Kinh nghiệm ôn và thi Toeic với ạ?

  1. Ngoại ngữ

Các bạn cho mình xin kinh nghiệm ôn và thi Toeic với ạ?

Từ khóa: 

toeic 2 kỹ năng

,

ngoại ngữ

Câu hỏi được gộp với Xin kinh nghiệm ôn thi toeic?

Phần nghe bạn hầu như không nghe được gì mà đã được 550 chứng tỏ kỹ năng đọc, ngữ pháp và từ vựng của bạn khá ok rồi đấy chứ.

Để luyện nghe thì trước hết bạn cần hiểu rõ cấu trúc của bài nghe, mỗi phần của bài nghe đều có những tips khác nhau:

Phần 1: Hình ảnh

Phần này là phần ăn điểm, có thể gọi là dễ nhất trong các phần thi TOEIC. Trong phần 1 này để đạt được điểm cao TOEIC, bạn cần thực hiện những bước sau khi làm đề và làm bài:

  • Quan sát hình để chuẩn bị tâm lý về những từ vựng có thể xuất hiện
  • Trả lời 2 câu hỏi: What is(are) he(she, they) doing? Where is(are) he(she, they) doing that?
  • LUÔN CÓ 1 PHỎNG ĐOÁN TRONG ĐẦU BẰNG TIẾNG ANH. Khi đã có phỏng đoán trong đầu, bạn sẽ dễ đàng đối chiếu với câu được đọc trong đoạn băng
  • Sử dụng kỹ thuật đầu bút chì để làm bài – tôi sẽ giải thích sau
  • Chọn đáp án ngay khi băng đọc xong
  • Không nghe được thì chọn đại đừng mất thời gian tiếc núi
  • Tận dụng thời gian giữa 2 câu để phân tích hình kế tiếp

Kỹ thuật đầu bút chì

Kỹ năng làm bài thi là rất quan trọng trong mọi bài Thi. TOEIC cũng không ngoại lệ, kỹ thuật làm bài tốt sẽ giúp bạn tăng 50 – 70 điểm trong bài thi này. Với phần 1 – 2, kỹ thuật đầu bút chì rất hữu ích:

  1. Đặt đầu bút chì lên câu A trong tờ đáp án
  2. Nghe câu A: Nếu câu A có vẻ đúng thì vẫn giữ đầu bút chì ở Câu A
  3. Nghe câu B: Nếu câu B đúng hơn thì duy chuyển bút chì sang câu B, nếu không thì vẫn giữ đầu bút chì ở câu A
  4. Làm tương tự như vậy với câu B và C
  5. Chọn đáp án hợp lý nhất trong A, B, C

Kỹ thuật này loại bỏ các nguyên nhân gây mất điểm lãng xẹt khi nghe phần 1 & 2:

  • Không đánh giá được câu nào hợp lý nhất sau khi băng đọc xong
  • Biết câu trả lời đúng mà không nhớ nó nằm vị trí nào trong A,B, C, D
  • Dính bẫy

Phần 2: Hỏi đáp

Điểm khó cũng như điểm dễ của phần nghe này là các đoạn hỏi đáp diễn ra tự nhiên, đó là những tình huống trong tiếng Anh thực sự. Cho nên câu trả lời không phải lúc nào cũng rập khuôn như bạn học.

Sẽ không có chuyện câu hỏi Yes/No mà bạn sẽ nghe câu trả lời kiểu mẫu như là Yes, I do/No, I don’t. Cũng không có chuyện câu trả lời sẽ lập lại 1 phần câu hỏi và thêm thông tin vào như bạn từng nghĩ đâu.

Để làm tốt phần 2 này bạn cần:

  • Luôn phải xác định được loại của câu được nói ra đầu tiên.
  • Nếu là câu hỏi thì phải nghe được là who what, when, where, why, hay how. Trong trường hợp không nghe được đáp án rõ ràng, thì cần loại bỏ những đáp án không cung cấp được thông tin cần thiết.
  • Loại bỏ ngay những câu trả lời có yes/no với câu hỏi W/H
  • Nếu là câu hỏi Yes/No hoặc câu hỏi đuôi (tag question) thì cần chú ý câu trả lời không đơn giản chỉ là Yes hoặc No
  • Trong trường hợp không phải câu hỏi, thì có các câu sau đây: Câu ra lệnh, câu phàn nàn, câu hỏi thăm sức khoẻ, câu miêu tả tình huống
  • Ngay khi nghe xong câu đầu phải đoán trước được câu trả lời trong đầu (cần phải luyện tập, tôi sẽ hướng dẫn bên dưới)
  • Những câu trả lời chính xác thường cực kì ngắn hoặc cung cấp nhiều thông tin hơn so với yêu cầu
  • Tiếp tục sử dụng kỹ thuật đầu bút chì
  • Không nghe được thì chọn đại, đừng phí thời gian nghĩ lại câu đó. Chuẩn bị tinh thần cho câu tiếp theo

Phần 3: Đoạn hội thoại ngắn

Khi nghe phần 3, bạn cần phải chú ý:

  • Đọc kỹ và hiểu câu hỏi
  • Mối quan hệ giữa người nói và người nghe
  • Họ đang ở đâu? – Nói về chủ đề gì? – vấn đề của họ là gì?
  • Những cái tên được nhắc tới trong bài là ai?
  • Những thông tin cụ thể: nơi chốn cụ thể, thời gian cụ thể, số lượng cụ thể
  • Ghi nhớ rằng thứ tự của câu hỏi theo tiến trình của bài nghe – câu trả lời cho câu đầu thường nằm ở đoạn đầu, câu 2 – 3 thường nằm ở đoạn giữa và cuối.

Biết vậy để tập trung nghe đúng chỗ và khắc phục được phần nào việc không nhớ được nội dung trả lời.

  • Tận dụng tối đa thời gian trống để chuẩn bị đọc câu hỏi và câu trả lời tiếp theo
  • Câu nào không nghe kịp, chọn đại và bỏ qua. Tập trung cho đoạn hội thoại kế tiếp

Phần 4: Đoạn thông tin ngắn

Phần này được cho là phần khó nuốc nhất trong bài nghe Toiec, tuy độ khó tương đương phần 3 nhưng do chỉ có 1 giọng đọc và là phần cuối cùng nên khi làm đến phần này các bạn thường cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ.

Trong phần này cần chú ý:

  • Một lần nữa, đọc hiểu câu hỏi và câu trả lời
  • Xác định xem đoạn thông tin thuộc dạng nào: tin tức, quảng cáo, bài nói, hướng dẫn. Đừng lo, thông tin này được cho sẵn khi giới thiệu đoạn thông tin: “Question xx to Question xy refers to the following _____”. Cần chú ý nghe xem đó là gì để chuẩn bị tinh thần và có thể loại trừ 1 số câu trả lời sai.
  • Xác định ai là người nói và chú ý kỹ đến các tên được nêu ra trong câu hỏi và câu trả lời trong bài nói
  • Chú ý kỹ các thông tin cụ thể như địa danh, số lượng
  • Ghi nhớ rằng thứ tự của câu hỏi theo tiến trình của bài nghe – câu trả lời cho câu đầu thường nằm ở đoạn đầu, câu 2 – 3 thường nằm ở đoạn giữa và cuối.

Biết vậy để tập trung nghe đúng chỗ và khắc phục được phần nào việc không nhớ được nội dung trả lời.

  • Tận dụng tối đa thời gian trống để chuẩn bị đọc câu hỏi và câu trả lời tiếp theo
  • Câu nào không nghe kịp, chọn đại và bỏ qua. Tập trung cho đoạn hội thoại kế tiếp

Ngoài ra, lời khuyên của mình là bạn hãy luyện nghe nhiều các đoạn hội thoại trong phim ảnh, tin tức mỗi ngày thay vì chỉ chăm ngồi nghe luyện đề. :D Phản xạ nghe của bạn đc rèn tốt và bạn quen với nhiều tình huống hội thoại khác nhau thì kỹ năng nghe của bạn sẽ ngày một tốt hơn.

Trả lời

Phần nghe bạn hầu như không nghe được gì mà đã được 550 chứng tỏ kỹ năng đọc, ngữ pháp và từ vựng của bạn khá ok rồi đấy chứ.

Để luyện nghe thì trước hết bạn cần hiểu rõ cấu trúc của bài nghe, mỗi phần của bài nghe đều có những tips khác nhau:

Phần 1: Hình ảnh

Phần này là phần ăn điểm, có thể gọi là dễ nhất trong các phần thi TOEIC. Trong phần 1 này để đạt được điểm cao TOEIC, bạn cần thực hiện những bước sau khi làm đề và làm bài:

  • Quan sát hình để chuẩn bị tâm lý về những từ vựng có thể xuất hiện
  • Trả lời 2 câu hỏi: What is(are) he(she, they) doing? Where is(are) he(she, they) doing that?
  • LUÔN CÓ 1 PHỎNG ĐOÁN TRONG ĐẦU BẰNG TIẾNG ANH. Khi đã có phỏng đoán trong đầu, bạn sẽ dễ đàng đối chiếu với câu được đọc trong đoạn băng
  • Sử dụng kỹ thuật đầu bút chì để làm bài – tôi sẽ giải thích sau
  • Chọn đáp án ngay khi băng đọc xong
  • Không nghe được thì chọn đại đừng mất thời gian tiếc núi
  • Tận dụng thời gian giữa 2 câu để phân tích hình kế tiếp

Kỹ thuật đầu bút chì

Kỹ năng làm bài thi là rất quan trọng trong mọi bài Thi. TOEIC cũng không ngoại lệ, kỹ thuật làm bài tốt sẽ giúp bạn tăng 50 – 70 điểm trong bài thi này. Với phần 1 – 2, kỹ thuật đầu bút chì rất hữu ích:

  1. Đặt đầu bút chì lên câu A trong tờ đáp án
  2. Nghe câu A: Nếu câu A có vẻ đúng thì vẫn giữ đầu bút chì ở Câu A
  3. Nghe câu B: Nếu câu B đúng hơn thì duy chuyển bút chì sang câu B, nếu không thì vẫn giữ đầu bút chì ở câu A
  4. Làm tương tự như vậy với câu B và C
  5. Chọn đáp án hợp lý nhất trong A, B, C

Kỹ thuật này loại bỏ các nguyên nhân gây mất điểm lãng xẹt khi nghe phần 1 & 2:

  • Không đánh giá được câu nào hợp lý nhất sau khi băng đọc xong
  • Biết câu trả lời đúng mà không nhớ nó nằm vị trí nào trong A,B, C, D
  • Dính bẫy

Phần 2: Hỏi đáp

Điểm khó cũng như điểm dễ của phần nghe này là các đoạn hỏi đáp diễn ra tự nhiên, đó là những tình huống trong tiếng Anh thực sự. Cho nên câu trả lời không phải lúc nào cũng rập khuôn như bạn học.

Sẽ không có chuyện câu hỏi Yes/No mà bạn sẽ nghe câu trả lời kiểu mẫu như là Yes, I do/No, I don’t. Cũng không có chuyện câu trả lời sẽ lập lại 1 phần câu hỏi và thêm thông tin vào như bạn từng nghĩ đâu.

Để làm tốt phần 2 này bạn cần:

  • Luôn phải xác định được loại của câu được nói ra đầu tiên.
  • Nếu là câu hỏi thì phải nghe được là who what, when, where, why, hay how. Trong trường hợp không nghe được đáp án rõ ràng, thì cần loại bỏ những đáp án không cung cấp được thông tin cần thiết.
  • Loại bỏ ngay những câu trả lời có yes/no với câu hỏi W/H
  • Nếu là câu hỏi Yes/No hoặc câu hỏi đuôi (tag question) thì cần chú ý câu trả lời không đơn giản chỉ là Yes hoặc No
  • Trong trường hợp không phải câu hỏi, thì có các câu sau đây: Câu ra lệnh, câu phàn nàn, câu hỏi thăm sức khoẻ, câu miêu tả tình huống
  • Ngay khi nghe xong câu đầu phải đoán trước được câu trả lời trong đầu (cần phải luyện tập, tôi sẽ hướng dẫn bên dưới)
  • Những câu trả lời chính xác thường cực kì ngắn hoặc cung cấp nhiều thông tin hơn so với yêu cầu
  • Tiếp tục sử dụng kỹ thuật đầu bút chì
  • Không nghe được thì chọn đại, đừng phí thời gian nghĩ lại câu đó. Chuẩn bị tinh thần cho câu tiếp theo

Phần 3: Đoạn hội thoại ngắn

Khi nghe phần 3, bạn cần phải chú ý:

  • Đọc kỹ và hiểu câu hỏi
  • Mối quan hệ giữa người nói và người nghe
  • Họ đang ở đâu? – Nói về chủ đề gì? – vấn đề của họ là gì?
  • Những cái tên được nhắc tới trong bài là ai?
  • Những thông tin cụ thể: nơi chốn cụ thể, thời gian cụ thể, số lượng cụ thể
  • Ghi nhớ rằng thứ tự của câu hỏi theo tiến trình của bài nghe – câu trả lời cho câu đầu thường nằm ở đoạn đầu, câu 2 – 3 thường nằm ở đoạn giữa và cuối.

Biết vậy để tập trung nghe đúng chỗ và khắc phục được phần nào việc không nhớ được nội dung trả lời.

  • Tận dụng tối đa thời gian trống để chuẩn bị đọc câu hỏi và câu trả lời tiếp theo
  • Câu nào không nghe kịp, chọn đại và bỏ qua. Tập trung cho đoạn hội thoại kế tiếp

Phần 4: Đoạn thông tin ngắn

Phần này được cho là phần khó nuốc nhất trong bài nghe Toiec, tuy độ khó tương đương phần 3 nhưng do chỉ có 1 giọng đọc và là phần cuối cùng nên khi làm đến phần này các bạn thường cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ.

Trong phần này cần chú ý:

  • Một lần nữa, đọc hiểu câu hỏi và câu trả lời
  • Xác định xem đoạn thông tin thuộc dạng nào: tin tức, quảng cáo, bài nói, hướng dẫn. Đừng lo, thông tin này được cho sẵn khi giới thiệu đoạn thông tin: “Question xx to Question xy refers to the following _____”. Cần chú ý nghe xem đó là gì để chuẩn bị tinh thần và có thể loại trừ 1 số câu trả lời sai.
  • Xác định ai là người nói và chú ý kỹ đến các tên được nêu ra trong câu hỏi và câu trả lời trong bài nói
  • Chú ý kỹ các thông tin cụ thể như địa danh, số lượng
  • Ghi nhớ rằng thứ tự của câu hỏi theo tiến trình của bài nghe – câu trả lời cho câu đầu thường nằm ở đoạn đầu, câu 2 – 3 thường nằm ở đoạn giữa và cuối.

Biết vậy để tập trung nghe đúng chỗ và khắc phục được phần nào việc không nhớ được nội dung trả lời.

  • Tận dụng tối đa thời gian trống để chuẩn bị đọc câu hỏi và câu trả lời tiếp theo
  • Câu nào không nghe kịp, chọn đại và bỏ qua. Tập trung cho đoạn hội thoại kế tiếp

Ngoài ra, lời khuyên của mình là bạn hãy luyện nghe nhiều các đoạn hội thoại trong phim ảnh, tin tức mỗi ngày thay vì chỉ chăm ngồi nghe luyện đề. :D Phản xạ nghe của bạn đc rèn tốt và bạn quen với nhiều tình huống hội thoại khác nhau thì kỹ năng nghe của bạn sẽ ngày một tốt hơn.

Phần nghe bạn nên tập trung vào Part 3, 4. Luyện theo Topics cơ bản + Có chiến lược Study Strategies + Test-Taking Strategies. Hàng ngày bạn nghe và làm các Practice Test theo bộ Hacker, learn Phrases/Common Expression.

Nếu chiều thứ 7 hàng tuần bạn có thể bố trí được, có thể join lớp mình đang hướng dẫn cho các bạn ấy thi TOEIC trong tháng 12 tới nhé