Liệu robot có là mối đe dọa nghề nghiệp của con người?

  1. Công nghệ thông tin

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đang là từ khóa hot nhất của mọi lĩnh vực, sản sinh ra những danh từ mới: Trí tuệ nhân tạo (AI), Machine Learning, Big Data,...đã mang lại những bước ngoặt thay đổi cho công nghệ và đời sống. Bên cạnh đó, robot đã xuất hiện như kịch bản từ xưa của bộ truyện tranh Doreamon hay những bộ phim viễn tưởng của Hollywood.

Tại Arab Saudi, vào đầu năm 2017, chính quyền nước này đã trao quyền công dân đầu tiên trên thế giới cho nữ robot Sophia.

Liên hệ lại Việt Nam, từ đầu năm 2017 đến nay, ở một nhà máy tại khu công nghiệp Singapore đã thay thế 400 công nhân bằng 05 robot. Theo xu hướng này thì các nhà máy nói riêng và nền kinh tế cũng như trong các lĩnh vực sẽ dần thay thế con người bởi robot.

Vậy, các chuyên gia và anh chị có nhiều thông tin, kiến thức cho em hỏi: Liệu robot có là mối đe dọa nghề nghiệp của con người không ạ? Trong kỷ nguyên bùng nổ công nghệ thông tin như thế này thì người lao động cần trang bị những kỹ năng gì để không gặp phải đe dọa thất nghiệp ạ?

Từ khóa: 

công nghệ thông tin

Theo mình là 50/50.

Những công việc liên quan đến tính toán, số liệu,... có sẵn công thức hay những thứ tương tự thì chắc chắn sẽ rất sớm bị thay thế bởi robot. Còn những công việc liên quan đến sáng tạo, chăm sóc cá nhân, đòi hỏi kĩ năng cao, hay giao tiếp xã hội... ví dụ như y tá, hay thiết kế sẽ khó có thể thay thế bởi robot.

Sẽ có những nghề nghiệp mất đi bởi robot nhưng kéo theo đó cũng sẽ có những nghề nghiệp mới ra đời. Và số liệu cho thấy hai điều này diễn ra song song và đồng đều nhau.

Mình nghĩ rằng trong vòng 10-20 năm nữa con người sẽ phải trang bị cho mình những kĩ năng ở lĩnh vực mới, các lĩnh vực liên quan đến tâm lý, cảm xúc con người, sáng tạo. Những lĩnh vực mà rất khó để có thể thay thế bằng máy móc hoặc có thể đảm nhiệm công việc đòi hỏi tập hợp nhiều kĩ năng. Vì hiện tại Robot sinh ra chỉ có thể làm được một việc duy nhất mà nó được giao.

Dù sao đi nữa, việc Robot làm con người thất nghiệp cũng còn một chặng đường rất dài, mặc dù công nghệ đang phát triển rất nhanh nhưng chính chúng ta cũng đang thận trọng trong quá trình phát triển đó.

Trả lời

Theo mình là 50/50.

Những công việc liên quan đến tính toán, số liệu,... có sẵn công thức hay những thứ tương tự thì chắc chắn sẽ rất sớm bị thay thế bởi robot. Còn những công việc liên quan đến sáng tạo, chăm sóc cá nhân, đòi hỏi kĩ năng cao, hay giao tiếp xã hội... ví dụ như y tá, hay thiết kế sẽ khó có thể thay thế bởi robot.

Sẽ có những nghề nghiệp mất đi bởi robot nhưng kéo theo đó cũng sẽ có những nghề nghiệp mới ra đời. Và số liệu cho thấy hai điều này diễn ra song song và đồng đều nhau.

Mình nghĩ rằng trong vòng 10-20 năm nữa con người sẽ phải trang bị cho mình những kĩ năng ở lĩnh vực mới, các lĩnh vực liên quan đến tâm lý, cảm xúc con người, sáng tạo. Những lĩnh vực mà rất khó để có thể thay thế bằng máy móc hoặc có thể đảm nhiệm công việc đòi hỏi tập hợp nhiều kĩ năng. Vì hiện tại Robot sinh ra chỉ có thể làm được một việc duy nhất mà nó được giao.

Dù sao đi nữa, việc Robot làm con người thất nghiệp cũng còn một chặng đường rất dài, mặc dù công nghệ đang phát triển rất nhanh nhưng chính chúng ta cũng đang thận trọng trong quá trình phát triển đó.

Câu hỏi này làm tôi nhớ đến những năm 1800, những năm tháng gắn liền với phong trào đập phá máy móc của công nhân ở các nước châu Âu. Lại một lần nữa câu hỏi này của con người lại xuất hiện, liệu máy móc (robot) có đe dọa chúng ta?

Nếu có, bạn nghĩ chúng ta nên ngừng nghiên cứu và sản xuất chúng. Hãy đem ngành công nghiệp này vào quên lãng? Lịch sử đã chứng minh, máy móc không biết đe dọa cuộc sống của con người. Mấu chốt vấn đề nằm ở cách con người điều khiển và sử dụng chúng.

Còn về kĩ năng trang bị ư? Bạn hãy cứ nghĩ đến một ví dụ cụ thể sau: ở Nhật, taxi truyền thống vẫn chiếm lĩnh một thị trường lớn và là đối thủ đe dọa lớn nhất của Uber. Vậy tại sao người Nhật không có xu hướng tiêu dùng như người Việt? Vì đơn giản, taxi truyền thống ở Nhật luôn hoàn hảo trong cách vận hành của mình, họ trực tiếp đảm nhận và chịu trách nhiệm cho tính mạng của hành khách. Điều khác biệt của con người và máy móc là ở trái tim, cảm xúc. Ngày nào con người còn có trái tim và cảm xúc thì ngày ấy máy móc vẫn còn là công cụ phục vụ cho con người.