Lịch sử Phật giáo thời kỳ Asuka (300-710)

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Phật giáo bắt đầu được truyền vào Nhật Bản dưới thời Kế Thể Thiên Hoàng (507-531). Nhưng mãi đến thời Thái tử Shotoku (thế kỷ VI) Phật giáo mới được truyền bá công khai. Nên có thể xét Phật giáo sơ kỳ bắt đầu từ thời kỳ này. Nhiều học giả thống nhất năm Phật giáo truyền vào Nhật Bản là năm 538. Khoảng hai đến ba tông phái được truyền vào Nhật Bản thời kỳ này. - Tông Sanron (Tam Luận tông) : Đây là tông phái do vị sa môn nước Triều Tiên là Huệ Quan du nhập vào Nhật Bản năm 33 đời Suiko Tenno ( Suy Cổ Thiên Hoàng ). Giáo lý chủ yếu của Tông Sanron nằm trong ba bộ luật của Bồ tát Long Thọ, mà nổi tiếng là Trung quán luận. Do sự chi phối của tập tục thờ thần cũ nên Phật giáo thời kỳ này đặc biệt coi trọng việc cầu mong công đức với hình thức lễ Phật nhưng cầu thần. Tư tưởng Jodo (Tịnh Độ) của Phật giáo được người Nhật chấp nhận để thay cho tư tưởng huyệt mộ, vốn thịnh hành từ thế kỷ III đến thế kỷ VII. Năm 645, sau khi chiếu thư đầu tiên về phát triển Phật giáo được công bố, Phật giáo nhanh chóng phát triển. Đến cuối thế kỷ VII, cả nước đã có trên 540 ngôi chùa. - Tông Hosso (Pháp Tướng tông): Phái này được truyền vào Nhật Bản khoảng năm 650. Giáo lý chủ yếu củ Hosso tông dựa trên bộ luận gọi là “Thành dung thức luận” của Bồ Tát Thế Thân.
Trả lời
Phật giáo bắt đầu được truyền vào Nhật Bản dưới thời Kế Thể Thiên Hoàng (507-531). Nhưng mãi đến thời Thái tử Shotoku (thế kỷ VI) Phật giáo mới được truyền bá công khai. Nên có thể xét Phật giáo sơ kỳ bắt đầu từ thời kỳ này. Nhiều học giả thống nhất năm Phật giáo truyền vào Nhật Bản là năm 538. Khoảng hai đến ba tông phái được truyền vào Nhật Bản thời kỳ này. - Tông Sanron (Tam Luận tông) : Đây là tông phái do vị sa môn nước Triều Tiên là Huệ Quan du nhập vào Nhật Bản năm 33 đời Suiko Tenno ( Suy Cổ Thiên Hoàng ). Giáo lý chủ yếu của Tông Sanron nằm trong ba bộ luật của Bồ tát Long Thọ, mà nổi tiếng là Trung quán luận. Do sự chi phối của tập tục thờ thần cũ nên Phật giáo thời kỳ này đặc biệt coi trọng việc cầu mong công đức với hình thức lễ Phật nhưng cầu thần. Tư tưởng Jodo (Tịnh Độ) của Phật giáo được người Nhật chấp nhận để thay cho tư tưởng huyệt mộ, vốn thịnh hành từ thế kỷ III đến thế kỷ VII. Năm 645, sau khi chiếu thư đầu tiên về phát triển Phật giáo được công bố, Phật giáo nhanh chóng phát triển. Đến cuối thế kỷ VII, cả nước đã có trên 540 ngôi chùa. - Tông Hosso (Pháp Tướng tông): Phái này được truyền vào Nhật Bản khoảng năm 650. Giáo lý chủ yếu củ Hosso tông dựa trên bộ luận gọi là “Thành dung thức luận” của Bồ Tát Thế Thân.