Lấy ví dụ về ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt?

  1. Giáo dục

Từ khóa: 

giáo dục

Ví dụ về ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt:

Thứ nhất, ngôn ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài người, do ý muốn và nhu cầu của xã hội loài người. Người ta phải giao tiếp với nhau trong quá trình sống và tồn tại, phát triển. Bên ngoài xã hội loài người, ngôn ngữ không thể phát sinh. 

VD: Năm 1920, ở Ấn Độ, người ta phát hiện ra hai em bé gái được chó sói nuôi sống trong một cái hang. Một em khoảng hai tuổi, em kia khoảng bảy, tám tuổi. Sau khi được cứu trở về, em nhỏ bị chết, em lớn sống được, nhưng chỉ có những tập tính của chó sói: không có ngôn ngữ, chỉ biết gầm gừ, bò bằng cả tứ chi dựa trên hai bàn tay, hai bàn chân, thỉnh thoảng cất tiếng sủa như sói vào ban đêm... Sau gần bốn năm em bé này mới học được 6 từ và qua 7 năm được gần 50 từ. Đến 16 tuổi, em mới nói như một đứa trẻ 4 tuổi và không sống được nữa. 

Thứ hai, ngôn ngữ không phải là hiện tượng của cá nhân, mà nó thuộc về cái chung của xã hội. Sự thấu hiểu và giao tiếp giữa các chủ thể cũng vì vậy mà hình thành. Ngôn ngữ phát sinh, được giữ gìn và phát triển dựa theo kinh nghiệm, thói quen và truyền thống của cả cộng đồng. Qua đó giúp các chủ thể nghe, hiểu và tiếp thu như một thói quen. Và thói quen này rất khó thay đổi về sau.

VD: Tiếng Việt gọi con mèo, cái nhà, người mẹ bằng những từ mèo, nhà, mẹ. Còn tiếng Anh thì gọi bằng các từ cat, house, mother... Điều này cho thấy chúng ta không thể dễ dàng thay thế bằng từ khác hoặc đánh đổi cho nhau.

Ở một góc nhìn khác, ngôn ngữ đặc trưng bởi sự sinh động và đa dạng của tính xã hội. Đó là sự phân biệt giữa ngôn ngữ chuẩn, ngôn ngữ văn hoá chung của mỗi cộng đồng dân tộc với các biến dạng khác của nó trong các cộng đồng người nhỏ hơn, phân chia theo phạm vi lãnh thổ hoặc tầng lớp xã hội (gọi là tiếng địa phương, phương ngữ xã hội...).

VD: Từ lời lẽ trong tiếng Việt chuẩn mực được phát âm thành nhời nhẽ, đó là cách phát âm của phương ngữ Bắc Bộ Việt Nam. Trong khi đó, nếu phát âm thành nời nẽ thì lại là hiện tượng nói ngọng và bị coi là lỗi. 

Tiếp theo, ngôn ngữ có được là nhờ quá trình học tập, tiếp thu từ những người cùng sống ở xung quanh. Thực tế, ngôn ngữ không phải là hiện tượng sinh vật vì nó không mang tính di truyền như màu mắt, nước da, màu tóc... 

VD: Một đứa trẻ sơ sinh người Việt Nam được sinh sống và học tập một mình tại một quốc gia bất kỳ trên thế giới sẽ không có nhận thức về tiếng mẹ đẻ, song lại có thể nói được ngôn ngữ của tập thể mà đứa trẻ đó trải qua quá trình chung sống và sinh hoạt. 

Cạnh đó, ngôn ngữ là sản phẩm của tập thể, nó tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Ngôn ngữ nảy sinh trong quá trình hợp tác lao động của con người. Mỗi tập thể khác nhau sẽ có một ngôn ngữ khác nhau. Ngôn ngữ đó sẽ không ngừng được cải tiến và hoàn thiện gắn liền với sự tồn tại và phát triển của tập thể xã hội ấy. Khi tập thể xã hội ấy không còn, ngôn ngữ cũng dần bị mai một và biến mất. Điển hình là bên cạnh những sinh ngữ cũng có rất nhiều những tử ngữ mà nay chỉ còn tồn tại trên sách vở. Hay trải qua quá trình biến đổi và phát triển, ngôn ngữ hiện tại mà người Việt Nam sử dụng là chữ Quốc ngữ. 

Mặt khác, so với tiếng kêu của các loài động vật, ngôn ngữ loài người cũng khác hẳn về chất.

VD: Các loài động vật có thể dùng tiếng kêu để trao đổi thông tin như: Kêu gọi bạn tình trong mùa hôn phối, báo tin có thức ăn, có sự nguy hiểm... Thế nhưng, tất cả đều vô tình xuất hiện dưới ảnh hưởng của những “cảm xúc” khác nhau. Những tiếng kêu đó là bẩm sinh, sự “trao đổi thông tin” là vô ý thức. Đó là những kết quả của quá trình di truyền chứ không giống như kết quả của trẻ em học nói.

Còn hiện tượng một số con vật học nói được tiếng người thì rõ ràng lại là kết quả của quá trình rèn luyện phản xạ có điều kiện. Những con vật “biết nói” đó dù có thông minh đến mấy cũng không thể nào tự lĩnh hội được hoặc phát âm được những âm thanh để biểu thị khái niệm khi nó ở ngoài một hoàn cảnh cụ thể với một kích thích cụ thể.

Trả lời

Ví dụ về ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt:

Thứ nhất, ngôn ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài người, do ý muốn và nhu cầu của xã hội loài người. Người ta phải giao tiếp với nhau trong quá trình sống và tồn tại, phát triển. Bên ngoài xã hội loài người, ngôn ngữ không thể phát sinh. 

VD: Năm 1920, ở Ấn Độ, người ta phát hiện ra hai em bé gái được chó sói nuôi sống trong một cái hang. Một em khoảng hai tuổi, em kia khoảng bảy, tám tuổi. Sau khi được cứu trở về, em nhỏ bị chết, em lớn sống được, nhưng chỉ có những tập tính của chó sói: không có ngôn ngữ, chỉ biết gầm gừ, bò bằng cả tứ chi dựa trên hai bàn tay, hai bàn chân, thỉnh thoảng cất tiếng sủa như sói vào ban đêm... Sau gần bốn năm em bé này mới học được 6 từ và qua 7 năm được gần 50 từ. Đến 16 tuổi, em mới nói như một đứa trẻ 4 tuổi và không sống được nữa. 

Thứ hai, ngôn ngữ không phải là hiện tượng của cá nhân, mà nó thuộc về cái chung của xã hội. Sự thấu hiểu và giao tiếp giữa các chủ thể cũng vì vậy mà hình thành. Ngôn ngữ phát sinh, được giữ gìn và phát triển dựa theo kinh nghiệm, thói quen và truyền thống của cả cộng đồng. Qua đó giúp các chủ thể nghe, hiểu và tiếp thu như một thói quen. Và thói quen này rất khó thay đổi về sau.

VD: Tiếng Việt gọi con mèo, cái nhà, người mẹ bằng những từ mèo, nhà, mẹ. Còn tiếng Anh thì gọi bằng các từ cat, house, mother... Điều này cho thấy chúng ta không thể dễ dàng thay thế bằng từ khác hoặc đánh đổi cho nhau.

Ở một góc nhìn khác, ngôn ngữ đặc trưng bởi sự sinh động và đa dạng của tính xã hội. Đó là sự phân biệt giữa ngôn ngữ chuẩn, ngôn ngữ văn hoá chung của mỗi cộng đồng dân tộc với các biến dạng khác của nó trong các cộng đồng người nhỏ hơn, phân chia theo phạm vi lãnh thổ hoặc tầng lớp xã hội (gọi là tiếng địa phương, phương ngữ xã hội...).

VD: Từ lời lẽ trong tiếng Việt chuẩn mực được phát âm thành nhời nhẽ, đó là cách phát âm của phương ngữ Bắc Bộ Việt Nam. Trong khi đó, nếu phát âm thành nời nẽ thì lại là hiện tượng nói ngọng và bị coi là lỗi. 

Tiếp theo, ngôn ngữ có được là nhờ quá trình học tập, tiếp thu từ những người cùng sống ở xung quanh. Thực tế, ngôn ngữ không phải là hiện tượng sinh vật vì nó không mang tính di truyền như màu mắt, nước da, màu tóc... 

VD: Một đứa trẻ sơ sinh người Việt Nam được sinh sống và học tập một mình tại một quốc gia bất kỳ trên thế giới sẽ không có nhận thức về tiếng mẹ đẻ, song lại có thể nói được ngôn ngữ của tập thể mà đứa trẻ đó trải qua quá trình chung sống và sinh hoạt. 

Cạnh đó, ngôn ngữ là sản phẩm của tập thể, nó tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Ngôn ngữ nảy sinh trong quá trình hợp tác lao động của con người. Mỗi tập thể khác nhau sẽ có một ngôn ngữ khác nhau. Ngôn ngữ đó sẽ không ngừng được cải tiến và hoàn thiện gắn liền với sự tồn tại và phát triển của tập thể xã hội ấy. Khi tập thể xã hội ấy không còn, ngôn ngữ cũng dần bị mai một và biến mất. Điển hình là bên cạnh những sinh ngữ cũng có rất nhiều những tử ngữ mà nay chỉ còn tồn tại trên sách vở. Hay trải qua quá trình biến đổi và phát triển, ngôn ngữ hiện tại mà người Việt Nam sử dụng là chữ Quốc ngữ. 

Mặt khác, so với tiếng kêu của các loài động vật, ngôn ngữ loài người cũng khác hẳn về chất.

VD: Các loài động vật có thể dùng tiếng kêu để trao đổi thông tin như: Kêu gọi bạn tình trong mùa hôn phối, báo tin có thức ăn, có sự nguy hiểm... Thế nhưng, tất cả đều vô tình xuất hiện dưới ảnh hưởng của những “cảm xúc” khác nhau. Những tiếng kêu đó là bẩm sinh, sự “trao đổi thông tin” là vô ý thức. Đó là những kết quả của quá trình di truyền chứ không giống như kết quả của trẻ em học nói.

Còn hiện tượng một số con vật học nói được tiếng người thì rõ ràng lại là kết quả của quá trình rèn luyện phản xạ có điều kiện. Những con vật “biết nói” đó dù có thông minh đến mấy cũng không thể nào tự lĩnh hội được hoặc phát âm được những âm thanh để biểu thị khái niệm khi nó ở ngoài một hoàn cảnh cụ thể với một kích thích cụ thể.