Lịch sử thập cẩm: Lam Sơn

  1. Lịch sử




Mình tự hỏi sao chưa có ai viết một cuốn sách về lịch sử Việt Nam kết hợp với kinh tế nhỉ? Học một mà được hai luôn.

Ví dụ mình nháp xem, sai gì các bạn sửa nha:

Theo công thức 4Ps:

- Sản phẩm (Product): khởi nghĩa Lam Sơn.

- Giá cả (Price): tiền thuế.

- Điểm bán (Place): Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ.

- Khuyến mãi (Promotion): danh hiệu Khai quốc công thần.

Hồ Quý Ly đã thất bại trong việc cạnh tranh thị phần với Đại Minh, công ty nợ đầm đìa và bị ngân hàng phát mãi tài sản. Nhân cơ hội đó, hàng loạt các start up mọc lên, nhưng đều hết vốn giữa chừng do đại gia Trung Quốc nguồn lực quá khủng.

Hưởng ứng phong trào khởi nghiệp, là một CEO trẻ với tham vọng giành lại thị trường Đại Việt, "Bình Định Vương" Lê Lợi phát triển được dịch vụ khởi nghĩa nhờ thu thập dữ liệu (data) để có Insight của khách hàng: muốn thoát khỏi Đại Minh.

Sau nhiều phen thất bại, giá cổ phiếu rớt thê thảm 3 lần, thậm chí thư ký Lê Lai bị công an bắt và đi tù thay, công ty Lam Sơn vẫn vượt qua khủng hoảng nhờ CEO quá khôn và chế độ đãi ngộ nhân viên tốt.

Giám đốc Marketing Nguyễn Chích khuyên Lê Lợi mở rộng thị trường xuống vùng Nghệ An và thành công rực rỡ. Trưởng phòng PR Nguyễn Trãi đã đi bài truyền thông liên tục. Người tiêu dùng cho review 5 sao:

- Không ngờ ngày nay lại được thấy uy nghi nước cũ.

- Nhong nhong nhong ngựa ông đã về,
Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn.

- Lạy trời cho cả gió lên,
Cờ vua Bình Định phất trên kinh thành.

Sau khi thu được lợi nhuận ổn định, Lê Lợi quyết định mở rộng kênh phân phối ra Bắc. Bộ phận kinh doanh xung trận, Đinh Lễ đánh sập chuỗi cửa hàng bán lẻ ở Tốt Động, Lê Sát chiếm trung tâm thương mại ở Chi Lăng, và Trần Nguyên Hãn chốt sale tại Xương Giang. Đại Minh hoàn toàn bị đẩy khỏi thị trường, rút vốn về Trung Quốc.

Lê Lợi là mẫu doanh nhân trẻ thành đạt điển hình, định vị (Positioning) chính xác hình ảnh "Quân điếu phạt trước lo trừ bạo" nên chiếm được tâm trí người tiêu dùng.

- Ai về Biện Thượng Lam Sơn,
Nhớ vua Thái Tổ chặn đường quân Minh.

Nhắc đến Lê Lợi và Lam Sơn là y như nhắc đến Steve Jobs và Apple. Bởi vì thương hiệu nhà Lê quá mạnh (Branding), cho nên khách hàng về sau từ chối các sản phẩm thay thế như nhà Mạc, nhà Tây Sơn, nhà Trịnh và nhà Nguyễn.
Từ khóa: 

lê lợi

,

lam sơn

,

lịch sử

Theo quan điểm cá nhân của em thì nếu viết lịch sử theo chiều hướng kinh tế thì nên viết về các sách lược phát triển kinh tế đó không chỉ là các bài học của tiền nhân cho các start up bây giờ. Nếu em nhớ không nhầm có lần thầy dạy Triết có dạy Lê Thánh Tông có sách lược và đã viết một cuốn sách về tiền tệ có thể coi là đầu tiên trên thế giới về tiền tệ. Chứ nếu viết kiểu như này thì em nghĩ hợp với các bạn nào thích đọc những câu truyện sử vui hơn là người muốn đọc lịch sử để tìm tòi các bài học của tiền nhân

Trả lời

Theo quan điểm cá nhân của em thì nếu viết lịch sử theo chiều hướng kinh tế thì nên viết về các sách lược phát triển kinh tế đó không chỉ là các bài học của tiền nhân cho các start up bây giờ. Nếu em nhớ không nhầm có lần thầy dạy Triết có dạy Lê Thánh Tông có sách lược và đã viết một cuốn sách về tiền tệ có thể coi là đầu tiên trên thế giới về tiền tệ. Chứ nếu viết kiểu như này thì em nghĩ hợp với các bạn nào thích đọc những câu truyện sử vui hơn là người muốn đọc lịch sử để tìm tòi các bài học của tiền nhân