Làng nghề tái chế phế thải

  1. Thấu Ngành Hiểu Nghề

  2. Xã hội

  3. Văn hóa

https://cdn.noron.vn/2021/08/19/vov54-1629321184_1024.jpg

Nước thải từ quá trình này không được thu gom, xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường với lưu lượng khoảng 7.000m3/ngày - đêm, cộng với lượng lớn rác thải làng nghề phát sinh khiến môi trường nơi đây luôn ngột ngạt.

Vấn đề nhức nhối đặt ra hiện nay là làm cách nào quản lý được nguồn nước thải đang gây ô nhiễm môi trường nặng nề tại các làng nghề tái chế phế liệu này?

Trong đó, về vấn đề xử lý nước thải, đối với từng hộ gia đình, xây một hố ga lắng sơ bộ các chất lơ lửng nhằm giảm lượng bùn ở cống rãnh thoát nước chung. Sau đó, toàn bộ lượng nước thải được dẫn ra là các ao hồ tự nhiên. Người dân có thể tận dụng các ao hồ để xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học.

Làng nghề Bình Yên (Nam Định) có 304 hộ làm nghề tái chế nhôm từ các phế thải. Trung bình mỗi tháng làng nghề này tái chế gần 1.500 tấn nhôm phế liệu. Ở thôn Bình Yên, quá trình cô đúc nhôm từ vỏ lon (bia, đồ uống đóng hộp) hàng ngày thải ra hàng chục tấn chất thải rắn nguy hại, trong khi nước thải từ khâu tẩy rửa sản phẩm lên tới 500m3 mỗi ngày. Trước năm 2013, tất cả số chất thải rắn nguy hại và nước thải đều được các hộ đổ thải trực tiếp ra môi trường tự nhiên, mà không qua bất cứ một khâu xử lý nào

[1]
. Việc nguồn nước ô nhiễm khiến các mương nước tưới tiêu dẫn dẫn nước vào cánh đồng lúa bị ảnh hưởng, khiến nhiều ha đất nông nghiệp phải bỏ hoang. Theo kết quả quan trắc khi đó của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại làng nghề Bình Yên, môi trường nước mặt tại sông Nam Ninh Hải, nơi chứa nước thải của các cơ sở sản xuất, có hàm lượng SS (chất rắn lơ lửng) cao gấp 12,2 lần Quy chuẩn Việt Nam. Năm 2013, tỉnh Nam Định đã đầu tư 85 tỉ đồng cho dự án khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường tại làng nghề Bình Yên, bao gồm cả hệ thống thu gom chất thải rắn, và hệ thống xử lý nước tập trung.

Từ khóa: 

thấu ngành hiểu nghề

,

xã hội

,

văn hóa