Trung tâm nghiên cứu tiền sử Đông Nam Á cùng với nghệ nhân ở Hòa Bình thông báo đã phục dựng thành công chiếc nỏ Cao Lỗ sáng chế, tuy chưa được hoàn hảo như nỏ thần liên châu ngày xưa. Quan điểm của bạn là gì? Bạn nghĩ nó là huyền thoại hay sự thực?

----

Nếu bạn thấy hay, hãy bấm vào đây để ủng hộ Lộc: 

https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSfCcdauYrZq66bcZ2LR8vyYoYDllFdVpJ8sSC_MFmQHyNa7-g/viewform

Từ khóa: 

triệu đà

,

nỏ thần

,

an dương vương

,

âu lạc

,

lịch sử

Truyền thuyết thì dựa vào sự thật của lịch sử nên có thể nói là nỏ là liên châu là có thật nhưng chỉ có thể bắn dc vãi mũi liền 1 lúc thôi

Trả lời

Truyền thuyết thì dựa vào sự thật của lịch sử nên có thể nói là nỏ là liên châu là có thật nhưng chỉ có thể bắn dc vãi mũi liền 1 lúc thôi

An Dương Vương Thục Phán đánh chiếm nước Văn Lang chứ không phải được nhường ngôi. Việc đánh Văn Lang dựng nước Âu Lạc cho thấy hắn là người hiếu chiến, nhưng Triệu Đà mang quân xâm lược mấy lần đều không xuất binh đánh trả có thể là vì Âu Lạc binh lực không đủ.

Nhưng, Âu Lạc có nỏ "xịn" lấy ít thắng nhiều là điều đã được chứng minh qua vài lần đánh bại quân Triệu. Vậy thì chả có lý nào Thục Phán phải sợ Triệu Đà mà không đánh trả.

Vậy ta xét qua về nỏ thần của quân Âu.

*Nếu như là nỏ cá nhân nhỏ nhẹ thì có chu ko nu bắn liên tiếp nhưng không có tư liệu nói về chu ko nu là do Âu Lạc làm nên, vả lại " một lần bắn ngàn mũi tên" thì chu ko nu mỗi lần chỉ bắn một mũi, có khác là tốc độ bắn nhanh gấp nỏ thường nhiều lần.

tôi thấy có một số hình tham khảo bên trên về 1 cây nỏ có nhiều mũi tên đặt trên thân nỏ rộng rãi. cây nỏ này chỉ để làm cảnh, không thể bắn được một mũi tên nào bay xa quá 5m. Tất cả các loại nỏ đều có rãnh nỏ, rãnh nỏ thường sâu bằng 1/3 đến 1/2 độ dày của mũi tên, tác dụng giống như nòng súng, định hình đường tên (đạn) và giúp mũi tên có động năng lớn nhất. nếu không có rãnh thì không khác gì bắn cung bằng 1 tay. nên loại nỏ này cũng không thể là nỏ thần, thậm chí k thể gọi là nỏ.

*nỏ "cơ giới": tôi không nghĩ ra danh từ nào nên đành để là nỏ cơ giới. loại nỏ cực lớn, di chuyển khó khăn giống như xe nỏ balista của la mã hoặc KHÔNg THỂ DI CHUYỂN được cố định trên tường thành. bức ảnh về hwacha có thể chính là nỏ thần hoặc phiên bản gần nhất của nỏ thần, theo ý kiến của tôi. bởi vì một lần k bắn đc ngàn mũi trăm mũi nhưng cũng bắn được mấy chục mũi, người xưa thường nói quá lên để tạo ra sự thần thánh. nói 10 thì tin 1,2 thôi.

về phần mũi tên của nỏ thần, thì đồng và đồng thau thời Âu Lạc là kim loại quý, khó khai thác, làm dao găm, mũi mâu, đúc trống đồng còn k đủ thì lấy gì ra làm trăm ngàn vạn triệu mũi tên để bắn? nên nhớ, đồng thau cũng k quá cứng rắn, làm cả mũi tên bằng đồng bắn xong đúc lại là cái chắc.

chưa hết, về sau tại sao sắt đồng thừa mứa rồi người ta không đúc toàn bộ mũi tên bằng sắt đồng mà chỉ bọc kim loại ở đầu mũi tên cho tên thường, còn "lang nha trọng tiễn" chuyên phá giáp mới làm cả đầu mũi tên bằng sắt?

bởi vì cung, nỏ là VŨ KHÍ TẦM XA, bắn xa thì phải nhẹ, càng xa càng tốt, làm toàn bộ bằng đồng bắn 20 mét rớt thì cầm hòn gạch ném cũng xa 20m đúc làm gì cho nhọc, cứ cầm cục đồng ném là xong.

còn làm mũi tên đồng rỗng ruột thì khỏi cần nói, trống đồng to như vậy mới đúc đc vài trăm cái, càng nhỏ càng tinh xảo, đúc 10 vạn mũi chắc đúc đến 2020 mới xong.

mũi tên của nỏ thần, có khắp mọi nơi, chặt về cắt vát đầu, bọc thêm 1 lớp đồng hoặc làm vật nặng ở đầu đuôi đối trọng là xong. không tốn thời gian gia công quá nhiều.

vâng, đó chính là tre, luồng, giang, nứa thừa mứa chứa chan khắp đất việt.

hoặc chặt cây bạch đằng lấy lõi bọc đồng là xong.

ngàn vạn mũi SIÊU TRỌNG tiễn cũng chỉ cần vài tháng.

tre nứa cực kì cứng cáp, trừ khi đập dập còn nếu như xuyên đường thẳng, lực nỏ đủ mạnh thì một mũi "tên" tre nứa chắc chắn "xiên táo" 3-4 người là điều bình thường.

và thời này, chắc chắn áo giáp mạnh nhất của binh sĩ chỉ là giáp da, khiên chắc chắn nhất chỉ là khúc gỗ. đừng xem mấy cái phim sở hán tranh hùng mà lầm, như đã nói, ăn đói mặc rách, đồng là kim loại quý, làm kiếm còn chưa đủ lấy đâu làm giáp.

tướng lĩnh chỉ có một cái gọi là HỘ TÂM KÍNH làm từ đồng mà thôi. to bằng 2 bàn tay là hết.

Ông bà xưa có câu: Có tích mới dịch ra tuồng - không có lửa làm sao có khói, phải có 1 phần sự thật thì người ta mới viết nên huyền thoại chứ :) nỏ thần theo tôi là có thật 100% còn bố cục sử dụng ntn, thì chưa tìm được nguyên bản đương nhiên ta chỉ có thể tưởng tượng mà thôi :)

Đợt trước mình vào bảo tàng Việt Nam, đó chính là tòa nhà hình kim tự tháp lộn ngược bị dân mạng gạch đá rất nhiều ấy. Trong đó mình nhớ có trung bày một số cung nỏ thời này. Trong đó có những cái cung, nỏ lắp được nhiều mũi tên một lúc. Mình nghĩ "nỏ thần" thì chắc là không có nhưng cung thủ Âu Lạc chắc chắn đã từng là điểm mạnh của chúng ta. Trong tựa game đế chế II,  Rise of the Raja cung thủ Việt cũng được đánh giá rất cao.

Có khi nào giống với nỏ của khổng minh chế tạo trong tam quốc không

em thì nghĩ không có đâu. Vì ngày xưa có thể du kích An Dương Vương từng thắng. Chứ nỏ có thì sao nhà Triệu sau này bị hiếp râm dc :D. em nghĩ chỉ là nhiều Cung or là đánh du kích bắn tên trong rừng phi ra nhiều nên đồn đại lại thôi. Mượn cái cỗ máy của Doremon mới chứng minh dc :D

Mình nghĩ là nỏ thần phục dựng đã khá gần với bản gốc rồi, chẳng có gì là quá kì bí đâu. Nỏ thần đơn giản nguy hiểm có khả năng chống lại quân đội Triệu Đà cơ bản vì nó được dùng ở thành Cổ Loa, đứng ở trong thành đất cao vài mét và bắn tên tua tủa thì quân Triệu Đà khó mà cự được.

Là thật ah .mà chắc là to lắm mới có thể chứa nhiều mui ten vay.lúc xung trận công thành mà nó bắn ra từ vài chục đến cả trăm thì ko trúng anh này cũng ghim vào anh kia .Cao lỗ mà làm khoang trăm cái nỏ là kê cao gối mà ngủ cũng giữ được thành

ok cứ cho là có nỏ thần đi, bắn phát cả ngàn mũi tên, nhưng mà độ chính xác liệu có cao không? rồi lúc load đạn ra làm sao? cả ngàn mũi mà bắn liên tục được thì ảo lắm, hệ thống tiếp đạn phải cực kỳ cơ động, rồi cơ sở vật dụng sản xuất mũi tên số lượng lớn và tính đồng bộ nữa, chứ vót tay mũi dày mũi mỏng thì load vào ổ làm sao được..

Triệu Muội sinh năm 175 TCN sau khi nước Âu Lạc mất 4 năm nên không thể là con của Mỵ Châu theo em đọc là thế ?