Kỳ quan hệ mặt trời (Phần 1)?

  1. Khoa học

Trước khi bắt đầu hành trình, hãy tưởng tượng bạn là một nhà du hành đang trên phi thuyền thám hiểm Hệ Mặt Trời. Bạn xuất phát từ Trái Đất đi qua Mặt Trăng và đến với hành tinh gần chúng ta nhất: Sao Hỏa. Trên Sao Hỏa có một kì quan:

🏠OLYMPUS MONS-NÓC NHÀ HỆ MẶT TRỜI

Olympus Mons (nghĩ là núi Olympus) là ngọn núi lửa lớn nhất, cao nhất và trẻ nhất trên Sao Hỏa. Với chiều cao 25km, nó cao gấp khoảng 3 lần đỉnh Everest của Trái Đất (8,848km). Và nó cũng là đỉnh cao nhất trong Hệ Mặt Trời.

Nếu so với ngọn núi cao nhất tính từ đáy biển Trái Đất là ngọn Mauna Kea (10,200km) thì Olympus Mons cao gấp khoảng 2.5 lần.

Được phát hiện vào thế kỷ 19, đã có thời gian người ta nghi ngờ về việc nó có phải là núi hay không. Ngày nay, nó đã được xác nhận là núi.

Wow, chúng ta đã ghé thăm kì quan đầu tiên, trạm tiếp theo trong chuyến hành trình của chúng ta sẽ là gì đây? 😀😀

Chúng ta đã đến với Sao Hỏa rồi nhỉ😁. Vậy tại sao bây giờ chúng ta lại không đi thăm kì quan tiếp theo nhỉ?



VÀNH ĐAI TIỂU HÀNH TINH, KẺ HỦY DIỆT GIẤU MẶT

Vành đai tiểu hành tinh là một tập hợp các tiểu hành tinh mà đa phần có hình dạng kì quặc và xấu xí vì kích thước và khối lượng nhỏ nên không thể giữ cho vật thể có hình cầu được. Các tiểu hành tinh có kích thước tầm 1km là khá lớn trong vành đai, bên cạnh những vật thể có kích thước chỉ bằng hạt bụi.

Vành đai tiểu hành tinh nằm giữa Sao Mộc và Sao Hỏa chính là ranh giới của nhóm hành tinh đất đá và nhóm hành tinh khí khổng lồ của Hệ Mặt Trời. Tuy kích thước mỗi tiểu hành tinh không lớn nhưng cũng có những tiểu hành tinh có cho mình những mặt trăng thật sự.

Thiên thể lớn nhất trong đám “nhí nhố” này là hành tinh lùn Ceres (tên vị thần cây cỏ và mùa màng trong thần thoại Hy Lạp).

Một điều thú vị là hai vệ tinh Phobos và Deimos (tên tiếng Việt là Nỗi Sợ và Cái Chết) của Sao Hỏa chính là “tù nhân” của hành tinh đỏ. Hai anh chàng ngông cuồng này vốn thuộc Vành đai tiểu hành tinh đã trót đi quá gần Sao Hỏa nên kết cục là bị giữ lại và làm vệ tinh cho Sao Hỏa😀😀

Các thiên thể kích thước lớn của vành đai bị sự nhiễu động lớn từ Sao Mộc. Vào một thời điểm không ngờ tới Sao Mộc hoàn toàn có thể làm chệch quỹ đạo và ném một thiên thạch vào Trái Đất. Rất nguy hiểm. Thiên thạch đã hủy diệt loài khủng long cũng từ đây mà ra😇😇
—————————
PS: Các bạn có thấy run sợ với mấy tên sát nhân bất chợt này không? 😊😊



Con tàu vũ trụ của chúng ta đã “chạm trán” Vành đai tiểu hành tinh. Qua được ải nguy hiểm này, chúng ta đã an toàn tới Sao Mộc để chiêm ngưỡng kì quan tiếp theo rồi

🔄🔄🔄VẾT ĐỎ LỚN🔄🔄🔄

Vết Đỏ Lớn là tên chúng ta quen gọi một cơn bão khổng lồ trên Mộc Tinh. Cơn bão nằm ở khoảng 22 độ vĩ Nam Sao Mộc và đã kéo dài khoảng 340 năm. Cơn bão lớn đến mức có thể thấy từ Trái Đất qua kính viễn vọng và có thể chứa 3 Trái Đất bên trong. Nó được quan sát thấy lần đầu bởi nhà thiên văn người Ý Giovanni Cassini hoặc Robert Hooke khoảng năm 1665.

Vết Đỏ Lớn dài khoảng 24 000 đến 40 000 km và rộng khoảng 12 000 đến 14 000 km. Một con số đáng sợ !!!

Qua các bức hình chụp về Vết Đỏ Lớn, ta có thể thấy nó có hình bầu dục và cũng đang di chuyển, y hệt các cơn bão trên Trái Đất. Nổi tiếng như vậy nhưng Vết Đỏ Lớn không phải là cơn bão duy nhất trên Mộc tinh, hành tinh khổng lồ này có rất nhiều các cơn bão nhỏ khác gọi là Vết Trắng hay Vết Nâu gì đó. Đa phần chúng chả có tên cụ thể vì kích thước nhỏ và thời gian tồn tại tương đối ngắn.

Hiện nay, Vết Đỏ Lớn đang nhỏ dần nhanh chóng và các nhà khoa học đang nghiên cứu về dấu hiệu này.

❤ IO, TÌNH NHÂN ĐAU KHỔ CỦA ZEUS ❤

Tiếp tục chuyến du hành liên hành tinh của chung ta. Hôm nay con tàu vũ trụ của chúng ta sẽ đến với một vệ tinh của Sao Mộc: vệ tinh Io.

Io là một trong bốn vệ tinh lớn nhất của Sao Mộc hay còn gọi là nhóm vệ tinh Galileo. Io là hiện thân của nữ thần tư tế của thần Hera. Sau đó thần Zeus háo sắc đã biến Io trở thành tình nhân của mình.

Io là vệ tinh lớn thứ tư trong Hệ Mặt Trời với đường kính khoảng 3642 km. Đây là vệ tinh có hoạt động địa chất mạnh mẽ nhất của hệ. Với hàng trăm ngọn núi lửa và các hoạt động địa chất diễn ra không ngừng nghỉ đã biến Io thành vệ tinh “đau khổ” của Sao Mộc.

Nhiều ngọn núi lửa của Io còn cao hơn cả đỉnh Everest phun trào các cột khói và dòng dung nham tạo nên những thay đổi đáng kể đến bề mặt Io và cả những màu sắc đỏ vàng loang lổ chất lưu huỳnh của nó.
***********************

Câu hỏi đặt ra là vì sao Io là có hoạt động địa chất mạnh mẽ đến vậy?

Câu trả lời là: do Sao Mộc và cuộc tranh chấp trái tim thần Zeus với các bà “phi tần” khác là Europa và Ganymede.

-Chu kỳ quỹ đạo của ba vệ tinh này khiến chúng có nhiều thời điểm thẳng hàng với nhau và biến quỹ đạo Io trở thành hình elip khá dẹt. Và sự dằn xé, tra tấn bắt đầu.

-Khi Io chuyển động trên quỹ đạo do khoảng cách thay đổi, sự tác dụng của lực hấp dẫn Sao Mộc có lúc yếu có lúc mạnh, làm co giãn vệ tinh. Sự kéo căng và co giãn làm sưởi ấm chính là quá trình nhiệt thủy triều. Hiệu ứng này trên Io mạnh đến mức nó có thể làm tan chảy đất đá, phun trào núi lửa.

Và kết quả của cuộc tranh giành này là Io ngày nay😀😀



EUROPA, SỰ SỐNG LIỆU CÓ TỒN TẠI???

Con tàu du hành của chúng ta đã dùng lại hơi lâu tại vệ tinh Io của Sao Mộc. Lý do à, tại vì con tàu chúng ta bị núi lửa phun trào nên bị hỏng trên ấy. May mà admin sửa được không là toi cả đám rồi… 😀😀😀

Hôm nay con tàu của chúng ta đã đến vệ tinh tiếp theo của Sao Mộc: vệ tinh Europa.

Europa có đường kính 3100 km, nhỏ hơn Mặt Trăng một chút là vệ tinh lớn thứ 6 trong Hệ Mặt Trời và là vệ tinh nhỏ nhất trong nhóm 4 vệ tinh Galileo của Sao Mộc.

Cấu tạo của Europa chủ yếu là đá Silicate và có thể có lõi bằng sắt. Vệ tinh này có ít hố thiên thạch nhưng lại có nhiều vết nứt do các hoạt động địa chất gần đây. Europa là một vệ tinh lạnh khắc nghiệt với lớp băng dày. Tuy nhiên các nhà khoa học cho rằng có một đại dương lỏng ở dưới lớp băng có đủ cả oxy cho cộng thêm hơi nóng từ các hoạt động địa chất có thể tạo nhiệt để các sinh vật có thể tồn tại. Đây là một nơi rất có triển vọng cho các nhà khoa học tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất.

Nói về Europa, đây là người tình của thần háo sắc Zeus. Theo thần Thoại Hy Lạp, khi hẹn hò với nàng Europa thần Zeus đã tự biến mình thần con bò để tránh con mắt ghen tuôn của thần Hera. Nàng Europa cưỡi lên thần Zeus và thần đã đưa nàng đến miền đất mới chính là châu Âu ngày nay (châu Âu trong tiếng Anh là Europe).


Mời các bạn đón đọc phần 2.

Tác giả: Robert Nguyen (Công Đoàn)




FB_IMG_1545399337664-673x400
Từ khóa: 

khoa học

Bài viết rất ấn tượng. Nếu như bạn đọc về hình tượng của các vi thần hi lạp các vì sao và tên gọi thì bạn sẽ thấy mọi thứ có rất nhiều điểm chung trong các câu chuyện hay tên gọi của chúng đấy.

Thank you!

Trả lời

Bài viết rất ấn tượng. Nếu như bạn đọc về hình tượng của các vi thần hi lạp các vì sao và tên gọi thì bạn sẽ thấy mọi thứ có rất nhiều điểm chung trong các câu chuyện hay tên gọi của chúng đấy.

Thank you!