Kim văn là gì?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Kim văn 金文 hay Minh văn 铭文, Chung Đỉnh văn 钟鼎文 tức là chữ được khắc trên đồ kim khí, cụ thể hơn là trên các chuông (chung) và vạc (đỉnh). - Kim văn là bước kế thừa của giáp cốt văn, ra đời vào cuối đời nhà Thương, thịnh hành vào đời Tây Chu (tk XI trc.CN – 771 trc.CN). Đời Tây Chu thịnh hành đồ đồng, nên có rất nhiều bài văn được đúc hoặc khắc trên các đồ đồng, đặc biệt là trên những chiếc chuông và vạc. Vì thể loại văn tự này được tìm thấy dưới dạng đúc hoặc khắc trên đồ kim khí nên mới có tên gọi như vậy. - Kim văn được chia làm 4 loại, dựa theo 4 thời kì phát triển: + Ân kim văn (khoảng năm 1300-1046 trc.CN): Ân kim văn có khá ít, thực chất cũng chỉ từ sau khi Bàn Canh rời đô mà thôi. Nội dung kim văn khá ngắn, chủ yếu là tên của người đúc hoặc tổ tiên người thợ đúc, bài dài nhất khoảng hơn 40 chữ. + Tây Chu kim văn (khoảng năm 1046-771 trc.CN): thời Tây Chu, Kim văn bắt đầu hưng thịnh, ghi chép những việc đi tuần, săn bắn của vua chúa. + Đông Chu kim văn (năm 770-222 trc.CN): thời kì Đông Chu, đồ sắt xuất hiện, đồ đồng cũng nhiều lên, vì thế kim văn phong phú hơn trước rất nhiều, ghi chép những việc của vương công đại thần, việc chiến sự, âm nhạc… + Tần Hán kim văn (năm 221-219 trc.CN): Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ, tiến hành thống nhất văn tự. Kim văn chỉ còn xuất hiện trong các đồ đồng ở dân gian, đến đời Hán thì dần biến mất.
Trả lời
Kim văn 金文 hay Minh văn 铭文, Chung Đỉnh văn 钟鼎文 tức là chữ được khắc trên đồ kim khí, cụ thể hơn là trên các chuông (chung) và vạc (đỉnh). - Kim văn là bước kế thừa của giáp cốt văn, ra đời vào cuối đời nhà Thương, thịnh hành vào đời Tây Chu (tk XI trc.CN – 771 trc.CN). Đời Tây Chu thịnh hành đồ đồng, nên có rất nhiều bài văn được đúc hoặc khắc trên các đồ đồng, đặc biệt là trên những chiếc chuông và vạc. Vì thể loại văn tự này được tìm thấy dưới dạng đúc hoặc khắc trên đồ kim khí nên mới có tên gọi như vậy. - Kim văn được chia làm 4 loại, dựa theo 4 thời kì phát triển: + Ân kim văn (khoảng năm 1300-1046 trc.CN): Ân kim văn có khá ít, thực chất cũng chỉ từ sau khi Bàn Canh rời đô mà thôi. Nội dung kim văn khá ngắn, chủ yếu là tên của người đúc hoặc tổ tiên người thợ đúc, bài dài nhất khoảng hơn 40 chữ. + Tây Chu kim văn (khoảng năm 1046-771 trc.CN): thời Tây Chu, Kim văn bắt đầu hưng thịnh, ghi chép những việc đi tuần, săn bắn của vua chúa. + Đông Chu kim văn (năm 770-222 trc.CN): thời kì Đông Chu, đồ sắt xuất hiện, đồ đồng cũng nhiều lên, vì thế kim văn phong phú hơn trước rất nhiều, ghi chép những việc của vương công đại thần, việc chiến sự, âm nhạc… + Tần Hán kim văn (năm 221-219 trc.CN): Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ, tiến hành thống nhất văn tự. Kim văn chỉ còn xuất hiện trong các đồ đồng ở dân gian, đến đời Hán thì dần biến mất.