Lịch sử phát triển ngành Công tác xã hội tại Việt Nam?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Ngành Công tác xã hội trên thế giới đã được biết đến từ đầu thế kỷ XX nhằm giải quyết những vấn đề của xã hội trong quá trình công nghiệp hóa của các nước phương Tây. Gần đây, các hoạt động Công tác xã hội đã có sự tham gia chặt chẽ của các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ. Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) đã đưa Công tác xã hội vào nội dung của bảo đảm xã hội. Sau khoảng 100 năm phát triển, ngành công tác xã hội hiện tại đóng vai trò không thể thay thế trong việc hỗ trợ cung cấp các dịch vụ xã hội của các nước phát triển. Cán bộ xã hội có mặt trong hầu hết các lĩnh vực trong đời sống của người dân từ giáo dục, y tế đến tư pháp, hành pháp nhằm đảm bảo quyền lợi các người dân. Sự hình thành và phát triển Công tác xã hội ở Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật hình thành và phát triển Công tác xã hội trên thế giới. Công tác xã hội ở Việt Nam được hình thành trên cơ sở tình cảm tốt đẹp giữa con người và con người, tình làng nghĩa xóm, truyền thống Á đông. Từ những nhen nhóm ban đầu vào năm 1989 đến nay ngành Công tác Xã hội (CTXH) ở Việt Nam đã đạt được một bước tiến nhanh và quan trọng: * Vào đầu những năm 90, Tổ chức Cứu trợ trẻ em của Thụy Điển tại Việt Nam đã bắt đầu khởi xướng việc phát triển công tác xã hội thông qua việc nghiên cứu về nguồn nhân lực trong Công tác xã hội, biên soạn tài liệu về Công tác xã hội, cấp học bổng trong và ngoài nước cho những người làm việc trong lĩnh vực này và vận động Chính phủ trong việc xây dựng mã đào tạo ngành CTXH * Ngày 11/10/2004 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quyết định ban hành mã ngành (QĐ số 35/2004/BGDĐT), công nhận ngành CTXH là một ngành đào tạo bậc đại học. Kể từ đó, nhiều trường cao đẳng, đại học mở đào tạo ngành CTXH; và cho đến nay trên cả nước có hơn 38 trường đào tạo CTXH. * Năm 2009, thông qua việc Cục Bảo Trợ Xã hội thuộc Bộ Lao động, Thương binh, Xã hội đã đệ trình Chính phủ đề án phát triển ngành Công tác xã hội ở Việt Nam trong đó có việc ban hành mã nghề cho nghề Công tác xã hội. Việc Unicef và các tổ chức phi chính phủ như Cứu trợ Trẻ em, Plan, Child fund và Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội đã ký hợp tác về hệ thống bảo vệ trẻ em trên các tỉnh thành của Việt Nam trong đó vai trò của cán bộ xã hội là hạt nhân trong hệ thống cũng như các trung tâm Công tác Xã hội được thành lập từ cấp tỉnh đến Trung ương. * Ngày 25 tháng 8/2010 vừa qua Bộ Nội Vụ cũng đã ban hành mã nghề (Thông tư số 08/2010/TT-BNV. * Ngày 25/3/2010 Phó Thủ tướng chính phủ cũng đã ký quyết định phê duyệt đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010-2020 (QĐ. số 32/2010/QĐ-TTg), đánh dấu một mốc mới quan trọng của ngành CTXH tại Việt Nam. * Ngày 14-15/9/2010 Bộ LĐTBXH đã tổ chức hội thảo triển khai đề án này cho tất cả các tỉnh thành trong cả nước tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh). Đây là những thành quả to lớn trong việc thành hình và xây dựng một nghề mới ở đất nước ta, trong đó có sự nỗ lực lớn của Bộ GDĐT, Bộ LĐ-TB & XH, Bộ Nội Vụ và các tổ chức trong nước và quốc tế.
Trả lời
Ngành Công tác xã hội trên thế giới đã được biết đến từ đầu thế kỷ XX nhằm giải quyết những vấn đề của xã hội trong quá trình công nghiệp hóa của các nước phương Tây. Gần đây, các hoạt động Công tác xã hội đã có sự tham gia chặt chẽ của các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ. Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) đã đưa Công tác xã hội vào nội dung của bảo đảm xã hội. Sau khoảng 100 năm phát triển, ngành công tác xã hội hiện tại đóng vai trò không thể thay thế trong việc hỗ trợ cung cấp các dịch vụ xã hội của các nước phát triển. Cán bộ xã hội có mặt trong hầu hết các lĩnh vực trong đời sống của người dân từ giáo dục, y tế đến tư pháp, hành pháp nhằm đảm bảo quyền lợi các người dân. Sự hình thành và phát triển Công tác xã hội ở Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật hình thành và phát triển Công tác xã hội trên thế giới. Công tác xã hội ở Việt Nam được hình thành trên cơ sở tình cảm tốt đẹp giữa con người và con người, tình làng nghĩa xóm, truyền thống Á đông. Từ những nhen nhóm ban đầu vào năm 1989 đến nay ngành Công tác Xã hội (CTXH) ở Việt Nam đã đạt được một bước tiến nhanh và quan trọng: * Vào đầu những năm 90, Tổ chức Cứu trợ trẻ em của Thụy Điển tại Việt Nam đã bắt đầu khởi xướng việc phát triển công tác xã hội thông qua việc nghiên cứu về nguồn nhân lực trong Công tác xã hội, biên soạn tài liệu về Công tác xã hội, cấp học bổng trong và ngoài nước cho những người làm việc trong lĩnh vực này và vận động Chính phủ trong việc xây dựng mã đào tạo ngành CTXH * Ngày 11/10/2004 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quyết định ban hành mã ngành (QĐ số 35/2004/BGDĐT), công nhận ngành CTXH là một ngành đào tạo bậc đại học. Kể từ đó, nhiều trường cao đẳng, đại học mở đào tạo ngành CTXH; và cho đến nay trên cả nước có hơn 38 trường đào tạo CTXH. * Năm 2009, thông qua việc Cục Bảo Trợ Xã hội thuộc Bộ Lao động, Thương binh, Xã hội đã đệ trình Chính phủ đề án phát triển ngành Công tác xã hội ở Việt Nam trong đó có việc ban hành mã nghề cho nghề Công tác xã hội. Việc Unicef và các tổ chức phi chính phủ như Cứu trợ Trẻ em, Plan, Child fund và Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội đã ký hợp tác về hệ thống bảo vệ trẻ em trên các tỉnh thành của Việt Nam trong đó vai trò của cán bộ xã hội là hạt nhân trong hệ thống cũng như các trung tâm Công tác Xã hội được thành lập từ cấp tỉnh đến Trung ương. * Ngày 25 tháng 8/2010 vừa qua Bộ Nội Vụ cũng đã ban hành mã nghề (Thông tư số 08/2010/TT-BNV. * Ngày 25/3/2010 Phó Thủ tướng chính phủ cũng đã ký quyết định phê duyệt đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010-2020 (QĐ. số 32/2010/QĐ-TTg), đánh dấu một mốc mới quan trọng của ngành CTXH tại Việt Nam. * Ngày 14-15/9/2010 Bộ LĐTBXH đã tổ chức hội thảo triển khai đề án này cho tất cả các tỉnh thành trong cả nước tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh). Đây là những thành quả to lớn trong việc thành hình và xây dựng một nghề mới ở đất nước ta, trong đó có sự nỗ lực lớn của Bộ GDĐT, Bộ LĐ-TB & XH, Bộ Nội Vụ và các tổ chức trong nước và quốc tế.