Luật pháp và báo chí có mối quan hệ gì?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Mối quan hệ hai chiều của luật pháp và báo chí Báo chí và luật pháp có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau, phối hợp và hỗ trợ cùng nhau để hoàn thành trách nhiệm trước xã hội. Mối quan hệ hai chiều được thể hiện như sau: Báo chí với luật pháp • Báo chí tuyên truyền, phổ biến, giải thích pháp luật của nhà nước cũng như của ngành tư pháp để nhân dân hiểu và thực hiện; • Trong quá trình vận động thực thi pháp luật, báo chí góp phần xây dựng luật mới, bổ sung những bộ luật, những điều khoản chưa hợp lý, đề xuất huỷ bỏ những điều luật không đi vào thực tiễn; • Báo chí cung cấp thông tin một cách khách quan, trung thực, chính xác để giúp các cơ quan chức năng phanh phui các tệ nạn xã hội, đặc biệt là các vụ việc tham nhũng, tiêu cực - một vấn đề đang nhức nhối trong xã hội ta. • Thông qua các kết quả điều tra, báo cáo của các cơ quan chức năng về các vụ việc, báo chí phân tích, đánh giá, bình luận để làm rõ hơn, sâu hơn vấn đề nhằm giáo dục, răn đe, phòng ngừa tội phạm; • Báo chí cũng là người giám sát việc thực thi pháp luật của chính các cơ quan pháp luật. Luật pháp với báo chí: • Trước hết, pháp luật là cơ sở, hành lang pháp lý cho nhà báo yên tâm hoạt động; • Pháp luật bảo vệ nhà báo về nhân phẩm, tài sản, tính mạng trong trường hợp nhà báo hoạt động đúng luật mà bị đe doạ, uy hiếp; Với những gì báo chí giúp cho luật pháp thời gian qua, luật pháp cũng đã ngày càng gần gũi, ủng hộ và đứng về phía nhà báo, bênh vực, bảo vệ nhà báo trong những điều kiện tác nghiệp nguy hiểm, không để nhà báo cô độc trong cuộc dấn thân chống cái xấu nhằm làm trong sạch xã hội; • Pháp luật cung cấp cho báo chí các kết luận, kết quả điều tra để báo chí phân tích, đăng tải; • Pháp luật tạo điều kiện, cơ hội để báo chí tham gia vào các cuộc truy quét, các vụ xử án, các hội nghị tổng kết để nhà báo trực tiếp sống trong không khí của luật pháp và thu nhận thêm nguồn tư liệu sinh động và phong phú; • Luật pháp cũng nghiêm khắc xử lý các nhà báo và các cơ quan báo chí vi phạm pháp luật.
Trả lời
Mối quan hệ hai chiều của luật pháp và báo chí Báo chí và luật pháp có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau, phối hợp và hỗ trợ cùng nhau để hoàn thành trách nhiệm trước xã hội. Mối quan hệ hai chiều được thể hiện như sau: Báo chí với luật pháp • Báo chí tuyên truyền, phổ biến, giải thích pháp luật của nhà nước cũng như của ngành tư pháp để nhân dân hiểu và thực hiện; • Trong quá trình vận động thực thi pháp luật, báo chí góp phần xây dựng luật mới, bổ sung những bộ luật, những điều khoản chưa hợp lý, đề xuất huỷ bỏ những điều luật không đi vào thực tiễn; • Báo chí cung cấp thông tin một cách khách quan, trung thực, chính xác để giúp các cơ quan chức năng phanh phui các tệ nạn xã hội, đặc biệt là các vụ việc tham nhũng, tiêu cực - một vấn đề đang nhức nhối trong xã hội ta. • Thông qua các kết quả điều tra, báo cáo của các cơ quan chức năng về các vụ việc, báo chí phân tích, đánh giá, bình luận để làm rõ hơn, sâu hơn vấn đề nhằm giáo dục, răn đe, phòng ngừa tội phạm; • Báo chí cũng là người giám sát việc thực thi pháp luật của chính các cơ quan pháp luật. Luật pháp với báo chí: • Trước hết, pháp luật là cơ sở, hành lang pháp lý cho nhà báo yên tâm hoạt động; • Pháp luật bảo vệ nhà báo về nhân phẩm, tài sản, tính mạng trong trường hợp nhà báo hoạt động đúng luật mà bị đe doạ, uy hiếp; Với những gì báo chí giúp cho luật pháp thời gian qua, luật pháp cũng đã ngày càng gần gũi, ủng hộ và đứng về phía nhà báo, bênh vực, bảo vệ nhà báo trong những điều kiện tác nghiệp nguy hiểm, không để nhà báo cô độc trong cuộc dấn thân chống cái xấu nhằm làm trong sạch xã hội; • Pháp luật cung cấp cho báo chí các kết luận, kết quả điều tra để báo chí phân tích, đăng tải; • Pháp luật tạo điều kiện, cơ hội để báo chí tham gia vào các cuộc truy quét, các vụ xử án, các hội nghị tổng kết để nhà báo trực tiếp sống trong không khí của luật pháp và thu nhận thêm nguồn tư liệu sinh động và phong phú; • Luật pháp cũng nghiêm khắc xử lý các nhà báo và các cơ quan báo chí vi phạm pháp luật.