Kể tên những cuộc thập tự chinh trấn động lịch sử.

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Có 9 cuộc thập tự chinh trấn động lịch sử: Cuộc Thập tự chinh thứ nhất (1096-1099): Cuộc Thập tự chinh đầu tiên bắt đầu sau lời kêu gọi của Giáo hoàng Urban II đáp ứng kháng thư của hoàng đế Byzantine Alexios I Komnenos về việc giúp đỡ họ chống lại quân xâm lược người Hồi giáo. Cuộc Thập tự chinh nổ ra nhằm giải phóng vùng Đất Thánh và vùng đất thiêng Jerusalem khỏi người Hồi giáo, giải phóng những tín đồ Công giáo khỏi sự thống trị của Hồi giáo. Thành phần tham gia chủ yếu là các nông dân và hiệp sĩ. 2. Cuộc Thập tự chinh thứ hai (1147 - 1149): Vào năm 1144, tướng lĩnh Hồi giáo Imad-ed-din Zangi đã tập hợp người Hồi giáo từ các nước Thổ Nhĩ Kì và Arap tấn công vương quốc Jerusalem của người Công giáo. Tuy không chiếm được Jerusalem, nhưng họ đã chiếm được Lãnh địa Edessa. Để quyết tâm phục thù, Giáo hoàng Êugêniô III đã tuyên bố cuộc Thập tự chinh thứ hai. 3. Cuộc Thập tự chinh thứ 3 (1189 - 1192): Nguyên nhân của cuộc Thập tự chinh thứ ba này là người châu Âu muốn chiếm lại Đất Thánh vốn đã rơi vào tay quân Hồi giáo của Saladin năm 1187. Và đây cũng được biết đến như cuộc Thập tự chinh của các vua (vì cuộc Thập tự chinh này được ba vị hoàng đế đầy quyền lực tại châu Âu điều khiển). Tuy nhiên, vua Frederick I (Barbarossa) đã chết đuối trên đường tới Đất Thánh khiến cho nhiều chiến sĩ của ông nản chí bỏ về. 4. Cuộc Thập tự chinh thứ tư (1202 - 1204): Không thể để mất Jerusalem, Giáo hoàng Innocent III đã phát động cuộc Thập tự chinh thứ tư vào năm 1199. Tuy nhiên, cuộc kêu gọi của ông bị hầu hết các vị hoàng đế châu Âu bỏ ngoài tai. Vào thời điểm đó, Anh đang chiến tranh với Pháp, Đức đang đấu tranh chống lại quyền lực Giáo hoàng và các quốc gia khác không muốn tham gia sau thất bại của cuộc Thập tự chinh thứ ba. 5. Cuộc Thập tự chinh thứ năm (1217 - 1221): Dù thất bại tai tiếng trong cuộc Thập tự chinh thứ tư nhưng Giáo hoàng vẫn tiếp tục rao giảng về các cuộc viễn chinh quân sự nhằm lấy lại vùng Đất Thánh. Honorius III, người kế nhiệm Giáo hoàng Innocent đã thuyết phục thành công vua Andrew II của Hungary và Bá tước Leopold VI của Áo dẫn đầu cuộc Thập tự chinh thứ năm này. Cũng giống như cuộc Thập tự chinh trước, Ai Cập là nơi họ bắt đầu chiến dịch. 6. Cuộc Thập tự chinh thứ 6 (1228 - 1229): Đây là cuộc Thập tự chinh đạt được thành công lớn dù thực tế Thập tự quân không hành động nhiều. Hoàng đế Frederic II (Đế quốc La Mã thần thánh) là người dẫn đầu Thập tự quân lần thứ sáu, nhưng ông đã nhanh chóng trở về và đã bị Giáo hoàng rút phép thông công. 7. Cuộc Thập tự chinh thứ bảy (1248 - 1254): Vua Pháp Louis IX đã khởi xướng cuộc Thập tự chinh thứ bảy với mục đích nắm lại quyền kiểm soát vùng Đất Thánh bằng con đường xâm lược Ai Cập trước tiên. Cũng giống như các thủ lĩnh trong cuộc Thập tự chinh lần thứ năm, vua Louis IX chiếm được Damietta (Ai Cập) nhưng lại thất bại khi chiếm thủ đô Cairo vào năm 1249. Sau đó, ông bị bắt làm tù binh khi cố gắng quay lại cảng Damietta và được thả sau khi đã trả tiền chuộc. 8. Cuộc Thập tự chinh thứ tám (1270): Vào năm 1270, vua Pháp Louis IX đã quyết định khởi xướng cuộc Thập tự chinh thứ hai của mình. Mục tiêu của cuộc viễn chinh lần này nhắm đến Tunis, nhưng ông đã chết ở gần Tunis vì bệnh dịch hạch. 9. Cuộc Thập tự chinh thứ chín (1271 - 1272): Cuộc Thập tự chinh cuối cùng chiếm lại miền Đất Thánh khỏi tay người Hồi giáo đã được khởi xướng bởi hoàng tử Edward của Anh (người cũng từng tham gia cuộc Thập tự chinh thứ tám). Sau khi vua Pháp qua đời và rời khỏi Thập tự quân Pháp, hoàng tử Anh đã quyết định lãnh đạo cuộc Thập tự chinh của riêng mình.
Trả lời
Có 9 cuộc thập tự chinh trấn động lịch sử: Cuộc Thập tự chinh thứ nhất (1096-1099): Cuộc Thập tự chinh đầu tiên bắt đầu sau lời kêu gọi của Giáo hoàng Urban II đáp ứng kháng thư của hoàng đế Byzantine Alexios I Komnenos về việc giúp đỡ họ chống lại quân xâm lược người Hồi giáo. Cuộc Thập tự chinh nổ ra nhằm giải phóng vùng Đất Thánh và vùng đất thiêng Jerusalem khỏi người Hồi giáo, giải phóng những tín đồ Công giáo khỏi sự thống trị của Hồi giáo. Thành phần tham gia chủ yếu là các nông dân và hiệp sĩ. 2. Cuộc Thập tự chinh thứ hai (1147 - 1149): Vào năm 1144, tướng lĩnh Hồi giáo Imad-ed-din Zangi đã tập hợp người Hồi giáo từ các nước Thổ Nhĩ Kì và Arap tấn công vương quốc Jerusalem của người Công giáo. Tuy không chiếm được Jerusalem, nhưng họ đã chiếm được Lãnh địa Edessa. Để quyết tâm phục thù, Giáo hoàng Êugêniô III đã tuyên bố cuộc Thập tự chinh thứ hai. 3. Cuộc Thập tự chinh thứ 3 (1189 - 1192): Nguyên nhân của cuộc Thập tự chinh thứ ba này là người châu Âu muốn chiếm lại Đất Thánh vốn đã rơi vào tay quân Hồi giáo của Saladin năm 1187. Và đây cũng được biết đến như cuộc Thập tự chinh của các vua (vì cuộc Thập tự chinh này được ba vị hoàng đế đầy quyền lực tại châu Âu điều khiển). Tuy nhiên, vua Frederick I (Barbarossa) đã chết đuối trên đường tới Đất Thánh khiến cho nhiều chiến sĩ của ông nản chí bỏ về. 4. Cuộc Thập tự chinh thứ tư (1202 - 1204): Không thể để mất Jerusalem, Giáo hoàng Innocent III đã phát động cuộc Thập tự chinh thứ tư vào năm 1199. Tuy nhiên, cuộc kêu gọi của ông bị hầu hết các vị hoàng đế châu Âu bỏ ngoài tai. Vào thời điểm đó, Anh đang chiến tranh với Pháp, Đức đang đấu tranh chống lại quyền lực Giáo hoàng và các quốc gia khác không muốn tham gia sau thất bại của cuộc Thập tự chinh thứ ba. 5. Cuộc Thập tự chinh thứ năm (1217 - 1221): Dù thất bại tai tiếng trong cuộc Thập tự chinh thứ tư nhưng Giáo hoàng vẫn tiếp tục rao giảng về các cuộc viễn chinh quân sự nhằm lấy lại vùng Đất Thánh. Honorius III, người kế nhiệm Giáo hoàng Innocent đã thuyết phục thành công vua Andrew II của Hungary và Bá tước Leopold VI của Áo dẫn đầu cuộc Thập tự chinh thứ năm này. Cũng giống như cuộc Thập tự chinh trước, Ai Cập là nơi họ bắt đầu chiến dịch. 6. Cuộc Thập tự chinh thứ 6 (1228 - 1229): Đây là cuộc Thập tự chinh đạt được thành công lớn dù thực tế Thập tự quân không hành động nhiều. Hoàng đế Frederic II (Đế quốc La Mã thần thánh) là người dẫn đầu Thập tự quân lần thứ sáu, nhưng ông đã nhanh chóng trở về và đã bị Giáo hoàng rút phép thông công. 7. Cuộc Thập tự chinh thứ bảy (1248 - 1254): Vua Pháp Louis IX đã khởi xướng cuộc Thập tự chinh thứ bảy với mục đích nắm lại quyền kiểm soát vùng Đất Thánh bằng con đường xâm lược Ai Cập trước tiên. Cũng giống như các thủ lĩnh trong cuộc Thập tự chinh lần thứ năm, vua Louis IX chiếm được Damietta (Ai Cập) nhưng lại thất bại khi chiếm thủ đô Cairo vào năm 1249. Sau đó, ông bị bắt làm tù binh khi cố gắng quay lại cảng Damietta và được thả sau khi đã trả tiền chuộc. 8. Cuộc Thập tự chinh thứ tám (1270): Vào năm 1270, vua Pháp Louis IX đã quyết định khởi xướng cuộc Thập tự chinh thứ hai của mình. Mục tiêu của cuộc viễn chinh lần này nhắm đến Tunis, nhưng ông đã chết ở gần Tunis vì bệnh dịch hạch. 9. Cuộc Thập tự chinh thứ chín (1271 - 1272): Cuộc Thập tự chinh cuối cùng chiếm lại miền Đất Thánh khỏi tay người Hồi giáo đã được khởi xướng bởi hoàng tử Edward của Anh (người cũng từng tham gia cuộc Thập tự chinh thứ tám). Sau khi vua Pháp qua đời và rời khỏi Thập tự quân Pháp, hoàng tử Anh đã quyết định lãnh đạo cuộc Thập tự chinh của riêng mình.