Làm sao để phân biệt được ước mơ nào là viễn vông, ước mơ nào nên quyết tâm thực hiện?

  1. Kỹ năng mềm

Hầu hết con người ta đều có những ước mơ được hoạch định cho tương lai. Mình đã từng đặt ra những mục tiêu và hy vọng đạt được những điều đó. Nhưng đôi khi bản thân lại cảm thấy chẳng đạt được bất cứ thay đổi gì nhiều trên suốt cả chặng đường. Và ở những thời điểm nào đó, mình phải trả lời câu hỏi quan trọng là nên tiếp tục hay từ bỏ ước mơ của mình? Liệu đó có phải là những ước mơ viễn vông không?

Từ khóa: 

kỹ năng mềm

Chào bạn. Mình nghĩ một kế hoạch, một ước mơ có viễn vông hay không không nằm ở việc bạn thất bại bao nhiêu lần trên hành trình chạm đến ước mơ đó. Ước mơ là những hành trình dài đòi hỏi ý chí, nghị lực, và cả sự khôn ngoan để đạt được. Vậy làm thế nào để biết rằng nó có viễn vông hay không? Mình nghĩ cần có sự cân nhắc tất cả yếu tố trên:

1. Sự khôn ngoan:

Khôn ngoan ở đây nằm ở cách bạn nắm bắt bản thân và thời thế. Bản hiểu bản thân mình đến đâu? Và hiểu thời cuộc như thế nào? Cả 2 câu hỏi này cần được trả lời đầu tiên khi bạn cân nhắc 1 kế hoạch, một mơ ước của mình. Cơ hội thành công sẽ cao hơn nếu (1) bạn biết được mình đang ở đâu, cần cải thiện và trau dồi những gì? nên có những chiến lược ra sao, v.v. ở những thời điểm khác nhau trên hành trình đó và (2) Xã hội xung quanh tôi đang tương tác ra sao, tại những thời điểm khác nhau bạn nhận được những cơ hội và thử thách như thế nào từ môi trường ngoại cảnh? Chính vì thế, bạn cần có sự hòa hợp và điều phối giữa hai nguồn tri thức (cá nhân và xã hội) này để nắm được thế chủ động và sự khôn ngoan hơn trên hành trình theo đuổi ước mơ của bạn. Nhờ thế, dù có gặp thất bại, bạn sẽ biết mình đang thiếu hụt điều gì? Có đang đi theo phương pháp và chiến lược phù hợp không? Thời thế có đang cho bạn đủ cơ hội và thử thách không?

2. Nghị lực và ý chí:

Thực tế mà nói không dễ dàng để có được một ý chí và nghị lực mạnh mẽ, bởi đó là một phẩm chất, mà phẩm chất cần thông qua sự tôi luyện qua một thời gian mà có được. Thế nên, bạn không cần trách móc mình nếu bạn đôi khi cảm thấy thiếu quyết tâm và nản chí nếu gặp khó khăn và thất bại. Mong muốn "bỏ cuộc" là một bản năng tự nhiên giúp bạn tránh khỏi những hy sinh, mất mát không cần thiết. Tuy nhiên, cùng với sự khôn ngoan, bạn nên hiểu rằng ý chí và nghị lực không phải là điều mà ai muốn đạt được ước mơ phải có sẵn từ đầu, mà là họ đạt được trong hành trình chạm đến điều đó. Đừng lấy việc "tôi không có ý chí" làm một sự ngụy biện đầy thuyết phục cho quyết định bỏ cuộc của bạn, mà hãy coi đó là một lý do để bạn cần học cách vực dậy và trưởng thành để đạt được đó.

Thông thường một người chỉ đưa ra nhận định "tôi có ý chí, nghị lực vượt khó" chỉ khi họ đã thành công trên con đường mình chọn và nhìn lại khoảng thời gian vừa qua, chứ không phải trong quá trình theo đuổi ước mơ.

Cuối cùng, mọi ước mơ đều viễn vông nếu nó không thỏa mãn 2 yếu tố trên, dù đó chỉ là việc "tôi ước mơ mua một một chiếc xe đạp thể thao" nếu bạn liên tục tiêu xài hoang phí, không tìm hiểu trước chiếc xe mà mình muốn mua, và liên tục bị đánh ngã bởi sự cám dỗ.

Trả lời

Chào bạn. Mình nghĩ một kế hoạch, một ước mơ có viễn vông hay không không nằm ở việc bạn thất bại bao nhiêu lần trên hành trình chạm đến ước mơ đó. Ước mơ là những hành trình dài đòi hỏi ý chí, nghị lực, và cả sự khôn ngoan để đạt được. Vậy làm thế nào để biết rằng nó có viễn vông hay không? Mình nghĩ cần có sự cân nhắc tất cả yếu tố trên:

1. Sự khôn ngoan:

Khôn ngoan ở đây nằm ở cách bạn nắm bắt bản thân và thời thế. Bản hiểu bản thân mình đến đâu? Và hiểu thời cuộc như thế nào? Cả 2 câu hỏi này cần được trả lời đầu tiên khi bạn cân nhắc 1 kế hoạch, một mơ ước của mình. Cơ hội thành công sẽ cao hơn nếu (1) bạn biết được mình đang ở đâu, cần cải thiện và trau dồi những gì? nên có những chiến lược ra sao, v.v. ở những thời điểm khác nhau trên hành trình đó và (2) Xã hội xung quanh tôi đang tương tác ra sao, tại những thời điểm khác nhau bạn nhận được những cơ hội và thử thách như thế nào từ môi trường ngoại cảnh? Chính vì thế, bạn cần có sự hòa hợp và điều phối giữa hai nguồn tri thức (cá nhân và xã hội) này để nắm được thế chủ động và sự khôn ngoan hơn trên hành trình theo đuổi ước mơ của bạn. Nhờ thế, dù có gặp thất bại, bạn sẽ biết mình đang thiếu hụt điều gì? Có đang đi theo phương pháp và chiến lược phù hợp không? Thời thế có đang cho bạn đủ cơ hội và thử thách không?

2. Nghị lực và ý chí:

Thực tế mà nói không dễ dàng để có được một ý chí và nghị lực mạnh mẽ, bởi đó là một phẩm chất, mà phẩm chất cần thông qua sự tôi luyện qua một thời gian mà có được. Thế nên, bạn không cần trách móc mình nếu bạn đôi khi cảm thấy thiếu quyết tâm và nản chí nếu gặp khó khăn và thất bại. Mong muốn "bỏ cuộc" là một bản năng tự nhiên giúp bạn tránh khỏi những hy sinh, mất mát không cần thiết. Tuy nhiên, cùng với sự khôn ngoan, bạn nên hiểu rằng ý chí và nghị lực không phải là điều mà ai muốn đạt được ước mơ phải có sẵn từ đầu, mà là họ đạt được trong hành trình chạm đến điều đó. Đừng lấy việc "tôi không có ý chí" làm một sự ngụy biện đầy thuyết phục cho quyết định bỏ cuộc của bạn, mà hãy coi đó là một lý do để bạn cần học cách vực dậy và trưởng thành để đạt được đó.

Thông thường một người chỉ đưa ra nhận định "tôi có ý chí, nghị lực vượt khó" chỉ khi họ đã thành công trên con đường mình chọn và nhìn lại khoảng thời gian vừa qua, chứ không phải trong quá trình theo đuổi ước mơ.

Cuối cùng, mọi ước mơ đều viễn vông nếu nó không thỏa mãn 2 yếu tố trên, dù đó chỉ là việc "tôi ước mơ mua một một chiếc xe đạp thể thao" nếu bạn liên tục tiêu xài hoang phí, không tìm hiểu trước chiếc xe mà mình muốn mua, và liên tục bị đánh ngã bởi sự cám dỗ.

Nếu cảm thấy mơ hồ không đủ quyết tâm như vậy thì từ bỏ là việc tốt nhất . Nhưng nếu nó không ảnh hưởng tới người khác , đặc biệt là người thân , thì cứ tiếp tục vì chẳng sao cả . Biết đâu sẽ có điều thú vị .

Theo đuổi đam mê là chuyện không hề dễ , nếu không có khao khát mãnh liệt với nó thì rất dễ nản lòng gặp khó khăn thì chùn bước . Và mong lung là biểu hiện bạn không thực sự mãnh liệt với nó .

Nếu bạn thực sự đam mê cái gì đó thì không khó để nhận ra . Nó biểu hiện rất rõ sự hứng thú say mê của bạn . Bạn làm nó một cách tự giác , vui vẻ và hạnh phúc khi hương được thành quả . Bạn sẵn sàng bỏ nhiều thời gian công để mài mò , tìm hiểu nó không chút do dự chán nản . Thỉnh thoảng không đụng tới nó thì ngứa ngấy khó chịu .

Rất nhiều người hiện nay nhằm lẫn giữa ước mơ và sở thích . Tối tối ngồi xem Việt Nam đá thì nổi hứng lại bảo muốn làm cầu thủ , ngồi lép nhép mấy câu thì bảo ước mơ làm ca sĩ.. . Theo mình đây là những quyết định mang tính chủ quan xuất phát từ ý thức . Mình cho rằng ước mơ là những gì xuất phát từ tiềm thức , nó đến một cách tự nhiên không mơ hồ , không phải là quyết định nhất thời .

Theo mình ước mơ chính là như thế . Còn ước mơ viễn vông theo mình cũng chính là ước mơ mà mình nói đến thôi chỉ là kết quả không tốt đẹp hoặc con đường quá khó khăn nên nhiều người cứ phán vậy thôi .

( ban đầu hơi hiểu sau câu hỏi nên hơi lòng vòng )

Bạn thử trả lời 6 câu hỏi này nhé!

1. Bạn có cảm thấy giấc mơ vẫn còn "sống" trong bạn chứ?

Nếu ước mơ đó vẫn cháy bừng nhiệt huyết, hãy kiên trì đuổi theo. Nếu giấc mơ đã chết, hãy tìm một giấc mơ mới.

2. Bạn có đủ năng lượng cần thiết để tiếp tục không?

Kết thúc sẽ cần năng lượng. Nếu bạn không có nó, sẽ rất khó khăn để từ bỏ ước mơ đó. Nếu bạn đủ can đảm từ bỏ, thì cơ hội thành công của bạn sẽ lớn hơn nhiều.

3. Bạn có chắc đó là ước mơ của bạn khi bắt đầu?

Thật khó để đạt được mục tiêu và thực hiện ước mơ của chính mình. Nhưng nếu bạn đã thừa hưởng giấc mơ của người khác, đã đến lúc bạn phải thừa nhận sự thật đó và thay vào đó, hãy chọn giấc mơ của chính mình.

4. Bạn có rơi vào lỗi ngụy biện chi phí chìm không?

Trước đây, việc đầu tư thời gian, tiền bạc và sức lực cho một cuộc theo đuổi không phải là một lý do chính đáng để tiếp tục theo đuổi. Lợi nhuận thấp so với nỗ lực trước đây của bạn có nhiều khả năng là một lời cảnh tỉnh rằng mục tiêu nên được từ bỏ.

5. Bạn đã chuẩn bị để đặt thời hạn chưa?

Thời hạn cho chúng ta sự tập trung. Ngay cả những thời hạn được áp đặt một cách không tự nhiên (gượng ép) cũng có hiệu quả. Sử dụng chúng để giúp bạn quyết định xem liệu mục tiêu có nên được nghỉ ngơi hay không.

6. Thành công có thể chỉ quanh quẩn đâu đây?

Không ai trong chúng ta biết tương lai sẽ mang lại điều gì. Nhưng khi chúng ta có cảm giác rằng chúng ta đã gần đến chiến thắng, chúng ta có lẽ nên tiếp tục bước tiếp. Trực giác có thể đóng một vai trò hữu ích, nhưng không có công thức cụ thể nào giải quyết được câu hỏi về từ bỏ hay duy trì ước mơ cả.

Hy vọng rằng 6 câu hỏi này sẽ giúp bạn quyết định xem nên giữ vững ước mơ hay nên...từ bỏ nó.