Lợi ích của một công dân khi biết và hiểu tài chính của Quốc gia mình

  1. Đầu tư & Tài chính

Từ khóa: 

đầu tư & tài chính

Về lợi ích thì mình nghĩ là khá nhiều đấy, tùy vào từng ngành nghề mà lợi ích là trực tiếp hoặc gián tiếp.

Việc hiểu về tài chính và cấu trúc nền kinh tế ít nhiều đều có tác dụng, ví dụ như dạo gần đây mình được họ hàng nhờ tư vấn xem (1) "nên cho em nó học trường Đại học nào?", hay (2) "em nó ra trường rồi thì nên ở lại thành phố (HN & HCM) hay về quê làm?",... Để trả lời được cho các câu hỏi này thì kiến thức về kinh tế Quốc gia có vẻ hữu ích. (Dưới đây mình sẽ nói về câu thứ 2 nhé)

Với các lời khuyên theo "sách giáo khoa" như: Nếu muốn năng động thì nên ở lại thành phố, muốn một cuộc sống nhẹ nhàng hơn thì về quê làm,... Sau đây mình sẽ phân tích rõ hơn về quan điểm này bằng một chút kiến thức và hiều biết về kinh tế Đất nước, xem ý kiến trên là đúng hay sai nhé:

1. Xét về GRDP (Gross Regional Domestic Product - tổng sản lượng trên địa bàn - số liệu năm 2016):

  • Tp. HCM: 1.040 000 tỉ VND, phần còn của Đông Nam Bộ (ĐNB): 590 000 tỉ VND (nghĩa là HCM chiếm đến 64% tổng GRDP của ĐNB)
  • Hà Nội (HN): 600 000 tỉ VND, phần còn lại của Đồng Bằng Sông Hồng (ĐBSH): 760 000 tỉ VND. Hà Nội (Nghĩa là HN chỉ chiếm 44% tồng GRDP của ĐBSH)

2. Xét về thu ngân sách (số liệu năm 2017):

  • Tp. HCM: 345.000 tỉ VND (chiếm đến 66% tổng thu ngân sách của ĐNB)
  • Tp. HN: 208.000 tỉ VND (chiếm chỉ 51% tổng thu ngân sách của ĐBSH)

3. Về tốc độ tăng trưởng kinh tế (số liệu trung bình khoảng 3-5 năm trở lại đây):

  • Tp. HCM là khoảng 8%, tức là xấp xỉ mức trung bình của cả ĐNB, phần còn lại của ĐNB cũng có mức tăng trưởng quanh con số 8%. Nghĩa là với GRDP khổng lồ (như trên) thì Tp. HCM sẽ ngày càng bỏ xa phần còn lại của ĐNB)
  • Tp. HN là khoảng 8%, trong khi phần còn lại của ĐBSH hầu hết đều cao hơn Hà Nội (các tỉnh động lực như Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh có mức tăng trường đều từ 10-12%). Nghĩa là GRDP của HN đã không chiếm quá nhiều của cả ĐBSH mà còn có xu hướng giảm dần tỷ trọng.

4. Xét về du lịch (số liệu năm 2017):

  • Tp. HCM đón 6.3 triệu lượt khách Quốc tế với doanh thu 116.000 tỉ VND (chiếm 85% doanh thu từ du lịch của cả ĐNB). Đứng nhì ở ĐNB là Bà Rịa Vũng Tàu với 400 nghìn lượt khách Quốc tế (bằng 1/16 HCM)
  • Tp. HN đón 5 triệu lượt khách Quốc tế với doanh thu 71.000 tỉ VND (chiếm 65% doanh thu du lịch của ĐBSH). Đứng nhì ở ĐBSH là Quảng Ninh với 4,3 triệu lượt khách Quốc tế (ngang ngửa HN)

5. Về giáo dục:

  • Cái này nhìn vào
    bảng điểm thi THPT Quốc gia 2018
    dễ dàng nhìn thấy Tp. HCM vượt trội so với phần còn lại của ĐNB (chỉ có Bình Dương là tương đương HCM, nhưng so về số lượng thí sinh dự thi thì lại ít hơn rất nhiều)
  • Trong khi đó HN chỉ đứng thứ 7 (hay 8 gì đó) trong các tỉnh ĐBSH về điểm thi THPT Quốc Gia.

6. Về thành tích tại các giải thể thao:

  • Phần này thì Thể thao Hà Nội là nhất cả nước, Tp.HCM là đoàn duy nhất ở ĐNB có mặt trong top 20 (nhưng trong top 20 thì ĐBSH còn rất nhiều các tỉnh khác như Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Nam Định, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Bình)

---

Qua mấy con số trên có thể cơ bản thấy rằng quan điểm "về quê là ít năng động và xô bồ" là chưa hẳn chính xác hoàn toàn, mà nó chỉ có vẻ đúng hơn nếu bạn ở ĐNB (còn ĐBSH có vẻ cơ cấu đang chuyển dịch dàn đều hơn cho các tỉnh, và mũi nhọn ở HN không "nhọn" bằng HCM so với ĐBSH). Biết được các kiến thức này phần nào giúp mình trong việc xác định hướng chọn nơi làm việc. Và có thể mạnh dạn hơn trong việc tư vấn cho các em thế hệ sau.

Trả lời

Về lợi ích thì mình nghĩ là khá nhiều đấy, tùy vào từng ngành nghề mà lợi ích là trực tiếp hoặc gián tiếp.

Việc hiểu về tài chính và cấu trúc nền kinh tế ít nhiều đều có tác dụng, ví dụ như dạo gần đây mình được họ hàng nhờ tư vấn xem (1) "nên cho em nó học trường Đại học nào?", hay (2) "em nó ra trường rồi thì nên ở lại thành phố (HN & HCM) hay về quê làm?",... Để trả lời được cho các câu hỏi này thì kiến thức về kinh tế Quốc gia có vẻ hữu ích. (Dưới đây mình sẽ nói về câu thứ 2 nhé)

Với các lời khuyên theo "sách giáo khoa" như: Nếu muốn năng động thì nên ở lại thành phố, muốn một cuộc sống nhẹ nhàng hơn thì về quê làm,... Sau đây mình sẽ phân tích rõ hơn về quan điểm này bằng một chút kiến thức và hiều biết về kinh tế Đất nước, xem ý kiến trên là đúng hay sai nhé:

1. Xét về GRDP (Gross Regional Domestic Product - tổng sản lượng trên địa bàn - số liệu năm 2016):

  • Tp. HCM: 1.040 000 tỉ VND, phần còn của Đông Nam Bộ (ĐNB): 590 000 tỉ VND (nghĩa là HCM chiếm đến 64% tổng GRDP của ĐNB)
  • Hà Nội (HN): 600 000 tỉ VND, phần còn lại của Đồng Bằng Sông Hồng (ĐBSH): 760 000 tỉ VND. Hà Nội (Nghĩa là HN chỉ chiếm 44% tồng GRDP của ĐBSH)

2. Xét về thu ngân sách (số liệu năm 2017):

  • Tp. HCM: 345.000 tỉ VND (chiếm đến 66% tổng thu ngân sách của ĐNB)
  • Tp. HN: 208.000 tỉ VND (chiếm chỉ 51% tổng thu ngân sách của ĐBSH)

3. Về tốc độ tăng trưởng kinh tế (số liệu trung bình khoảng 3-5 năm trở lại đây):

  • Tp. HCM là khoảng 8%, tức là xấp xỉ mức trung bình của cả ĐNB, phần còn lại của ĐNB cũng có mức tăng trưởng quanh con số 8%. Nghĩa là với GRDP khổng lồ (như trên) thì Tp. HCM sẽ ngày càng bỏ xa phần còn lại của ĐNB)
  • Tp. HN là khoảng 8%, trong khi phần còn lại của ĐBSH hầu hết đều cao hơn Hà Nội (các tỉnh động lực như Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh có mức tăng trường đều từ 10-12%). Nghĩa là GRDP của HN đã không chiếm quá nhiều của cả ĐBSH mà còn có xu hướng giảm dần tỷ trọng.

4. Xét về du lịch (số liệu năm 2017):

  • Tp. HCM đón 6.3 triệu lượt khách Quốc tế với doanh thu 116.000 tỉ VND (chiếm 85% doanh thu từ du lịch của cả ĐNB). Đứng nhì ở ĐNB là Bà Rịa Vũng Tàu với 400 nghìn lượt khách Quốc tế (bằng 1/16 HCM)
  • Tp. HN đón 5 triệu lượt khách Quốc tế với doanh thu 71.000 tỉ VND (chiếm 65% doanh thu du lịch của ĐBSH). Đứng nhì ở ĐBSH là Quảng Ninh với 4,3 triệu lượt khách Quốc tế (ngang ngửa HN)

5. Về giáo dục:

  • Cái này nhìn vào
    bảng điểm thi THPT Quốc gia 2018
    dễ dàng nhìn thấy Tp. HCM vượt trội so với phần còn lại của ĐNB (chỉ có Bình Dương là tương đương HCM, nhưng so về số lượng thí sinh dự thi thì lại ít hơn rất nhiều)
  • Trong khi đó HN chỉ đứng thứ 7 (hay 8 gì đó) trong các tỉnh ĐBSH về điểm thi THPT Quốc Gia.

6. Về thành tích tại các giải thể thao:

  • Phần này thì Thể thao Hà Nội là nhất cả nước, Tp.HCM là đoàn duy nhất ở ĐNB có mặt trong top 20 (nhưng trong top 20 thì ĐBSH còn rất nhiều các tỉnh khác như Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Nam Định, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Bình)

---

Qua mấy con số trên có thể cơ bản thấy rằng quan điểm "về quê là ít năng động và xô bồ" là chưa hẳn chính xác hoàn toàn, mà nó chỉ có vẻ đúng hơn nếu bạn ở ĐNB (còn ĐBSH có vẻ cơ cấu đang chuyển dịch dàn đều hơn cho các tỉnh, và mũi nhọn ở HN không "nhọn" bằng HCM so với ĐBSH). Biết được các kiến thức này phần nào giúp mình trong việc xác định hướng chọn nơi làm việc. Và có thể mạnh dạn hơn trong việc tư vấn cho các em thế hệ sau.