Làng nghề làm Chuối khô, chuối sấy, mứt chuối

  1. Nông nghiệp

https://cdn.cet.edu.vn/wp-content/uploads/2018/01/mut-chuoi-phong.jpg

Để có miếng chuối khô, ngon, dẻo, dai phải chọn cho được loại chuối xiêm thật già, chín đều. Các công đoạn làm chuối khô rất dễ, nhưng không phải ai muốn làm cũng được.

Để ép chuối khô, bà con làng nghề chỉ sử dụng 1 loại chuối duy nhất đó là chuối xiêm. Các công đoạn làm chuối khô cũng khá vất vả. Chuối mới đốn về phải ủ 2 ngày bằng cao su (còn gọi là giú chuối), sau đó dỡ cao su ra cho chuối chín đều và tiếp tục để 2 ngày rồi mới lột vỏ. Lột vỏ xong, phơi thêm một ngày rồi mới ép. Phương pháp ép chuối khô cũng khá đơn giản. Những trái chuối xiêm đã phơi "một nắng" được cho vào khuôn, ép mỏng. Khuôn được thiết kế hình tròn với đường kính từ 20 đến 30 cm. Mỗi lần ép từ 3 đến 5 trái chuối tùy theo chuối lớn hoặc nhỏ để tạo ra những miếng chuối ép mỏng bằng với vòng tròn của khuôn ép. Ép xong, chuối được xếp đều lên giàn lót bằng bằng lưới hoặc vỉ tre, vỉ trúc để phơi 2 ngày (với điều kiện nắng tốt) mới cho ra sản phẩm bán được.

Trung bình, trong mùa tết các gia đình ở đây ép hàng tấn chuối khô thành phẩm để cung cấp cho các lò bánh kẹo từ các tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp… để chế biến kẹo chuối, chuối khô khèo, chuối gừng, chuối hộp, nước cốt chuối, rượu chuối…

nghề ép chuối khô được làm hoàn toàn thủ công nên rất vất vả và phải phụ thuộc vào thời tiết nên mất nhiều công, chất lượng sản phẩm không đồng đều. Từ khi sử dụng lò sấy, chuối khô đều hơn, đẹp hơn. Hơn nữa, người làm có thể điều chỉnh nhiệt độ phù hợp để chuối có màu sắc vàng đều, bắt mắt, bảo quản được lâu.

- Chuối sấy dẻo

- Chuối sấy khô

- Chuối khô ngào đường

- Mứt chuối phồng

- Kẹo chuối, thơm, dừa,

Từ khóa: 

nông nghiệp