Đặc điểm phong cách thơ Bằng Việt là gì?

  1. Sáng tác

  2. Giáo dục

Từ khóa: 

sáng tác

,

giáo dục

Bằng Việt, tên thật là Nguyễn Việt Bằng sinh năm 1941 tại Huế, nhà thơ là một trong những thi sĩ hàng đầu của thế hệ nhà thơ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Bằng Việt đã tham gia viết thơ rất sớm từ năm 13 tuổi nhưng bài thơ đầu tiên được công bố là bài Qua Trường Sa viết vào năm 1961. Đến năm 1964 ông là sinh viên ngành luật ở Liên Xô (cũ) và đã có những bài thơ đựơc công bố và có được sự quan tâm của độc giả. Tiếp đó Bằng Việt liên tiếp cho ra đời các bài thơ như: Từ giã tuổi thơ, Trở lại trái tim mình, Về Nghệ An thăm con, Bếp lửa... với giọng thơ tươi tắn hào hoa, tinh tế và đặc biệt có sức liên tưởng thật xa rộng, khiến đông đảo bạn đọc, nhất là giới sinh viên và những người trẻ tuổi rất yêu chuộng. Cuối năm 1968, Bằng Việt cùng Lưu Quang Vũ đã cho xuất bản tập thơ Hương cây - Bếp lửa. Tập thơ vừa ra đời đã trở thành hiện tượng văn học có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống văn chương đương thời. Ở đây, chỉ nói riêng về Bằng Việt, giới quan tâm đã coi ông là một nhà thơ có phong cách đặc sắc. Chẳng hạn, giáo sư Lê Đình Kỵ đã nhận định về Bằng Việt “Có một tâm hồn nhiều suy nghĩ và rung động tinh tế, một chủ nghĩa trữ tình xao động, bồi hồi, khi đậm đà duyên dáng, khi âm vang sâu thẳm...”. Thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Mỹ có sự phát triển rất mạnh mẽ đặc biệt là đội ngũ nhà thơ. Có thể nói chưa bao giờ lực lượng sáng tác thơ lại tập hợp được nhiều thế hệ và nhiều phong cách vừa thống nhất, vừa bổ sung cho nhau như thời kỳ này. Họ vừa là những nhà thơ xuất hiện từ trước xong vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào như: Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Tế Hanh, Chính Hữu, Hoàng Trung Thông… , vừa là những nhà thơ trẻ xuất hiện từ đầu những năm 60 và đem đến cho thơ ca sức sáng tạo mới, trẻ trung, trong sáng, nhạy cảm mà trong đó có không ít tài năng đã sớm được chú ý và khẳng định như: Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Vũ Quần Phương, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo… Họ đã tạo nên giá trị nổi bật và sự bền vững của thơ thời kì kháng chiến chống Mỹ cả về nội dung tư tưởng – cảm xúc. Các nhà thơ tập trung biểu hiện những tình cảm, tư tưởng lớn của thời đại, phát hiện và sáng tạo những hình tượng cao đẹp về Tổ quốc, dân tộc và nhân dân, về những thế hệ con người Việt Nam trong cuộc chiến đấu vì độc lập tự do và thống nhất của đất nước. Thơ thời kì kháng chiến chống Mỹ thuộc loại hình thơ Cách Mạng, Cái “tôi” trữ tình tập trung xây dựng hai hình tượng: cái “tôi” sử thi và cái “tôi” thế hệ trẻ, đó cũng chính là hai dạng thức làm phong phú thêm cho hình tượng cái “tôi” của thơ Việt Nam hiện đại. Bên cạnh đó, thơ kháng chiến chống Mỹ có xu hướng tăng cường tính chính luận, chất triết lý đặc biệt chú trọng mở rộng chất liệu thơ từ hiện thực đời sống. Hơn nữa, thơ thời kỳ này đã thúc đẩy xu hướng tự do hóa hình thức thơ nên một bước mới. Bằng Việt là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ nhà thơ trẻ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Thơ Bằng Việt cũng mang đậm những đặc điểm của thơ thời này, nhưng nhà thơ vẫn có những nét khác biệt riêng khiến người đọc ấn tượng và thích thú khi đọc thơ mình. Bằng Việt là một nhà thơ rất tài năng và có sức sáng tạo dồi dào. Mỗi nhà thơ lại có những phong cách riêng với nét đặc trưng trong chất thơ. Với Bằng Việt, chất thơ ấy chính là chất suy tưởng giàu tính trí tuệ và rất hào hoa. Đã có rất nhiều các nhà phê bình văn học quan tâm và chú ý đến phong cách thơ Bằng Việt. Tác giả Lê Đình Kỵ đã nhận xét: “ Ở Bằng Việt cái sôi nổi, rạo rực của tuổi trẻ vừa như được nén lại, đồng thời lại được nêu lên bởi suy nghĩ… Một tâm hồn nhiều suy nghĩ và rung động tinh tế, một chủ nghĩa trữ tình xao động, bồi hồi, khi đậm đà duyên dáng, khi âm vang, sâu thẳm…” Tác giả Nguyễn Xuân Nam cũng nhận định: “ Lời thơ như những nét chấm phá tươi mát nhưng không thiếu chiều sâu suy tưởng”, “ thơ Bằng Việt thường nghiêng về suy nghĩ, có dáng một lời tâm sự”. Hồng Thọ cho rằng: “ ở Bằng Việt sự suy nghĩ có tình có nghĩa được bộc lộ nhất quán có sự nhất quán trong thơ anh”. Nhà thơ Phạm Khải lại nhận xét một cách đầy hình ảnh: “Vào những năm đầu thập kỷ 60, Bằng Việt xuất hiện giữa làng thơ Việt Nam như một ánh đèn nê-ông kỳ ảo, tỏa sáng trí tuệ, sự mát mẻ của tuổi xuân và cái dịu dàng của hồn thơ anh. Vời những câu thơ xúc cảm tinh tế, chữ nghĩa long lánh, độc giả ấn tượng về anh như một nhà thơ trẻ lịch lãm, tài hoa”. Giáo sư Hà Minh Đức cho rằng: “ Trong số các nhà thơ trẻ, Bằng Việt là một hồn thơ lãng mạn, đọng nhiều suy nghĩ”. Giáo sư Nguyễn Văn Hạnh khi đọc thơ Bằng Việt đã khẳng định: “ Phong cách thơ Bằng Việt hình thành từ rất sớm, nhiều nét bút phá kiên định, nhất là ở giọng thơ “có học”, sang trọng của anh đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của đông đảo công chúng yêu thơ”. Như vậy đã có rất nhiều những nhận xét khác nhau về phong cách, đặc điểm thơ của Bằng Việt, nhưng tựu chung lại giữa họ vẫn có những điểm chung. Thơ Bằng Việt đã thể hiện một một cái tôi trữ tình độc đáo, giàu sáng tạo. Hồn thơ đôn hậu, nhạy cảm, rất sang trọng, giàu chất trí tuệ, ưa khái quát, triết lí của Bằng Việt đã bộc lộ được phong cách riêng của ông trước rất nhiều các nhà thơ của thế hệ kháng chiến chống Mỹ. Phong cách thơ của Bằng Việt được trải đều trên các phương diện từ nội dung đến hình thức và nghệ thuật. Nội dung thơ của Bằng Việt chứa đựng sâu sắc cảm hứng về đất nước và con người trong chiến tranh. Trên phương diện nghệ thuật, Bằng Việt có những sáng tạo đáng kể trong việc phát triển thể thơ tự do, xây dựng ngôn ngữ thơ hiện đại, bình dị, giàu chất tự sự văn xuôi, gần gũi với người đọc. Ngôn ngữ thơ Bằng Việt không hoa mỹ, cầu kỳ, được chọn lọc từ thực tế đời sống, vận dụng tài hoa, khéo léo trong các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa giàu hình ảnh. Các liên tưởng, so sánh trong thơ Bằng Việt thường thể hiện tư duy hiện đại đậm chất trí tuệ phương Tây. Sự nghiệp thơ của Bằng Việt có lẽ được nhiều bạn đọc biết đến hơn thông qua bài Bếp lửa. Bạn đọc cảm nhận được sự gần gũi và tình yêu của Bằng Việt muốn gửi gắm qua bài thơ, họ quý mến con người ở nơi phồn hoa chỉ toàn bếp điện, bếp hơi… vẫn tha thiết nhớ về một bếp lửa chờn vờn trong sương sớm, tỏa khói hun nhèm cả mắt và nhớ về cội nguồn: Ôi kỳ lạ và thiêng liêng bếp lửa Từ tình bà cháu đẹp như trong chuyện cổ tích, bài thơ hiện lên những yêu thương đầu tiên, những suy ngĩ đầu tiên về cuộc đời, về đất nước… Cảm xúc tinh tế, chân thật và đượm buồn của anh làm trỗi dạy trong ký ức người đọc về những kỷ niệm về cuộc sống và gia đình, về truyền thống tình nghĩa của dân tộc. Sức hấp dẫn của bài thơ chính là ở những ý ngoài lời man mác đó: Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa? (Bếp lửa) Nghĩ về đất nước mình đã sinh ra và lớn lên anh luôn có những lời thơ ấm áp tin yêu. Qua những lời thơ như những nét chấm phá tươi mát nhưng không thiếu chiều sâu suy tưởng. Anh đã làm lạ hóa những điều mà độc giả dường như đã quen: Sông Hồng ơi, dông bão chẳng thay màu Rùa thần thoại vẫn nhô lưng đội Pháp Chùa Một cột đổ trên đâu giặc Pháp Lại nở xòe trọn vẹn đóa hoa sen. (Trở lại trái tim mình) Bằng Việt tham gia kháng chiến chống Mỹ khi tuổi đời còn rất trẻ. Nhưng trong tâm hồn trẻ ấy có nét chín chắn của con người lớn lên trong sự giáo dục của Đảng. Một khuynh hướng chính luận kín đáo thể hiện trong thơ trẻ. Kẻ thù mang bom đạn tàn phá đất nước chúng ta, định đẩy chúng ta vào tình thế căng thẳng, hoảng loạn. Bằng Việt chứng minh sự trầm tĩnh là sức mạnh của những người biết rõ chính ngĩa thuộc về mình. Đối diện với sự dã man là một tư thế văn minh, đàng hoàng, phong nhã. Ta quen sống những giờ đột biến Bỗng sững sờ trước một sớm không đâu Thành phố trong mưa. Hoa rắc trên đầu Hoa mưa nở từng bông trên mái tóc, Em tươi tắn như mùa xuân thứ nhất. Nhưng thủy chung như một sắc mai già, Đôi mắt mở to dịu dàng thấm mát, Sau rất nhiều thời gian khổ đi qua, (Tình yêu và báo động) Tình yêu và báo động là một bài thơ mà chất chính trị thấm sâu vào tình người tự nhiên và nhuần nhuyễn nên dễ lẫn với thơ tình. Với Thư gửi người bạn xa đất nước, Trở lại trái tim mình, Tình yêu và báo động, Bằng Việt đã ghi lại được những trạng thái phong phú của một tâm hồn thanh niên yêu mến cảnh vật và con người của đất nước, luôn luôn nhận ra ý nghĩa, niềm vui trong cuộc sống bình thường. Và Hà Nội cũng hiện ra với nhiều nét thanh lịch hào hoa, cố hữu. Trận chiến chia đôi, em đứng ở giữa Dù chỉ ngồi nghe nhạc Bê- lô- ven (Bêthoven và âm vang hai thế kỷ) Mang đậm tính chất thời sự trong khung cảnh chính trị những năm 1963-1964, bài Bê-lô-ven và âm thanh hai thế kỷ…có ý nghĩa lâu dài, ngày nay đọc lại thì người đọc vẫn cảm nhận được và thích nó. Do điệu kiện sống anh chưa thể hiện được trực tiếp những cảnh chiến đấu anh hùng của dân tộc. Thể nghiệm qua bản thân mình, anh thường lắng nghe sự lớn lên trong tâm hồn con người. Về Nghệ An thăm con là một thành công tiêu biểu theo hướng đó. Những lo toan chu đáo trước tuổi của đứa trẻ, những bồi hồi thương nhớ của người cha ở xa chăm chú theo dõi từng bước lớn lên của con, vốn là chuyện thường ngày. Nhưng đó cũng là một khía cạnh cao đẹp của tâm hồn con người trong kháng chiến. Lời thơ điểm đạm, tiết kiệm mà có sức vang xa vì âm hưởng: Tháng bảy ong bay đi, Chuồn chuồn chao trên sóng Nhớ mùa đông rất dài Nhớ mùa thu rất rộng Bao lâu cha vắng nhà Bao lâu con đã sống. Bao đêm ngoài biển động Pháo sáng xanh vườn sau Giặc rít ngang trên đầu. (Về Nghệ An thăm con) Trong thơ ca Việt Nam, đất nước và con người trở thành một nguồn cảm hứng đặc biệt và Bằng Việt cũng có một nguồn cảm hứng vô tận về đất nước và con người dân tộc. Qua mỗi chặng đường sáng tác thơ, nguồn cảm hứng ấy được mở rộng, đậm đà và rõ nét thêm. Khi Bằng Việt làm thơ cũng là lúc cuộc chiến tranh chống Mỹ bước vào giai đoạn khốc liệt. Bằng Việt cũng như những nhà thơ thời kỳ đó đều sớm nhận rõ bộ mặt của quân thù và cảm nhận thấu đáo những đau thương, gian khổ đang đè nặng lên Tổ quốc, và hơn bao giờ hết họ xác định rõ trách nhiệm của mình trong cuộc hành quân lịch sử ấy. Từ những lý tưởng đó Bằng Việt đã sáng tác bài thơ Đất nước. Đất nước được hiện ra với những hình ảnh giàu liên tưởng, rất gần gũi, xúc động bởi một hồn thơ trẻ trung, tươi mới và đôn hậu: Bao làng mạc vùi đi, bao cánh rừng ngã xuống Bao cuộc đời tan hợp đợi chờ nhau Đâu mái nhà quê hương, mái quện khói bền lâu Đã hạ xuống che cho hầm trú ẩn! Đất rát mỏng bên trên, dù quân thù san phẳng Thì tự dưới hầm sâu, tất cả vẫn hồi sinh. (Đất nước) Bài thơ đậm chất chính luận đã khái quát một số nét tiêu biểu của đất nước và dân tộc ta trong giai đoạn lịch sử đáng nhớ. Nhưng trên hết, đất nước trong hiện thực chiến tranh được Bằng Việt tái hiện qua những gì khốc liệt nhất của chiến trường. Hình ảnh chiến trường hiện ra với các đoàn quân, chiến hào đang đánh Mỹ đêm ngày diễn ra ở mội nẻo miền đất nước. Đây là núi rừng Trường Sơn hoang sơ như thần thoại: Tiếng tắc kè kêu trong lũng hẹp rừng hoang Quân đến, quân đi, cỏ gianh lùa gió rét Dải Trường Sơn trùng điệp những sư đoàn. (Đất nước) Đất nước chiến tranh trong thơ Bằng Việt vừa bình dị vừa lớn lao, vừa đậm chất ký sự, mang nhiều suy tư khái quát. Đất nước ấy còn gắn liền với các địa danh quê hương. Từng tên đất, tên miền quê trong mưa bom đều hiện, bão đnạ hiện lên trên trang thơ Bằng Việt như: Trường Sơn, Truông nhà Hồ, Vĩnh Quang, Hà Tĩnh, Cửa Tùng, Quảng Trị… Khai thác đề tài về đất nước, ben cạnh những khốc liệt của chiến trừơng và những tên đất, tên làng đi qua để lại những ấn tượng không thể quên, Bằng Việt còn khắc họa vẻ đẹp của đất nước trong lao động sản xuất xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Từ Trở lại Thái Bình cho đến Hương mùa thu, phố biển rồi lại Em hãy đến cánh đồng Mường Thanh. Bằng những ngôn ngữ thơ chân thật, giản dị của mình nhà thơ đã cho độc giả lắng nghe và cảm nhận bước chuyển mình của từng miền đất quê hương trong công cuộc xây dựng xã hôi chủ nghĩa. Nhà thơ đã tự mình đi và cảm nhận thực tế bằng chính trái tim yêu nước nồng nàn, say mê và phát hiện ra những cảnh đẹp muôn sắc, muôn màu của quê hương. Đó chính là những vẻ đệp bình dị và thân thương nhất và lại được sinh ra phong phú, đầy màu sắc nơi chiến trường. Vượt lên trên bom dận, khói súng là sắc lá dong xanh mát dậy suốt triền cao ngày tháng chạp, con sông lạ, con đường nguyên sơ, ngọn gió bao la, đỉnh dốc dài… Những hình ảnh thân thương của chiến trường khúc xạ qua tâm hồn Bằng Việt đem lại cho người đọc một niềm rung cảm lớn. Bên cạnh cảm hứng về dất nước thì con người cũng được nhà thơ khắc họa với nhiều vần thơ gân guốc, khỏe đạp và chân thực. Chiến trường khốc liệt đầy gian khó lại là nới những vẻ đẹp của những con người Việt Nam tỏa sáng, bình dị và anh dũng. Vẻ đẹp ấy được kết tinh trong hình ảnh người lính- những chiến ĩ không tên chung sức làm nên lịch sử. Đây cũng là cách cảm nhận riêng của Bằng Việt về người lính, về đất nước trong chiến tranh: Chiến trường quen, mới đó đã xa rồi, Gió thổi theo tôi dọc những vùng trời Những chiến sĩ trẻ măng hẹn ngày gặp lại Những gương mặt bình thường như lẽ phải … Những chiến sĩ băng qua khắp đất nước hầm hào Mỗi gương mặt bình thường sau nghìn lần sống chết Rọi ánh sáng vào tôi cùng những khoảng trời cao! (Những gương mặt, những khoảng trời) Hình ảnh người lính từ chiến trường đi thẳng vào thơ Bằng Việt Giây phút ấy phi thường Nhưng được làm nên từ mỗi đoạn hầm đào vô danh, từ ngàn viên súng đạn trường bắn tỉa Từ mỗi gánh nặng oằn lưng- mà mỗi người chìa vai dám nhận Từ mỗi chịu đựng phi thường- mà mỗi người quả quyết giơ tay. (Em hãy đến cánh đồng Mường Thanh) Nhà thơ đã thể hiện chân dung người lính bằng những hình ảnh đơn sơ, bình dị, những phẩm chất anh dũng, kiên cường , bền bỉ ở nghị lực, phi thường ngay trong những công việc âm thầm, bình thường và đầy ý nghĩa. Đó cũng chính là sự biểu hiện của nét riêng trong phong cách thơ Bằng Việt – nhà thơ luôn say mê tìm kiếm và thể hiện những vẻ đẹp bình dị, xúc động giữa đời thường. Trong chiến tranh, nhân dân kiên cường là những người anh hùng bình dị: Đã hơn trăm ngày đêm Quân và dân đứng vững Những con người vừa rời khu tập trung Bỡ ngỡ trở về bãi hoang làng cũ …Lại bắt đầu dựng xây Nuôi lợn, nuôi gà gieo mạ đào hầm Vào đoàn thể, lập dân quân Buổi chiều đã nghe tiếng trẻ con ríu rít Khói thổi cơm xanh từng gian nhà… (Ghi từ một vùng đất lửa) Cùng với những hình ảnh người lính, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh cũng được tác giả khắc họa rõ nét trong những vần thơ thời chiến tranh. Cuộc sống khắc nghiệt nơi chiến trường kia cũng không hề khiến họ chùn bước. Ngược lại, họ luôn kiên định đi theo con đừng mà mình đã chọn, dùng máu và mồ hôi của mình để tiếp tục bước tiếp con đường đã mở: Ôi ngọn đèn phòng không trên bãi trống không nhà Giọng con gái giữa vùng bom tọa độ Em chốt đó suốt một mùa giông gió Giành đất sinh sôi giữa biển cùng trời (Đất nước) Nhà thơ đã dành những lời thơ trìu mến, thương yêu cho những cô gái mang tâm hồn và vẻ đẹp Việt Nam hóa thân trong hình ảnh nguời yêu, người vợ- nơi trao gửi tâm tình. Trong những năm chiến tranh, vẻ đẹp dịu dàng của người con gái Việt Nam dường như càng cứng cáp và đằm thắm thêm: Có gì chia đi sâu lắng trong em Màu nắng sạm trên bàn tay vun đắp Vết sẹo nhỏ làm nghiêng trang nét mặt Anh bỗng hiểu về em như đã rất lâu rồi (Những đoạn thơ tình giữa hai cuộc chiến tranh phá hoại) Như vậy, với suy nghĩ, cảm nhận bằng trái tim và lí trí, Bằng Việt đã phác họa được bức chân dung về người phụ nữ Việt Nam vừa giản dị, đời thường, vừa kỳ vĩ, nổi bật với những phẩm chất tốt đẹp, tiêu biểu. Chính họ đã góp phần làm nên những chiến thắng kỳ diệu của đất nước. Một thế hệ mầm non của đất nước mà không thể thiếu trong thơ ca đó chính là các em thơ. Mỗi em bé trong những năm tháng nửa đạn ấy đều là một Phù Đổng, mỗi gương mặt mới sinh ra để đón một vòm trời, em là biểu tượng của tương lai đất nước, dù cho mới chào đời những cũng đã mang sẵn trong mình sức sống mãnh liệt, tiểu biểu của con người Việt Nam. Với góc nhìn trí tuệ, văn hóa, Bằng Việt thấy ở các em hình ảnh tươi sáng của tương lai đất nước, nhân loại. Cái nhìn ấm áp và đầy tin yêu của thế hệ cha anh đi trước gửi gắm ở các em thơ qua một tứ thơ độc đáo khi nhà thơ chứng kiến một lớp học của học trò Hà Tĩnh trong giao thông hào bên bãi tha ma: Côpécnic và Niuton đã cùng các em xuống đấy Ơclit và Pitago đã cùng các em xuống đấy Bên bãi tha ma và ngọn đèn dầu rực cháy Bên bãi tha ma các em đang bắt đầu tương lai Các em là ai Cả thế giới chưa từng biết Nhưng mai mốt khi quân thù giãy chết Các em lên, đưa cơ khí vào đồng Đưa điện vào làng, đưa đập ngăn sông Cả thế giới sẽ lặng người bên hổ Biết lương tri của mình được thắp lên ở đó. (Học trò Hà Tĩnh) Bên cạnh đó thì cuộc sống nơi chiến trường quả vô cùng khốc liệt, nó có sức nhào nặn tâm hồn con người. Bằng Việt như tự giác tước đi những gì quá hoa mỹ quá óng ánh, bớt đi những chi tiết rườm rà làm chậm tác động truyền cảm. Nhà thơ cố gắng đi thẳng vào những cảm xúc chân thật, sinh tử nhất, tạo nên giá trị nhận thức lớn, lời thơ thì vô cùng thuần phác. Ý thơ gợi lên sự kiên gan của một dân tộc trong cuộc kháng chiến trường kỳ. Và quý hơn là có nững suy nghĩ chín chắn và toàn diện về sự hi sinh không bờ bến về công sức quá lớn lao của đông đảo nhân dân, của những “ chiến sĩ không tên, chng sức nhau làm nên lịch sử” …. Sức dân ta bỏ ra đủ xây xong hang trăm Kim Tự Tháp Xong Vạn lý trường thành, xong những kênh đòa qua xa mạc Xa- ha- ra Xong những nhà chọc trời, hay đường xe điện ngầm suốt từ Bắc ra Nam Nhưng lại phải đào hàng triệu hố cá nhân và lấp hàng triệu hố bom lở loét… (Trước cửa ngõ chiến trường) Phong cách thơ Bằng Việt không chỉ thể hiện ở nội dung mà còn cả ở nghệ thuật. Nhà thơ có sử dụng kết hợp giữa thể thơ, ngôn ngữ,hình ảnh và các biện pháp tu từ một cách linh động và rất sáng tạo. Chính điều ấy đã tạo nên những nét Bằng Việt rất riêng biệt. Thơ của Bằng Việt không tập chung vào một thể loại nào cả, các tác phẩm của ông rất phong phú về thể loại, và với mỗi thể loại đều có các tác phẩm tiêu biểu, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Các thể thơ mà Bằng Việt sử dụng đều nằm trong hệ thống thể loại thơ kháng chiến chống Mỹ và thơ hiện đại: thể thơ năm chữ, sáu chữ, bảy chữ, tám chữ, lục bát và tự do. Trong số dó thì thể thơ tự do là thể lạo mà nhà thơ thành công nhất với các tác phẩm tiêu biểu như: Những gương mặt, những khoảng trời, Đất nước, Hương mùa thu, phố biển, Trở lại Thái Bình, Giao hưởng số chín, Thơ tình ngày biển động, Trước cửa ngõ chiến trường… Bằng Việt đã tạo được nét riêng cho mình với thể thơ tự do. Với sự phát triển độ dài của câu thơ, bài thơ gia tăng về chất liệu hiện thực mà vẫn giữ được sự nhịp nhàng, đều đặn của nhịn thơ và làm nên một giọng thơ rất Bằng Việt. Thơ Bằng Việt còn ấn tượng với người đọc bởi sự gia tăng yếu tố văn xuôi vào thơ. Nhà thơ đã lựa chọn các từ ngữu đời thường, giàu chất văn xuôi làm chất liệu sáng tác. Những câu thơ như chính lời kể rát thực và chân thực của nhân dân đã đem đến cho bài thơ chất hiện thực của chính những con người bình dị trong thời bom đạn: Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh: “ Bố ở chiến khu còn việc của bố Mày có viết thư chớ kể này kể nọ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” (Bếp lửa) Những câu thơ mà Bằng Việt viết ra dài, tự nhiên như lời nói, lời kể gần gũi mang hình bóng của văn xuôi nhưng khi đọc nên người đọc vẫn cảm nhận được chất thơ một cách tự nhiên mà vẫn có sự trau chuốt nghệ thuật kín đáo, tinh tế: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa. (Bếp lửa) Cách sử dụng ngôn từ của Bằng Việt cũng rất giàu chất gợi hình và gợi cảm. Đặc biệt là nhà thơ còn dùng rất nhiều tính từ trong các bài thơ của mình. Các sự vật, hình ảnh trong thơ gợi nên rất chân thực, màu sắc và sinh động nó giúp khơi gợi những liên tưởng tinh tế đối với độc giả. Bên cạnh đó, ta bắt gặp nhiều câu thơ giàu chất tạo hình nhờ những liên tưởng và tưởng tượng đặc sắc của tác giả: Tháng giêng đan đầy trời mưa xuân Mái ngói quanh thôn hồng nối hồng Mái ngói, mái ngói liền mái ngói Từng lớp mừng vui, lớp ước mong (Mừng em tròn mười sáu tuổi) Trong sáng tác của Bằng Việt còn có rất nhiều các biểu tượng đẹp, giàu ý nghĩa được sử dụng: người lính, hoa và em, ngọn lửa, đất, mẹ… nó thể hiện cái nhìn sâu sắc của nhà thơ về thế giới và con người. Cùng với nó là các giọng điệu thơ sinh động và linh hoạt. Khi là trữ tình sâu lắng, khi lại suy tư triết lý khiến cho từng câu thơ viết ra đều dễ dàng đi sâu vào lòng bạn đọc. Lời thơ chan chứa cảm xúc, thủ thỉ, lắng sâu, thể hiện tình yêu tha thiết của nhà thơ với đất nước và con người Việt Nam Tôi trở lại bờ đường mùa xuân Cây già trắng lá Ôi thành phố tôi yêu kỳ lạ Cái sống như trăn trở đêm ngày (Trở lại trái tim mình) Bằng Việt với sự đam mê sáng tác và tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người quê hương của mình đã nỗ lực sáng tạo không ngừng nghỉ, và có những đóng góp vô cùng quan trọng vào sự hoàn thiện và phát triển của thơ Việt Nam. Đồng thời cũng đã tạo ra dấu ấn riêng cho chính bản thân nhà thơ, làm cho người đọc có thể cảm nhận một cách dễ dàng hơn với thơ và nghệ thuật. Đồng thời cũng góp phần tiếp thêm sức mạnh cho quân và dân ta một lòng anh dũng chiến đấu và giành thắng lợi cho toàn dân tộc. Từng câu chữ nhag thơ viết ra đều là tiếng lòng của một người con, một nhà thơ luôn hướng về đất nước với những con người Việt Nam thuần hậu, anh hùng, tình nghĩa. Cuộc chiến tranh đi vào thơ Bằng Việt qua những hình ảnh đơn sơ, giản dị của chiến trường và những gương mặt, những khoảng trời, miền đất thân thuộc của tổ quốc. Có lẽ, những điểm riêng biệt, những phong cách riêng của Bằng Việt cũng xuất phát từ chính sự nhiệt huyết của tuổi trẻ và tấm lòng yêu thương đất nước tha thiết ấy. Như chính ông từng nói về mình: “Chất trẻ chỉ cho sinh khí, nhiệt tình nó chưa phải là cứu cánh cho tất cả. Mới, theo tôi phải là cách nhìn riêng của mình vào sự vật, vào cuộc sống xuong quanh, phát hiện ra những góc độ chưa ai phát hiện, đón bắt những gì chỉ mới manh nha trong hiện thực và cố gắng tìm ra cho nó một câu giải đáp” (Bằng Việt: Chất trẻ, chất mới và sự từng trải, Văn nghệ quân đội; 9-1973).

Trả lời

Bằng Việt, tên thật là Nguyễn Việt Bằng sinh năm 1941 tại Huế, nhà thơ là một trong những thi sĩ hàng đầu của thế hệ nhà thơ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Bằng Việt đã tham gia viết thơ rất sớm từ năm 13 tuổi nhưng bài thơ đầu tiên được công bố là bài Qua Trường Sa viết vào năm 1961. Đến năm 1964 ông là sinh viên ngành luật ở Liên Xô (cũ) và đã có những bài thơ đựơc công bố và có được sự quan tâm của độc giả. Tiếp đó Bằng Việt liên tiếp cho ra đời các bài thơ như: Từ giã tuổi thơ, Trở lại trái tim mình, Về Nghệ An thăm con, Bếp lửa... với giọng thơ tươi tắn hào hoa, tinh tế và đặc biệt có sức liên tưởng thật xa rộng, khiến đông đảo bạn đọc, nhất là giới sinh viên và những người trẻ tuổi rất yêu chuộng. Cuối năm 1968, Bằng Việt cùng Lưu Quang Vũ đã cho xuất bản tập thơ Hương cây - Bếp lửa. Tập thơ vừa ra đời đã trở thành hiện tượng văn học có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống văn chương đương thời. Ở đây, chỉ nói riêng về Bằng Việt, giới quan tâm đã coi ông là một nhà thơ có phong cách đặc sắc. Chẳng hạn, giáo sư Lê Đình Kỵ đã nhận định về Bằng Việt “Có một tâm hồn nhiều suy nghĩ và rung động tinh tế, một chủ nghĩa trữ tình xao động, bồi hồi, khi đậm đà duyên dáng, khi âm vang sâu thẳm...”. Thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Mỹ có sự phát triển rất mạnh mẽ đặc biệt là đội ngũ nhà thơ. Có thể nói chưa bao giờ lực lượng sáng tác thơ lại tập hợp được nhiều thế hệ và nhiều phong cách vừa thống nhất, vừa bổ sung cho nhau như thời kỳ này. Họ vừa là những nhà thơ xuất hiện từ trước xong vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào như: Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Tế Hanh, Chính Hữu, Hoàng Trung Thông… , vừa là những nhà thơ trẻ xuất hiện từ đầu những năm 60 và đem đến cho thơ ca sức sáng tạo mới, trẻ trung, trong sáng, nhạy cảm mà trong đó có không ít tài năng đã sớm được chú ý và khẳng định như: Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Vũ Quần Phương, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo… Họ đã tạo nên giá trị nổi bật và sự bền vững của thơ thời kì kháng chiến chống Mỹ cả về nội dung tư tưởng – cảm xúc. Các nhà thơ tập trung biểu hiện những tình cảm, tư tưởng lớn của thời đại, phát hiện và sáng tạo những hình tượng cao đẹp về Tổ quốc, dân tộc và nhân dân, về những thế hệ con người Việt Nam trong cuộc chiến đấu vì độc lập tự do và thống nhất của đất nước. Thơ thời kì kháng chiến chống Mỹ thuộc loại hình thơ Cách Mạng, Cái “tôi” trữ tình tập trung xây dựng hai hình tượng: cái “tôi” sử thi và cái “tôi” thế hệ trẻ, đó cũng chính là hai dạng thức làm phong phú thêm cho hình tượng cái “tôi” của thơ Việt Nam hiện đại. Bên cạnh đó, thơ kháng chiến chống Mỹ có xu hướng tăng cường tính chính luận, chất triết lý đặc biệt chú trọng mở rộng chất liệu thơ từ hiện thực đời sống. Hơn nữa, thơ thời kỳ này đã thúc đẩy xu hướng tự do hóa hình thức thơ nên một bước mới. Bằng Việt là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ nhà thơ trẻ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Thơ Bằng Việt cũng mang đậm những đặc điểm của thơ thời này, nhưng nhà thơ vẫn có những nét khác biệt riêng khiến người đọc ấn tượng và thích thú khi đọc thơ mình. Bằng Việt là một nhà thơ rất tài năng và có sức sáng tạo dồi dào. Mỗi nhà thơ lại có những phong cách riêng với nét đặc trưng trong chất thơ. Với Bằng Việt, chất thơ ấy chính là chất suy tưởng giàu tính trí tuệ và rất hào hoa. Đã có rất nhiều các nhà phê bình văn học quan tâm và chú ý đến phong cách thơ Bằng Việt. Tác giả Lê Đình Kỵ đã nhận xét: “ Ở Bằng Việt cái sôi nổi, rạo rực của tuổi trẻ vừa như được nén lại, đồng thời lại được nêu lên bởi suy nghĩ… Một tâm hồn nhiều suy nghĩ và rung động tinh tế, một chủ nghĩa trữ tình xao động, bồi hồi, khi đậm đà duyên dáng, khi âm vang, sâu thẳm…” Tác giả Nguyễn Xuân Nam cũng nhận định: “ Lời thơ như những nét chấm phá tươi mát nhưng không thiếu chiều sâu suy tưởng”, “ thơ Bằng Việt thường nghiêng về suy nghĩ, có dáng một lời tâm sự”. Hồng Thọ cho rằng: “ ở Bằng Việt sự suy nghĩ có tình có nghĩa được bộc lộ nhất quán có sự nhất quán trong thơ anh”. Nhà thơ Phạm Khải lại nhận xét một cách đầy hình ảnh: “Vào những năm đầu thập kỷ 60, Bằng Việt xuất hiện giữa làng thơ Việt Nam như một ánh đèn nê-ông kỳ ảo, tỏa sáng trí tuệ, sự mát mẻ của tuổi xuân và cái dịu dàng của hồn thơ anh. Vời những câu thơ xúc cảm tinh tế, chữ nghĩa long lánh, độc giả ấn tượng về anh như một nhà thơ trẻ lịch lãm, tài hoa”. Giáo sư Hà Minh Đức cho rằng: “ Trong số các nhà thơ trẻ, Bằng Việt là một hồn thơ lãng mạn, đọng nhiều suy nghĩ”. Giáo sư Nguyễn Văn Hạnh khi đọc thơ Bằng Việt đã khẳng định: “ Phong cách thơ Bằng Việt hình thành từ rất sớm, nhiều nét bút phá kiên định, nhất là ở giọng thơ “có học”, sang trọng của anh đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của đông đảo công chúng yêu thơ”. Như vậy đã có rất nhiều những nhận xét khác nhau về phong cách, đặc điểm thơ của Bằng Việt, nhưng tựu chung lại giữa họ vẫn có những điểm chung. Thơ Bằng Việt đã thể hiện một một cái tôi trữ tình độc đáo, giàu sáng tạo. Hồn thơ đôn hậu, nhạy cảm, rất sang trọng, giàu chất trí tuệ, ưa khái quát, triết lí của Bằng Việt đã bộc lộ được phong cách riêng của ông trước rất nhiều các nhà thơ của thế hệ kháng chiến chống Mỹ. Phong cách thơ của Bằng Việt được trải đều trên các phương diện từ nội dung đến hình thức và nghệ thuật. Nội dung thơ của Bằng Việt chứa đựng sâu sắc cảm hứng về đất nước và con người trong chiến tranh. Trên phương diện nghệ thuật, Bằng Việt có những sáng tạo đáng kể trong việc phát triển thể thơ tự do, xây dựng ngôn ngữ thơ hiện đại, bình dị, giàu chất tự sự văn xuôi, gần gũi với người đọc. Ngôn ngữ thơ Bằng Việt không hoa mỹ, cầu kỳ, được chọn lọc từ thực tế đời sống, vận dụng tài hoa, khéo léo trong các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa giàu hình ảnh. Các liên tưởng, so sánh trong thơ Bằng Việt thường thể hiện tư duy hiện đại đậm chất trí tuệ phương Tây. Sự nghiệp thơ của Bằng Việt có lẽ được nhiều bạn đọc biết đến hơn thông qua bài Bếp lửa. Bạn đọc cảm nhận được sự gần gũi và tình yêu của Bằng Việt muốn gửi gắm qua bài thơ, họ quý mến con người ở nơi phồn hoa chỉ toàn bếp điện, bếp hơi… vẫn tha thiết nhớ về một bếp lửa chờn vờn trong sương sớm, tỏa khói hun nhèm cả mắt và nhớ về cội nguồn: Ôi kỳ lạ và thiêng liêng bếp lửa Từ tình bà cháu đẹp như trong chuyện cổ tích, bài thơ hiện lên những yêu thương đầu tiên, những suy ngĩ đầu tiên về cuộc đời, về đất nước… Cảm xúc tinh tế, chân thật và đượm buồn của anh làm trỗi dạy trong ký ức người đọc về những kỷ niệm về cuộc sống và gia đình, về truyền thống tình nghĩa của dân tộc. Sức hấp dẫn của bài thơ chính là ở những ý ngoài lời man mác đó: Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa? (Bếp lửa) Nghĩ về đất nước mình đã sinh ra và lớn lên anh luôn có những lời thơ ấm áp tin yêu. Qua những lời thơ như những nét chấm phá tươi mát nhưng không thiếu chiều sâu suy tưởng. Anh đã làm lạ hóa những điều mà độc giả dường như đã quen: Sông Hồng ơi, dông bão chẳng thay màu Rùa thần thoại vẫn nhô lưng đội Pháp Chùa Một cột đổ trên đâu giặc Pháp Lại nở xòe trọn vẹn đóa hoa sen. (Trở lại trái tim mình) Bằng Việt tham gia kháng chiến chống Mỹ khi tuổi đời còn rất trẻ. Nhưng trong tâm hồn trẻ ấy có nét chín chắn của con người lớn lên trong sự giáo dục của Đảng. Một khuynh hướng chính luận kín đáo thể hiện trong thơ trẻ. Kẻ thù mang bom đạn tàn phá đất nước chúng ta, định đẩy chúng ta vào tình thế căng thẳng, hoảng loạn. Bằng Việt chứng minh sự trầm tĩnh là sức mạnh của những người biết rõ chính ngĩa thuộc về mình. Đối diện với sự dã man là một tư thế văn minh, đàng hoàng, phong nhã. Ta quen sống những giờ đột biến Bỗng sững sờ trước một sớm không đâu Thành phố trong mưa. Hoa rắc trên đầu Hoa mưa nở từng bông trên mái tóc, Em tươi tắn như mùa xuân thứ nhất. Nhưng thủy chung như một sắc mai già, Đôi mắt mở to dịu dàng thấm mát, Sau rất nhiều thời gian khổ đi qua, (Tình yêu và báo động) Tình yêu và báo động là một bài thơ mà chất chính trị thấm sâu vào tình người tự nhiên và nhuần nhuyễn nên dễ lẫn với thơ tình. Với Thư gửi người bạn xa đất nước, Trở lại trái tim mình, Tình yêu và báo động, Bằng Việt đã ghi lại được những trạng thái phong phú của một tâm hồn thanh niên yêu mến cảnh vật và con người của đất nước, luôn luôn nhận ra ý nghĩa, niềm vui trong cuộc sống bình thường. Và Hà Nội cũng hiện ra với nhiều nét thanh lịch hào hoa, cố hữu. Trận chiến chia đôi, em đứng ở giữa Dù chỉ ngồi nghe nhạc Bê- lô- ven (Bêthoven và âm vang hai thế kỷ) Mang đậm tính chất thời sự trong khung cảnh chính trị những năm 1963-1964, bài Bê-lô-ven và âm thanh hai thế kỷ…có ý nghĩa lâu dài, ngày nay đọc lại thì người đọc vẫn cảm nhận được và thích nó. Do điệu kiện sống anh chưa thể hiện được trực tiếp những cảnh chiến đấu anh hùng của dân tộc. Thể nghiệm qua bản thân mình, anh thường lắng nghe sự lớn lên trong tâm hồn con người. Về Nghệ An thăm con là một thành công tiêu biểu theo hướng đó. Những lo toan chu đáo trước tuổi của đứa trẻ, những bồi hồi thương nhớ của người cha ở xa chăm chú theo dõi từng bước lớn lên của con, vốn là chuyện thường ngày. Nhưng đó cũng là một khía cạnh cao đẹp của tâm hồn con người trong kháng chiến. Lời thơ điểm đạm, tiết kiệm mà có sức vang xa vì âm hưởng: Tháng bảy ong bay đi, Chuồn chuồn chao trên sóng Nhớ mùa đông rất dài Nhớ mùa thu rất rộng Bao lâu cha vắng nhà Bao lâu con đã sống. Bao đêm ngoài biển động Pháo sáng xanh vườn sau Giặc rít ngang trên đầu. (Về Nghệ An thăm con) Trong thơ ca Việt Nam, đất nước và con người trở thành một nguồn cảm hứng đặc biệt và Bằng Việt cũng có một nguồn cảm hứng vô tận về đất nước và con người dân tộc. Qua mỗi chặng đường sáng tác thơ, nguồn cảm hứng ấy được mở rộng, đậm đà và rõ nét thêm. Khi Bằng Việt làm thơ cũng là lúc cuộc chiến tranh chống Mỹ bước vào giai đoạn khốc liệt. Bằng Việt cũng như những nhà thơ thời kỳ đó đều sớm nhận rõ bộ mặt của quân thù và cảm nhận thấu đáo những đau thương, gian khổ đang đè nặng lên Tổ quốc, và hơn bao giờ hết họ xác định rõ trách nhiệm của mình trong cuộc hành quân lịch sử ấy. Từ những lý tưởng đó Bằng Việt đã sáng tác bài thơ Đất nước. Đất nước được hiện ra với những hình ảnh giàu liên tưởng, rất gần gũi, xúc động bởi một hồn thơ trẻ trung, tươi mới và đôn hậu: Bao làng mạc vùi đi, bao cánh rừng ngã xuống Bao cuộc đời tan hợp đợi chờ nhau Đâu mái nhà quê hương, mái quện khói bền lâu Đã hạ xuống che cho hầm trú ẩn! Đất rát mỏng bên trên, dù quân thù san phẳng Thì tự dưới hầm sâu, tất cả vẫn hồi sinh. (Đất nước) Bài thơ đậm chất chính luận đã khái quát một số nét tiêu biểu của đất nước và dân tộc ta trong giai đoạn lịch sử đáng nhớ. Nhưng trên hết, đất nước trong hiện thực chiến tranh được Bằng Việt tái hiện qua những gì khốc liệt nhất của chiến trường. Hình ảnh chiến trường hiện ra với các đoàn quân, chiến hào đang đánh Mỹ đêm ngày diễn ra ở mội nẻo miền đất nước. Đây là núi rừng Trường Sơn hoang sơ như thần thoại: Tiếng tắc kè kêu trong lũng hẹp rừng hoang Quân đến, quân đi, cỏ gianh lùa gió rét Dải Trường Sơn trùng điệp những sư đoàn. (Đất nước) Đất nước chiến tranh trong thơ Bằng Việt vừa bình dị vừa lớn lao, vừa đậm chất ký sự, mang nhiều suy tư khái quát. Đất nước ấy còn gắn liền với các địa danh quê hương. Từng tên đất, tên miền quê trong mưa bom đều hiện, bão đnạ hiện lên trên trang thơ Bằng Việt như: Trường Sơn, Truông nhà Hồ, Vĩnh Quang, Hà Tĩnh, Cửa Tùng, Quảng Trị… Khai thác đề tài về đất nước, ben cạnh những khốc liệt của chiến trừơng và những tên đất, tên làng đi qua để lại những ấn tượng không thể quên, Bằng Việt còn khắc họa vẻ đẹp của đất nước trong lao động sản xuất xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Từ Trở lại Thái Bình cho đến Hương mùa thu, phố biển rồi lại Em hãy đến cánh đồng Mường Thanh. Bằng những ngôn ngữ thơ chân thật, giản dị của mình nhà thơ đã cho độc giả lắng nghe và cảm nhận bước chuyển mình của từng miền đất quê hương trong công cuộc xây dựng xã hôi chủ nghĩa. Nhà thơ đã tự mình đi và cảm nhận thực tế bằng chính trái tim yêu nước nồng nàn, say mê và phát hiện ra những cảnh đẹp muôn sắc, muôn màu của quê hương. Đó chính là những vẻ đệp bình dị và thân thương nhất và lại được sinh ra phong phú, đầy màu sắc nơi chiến trường. Vượt lên trên bom dận, khói súng là sắc lá dong xanh mát dậy suốt triền cao ngày tháng chạp, con sông lạ, con đường nguyên sơ, ngọn gió bao la, đỉnh dốc dài… Những hình ảnh thân thương của chiến trường khúc xạ qua tâm hồn Bằng Việt đem lại cho người đọc một niềm rung cảm lớn. Bên cạnh cảm hứng về dất nước thì con người cũng được nhà thơ khắc họa với nhiều vần thơ gân guốc, khỏe đạp và chân thực. Chiến trường khốc liệt đầy gian khó lại là nới những vẻ đẹp của những con người Việt Nam tỏa sáng, bình dị và anh dũng. Vẻ đẹp ấy được kết tinh trong hình ảnh người lính- những chiến ĩ không tên chung sức làm nên lịch sử. Đây cũng là cách cảm nhận riêng của Bằng Việt về người lính, về đất nước trong chiến tranh: Chiến trường quen, mới đó đã xa rồi, Gió thổi theo tôi dọc những vùng trời Những chiến sĩ trẻ măng hẹn ngày gặp lại Những gương mặt bình thường như lẽ phải … Những chiến sĩ băng qua khắp đất nước hầm hào Mỗi gương mặt bình thường sau nghìn lần sống chết Rọi ánh sáng vào tôi cùng những khoảng trời cao! (Những gương mặt, những khoảng trời) Hình ảnh người lính từ chiến trường đi thẳng vào thơ Bằng Việt Giây phút ấy phi thường Nhưng được làm nên từ mỗi đoạn hầm đào vô danh, từ ngàn viên súng đạn trường bắn tỉa Từ mỗi gánh nặng oằn lưng- mà mỗi người chìa vai dám nhận Từ mỗi chịu đựng phi thường- mà mỗi người quả quyết giơ tay. (Em hãy đến cánh đồng Mường Thanh) Nhà thơ đã thể hiện chân dung người lính bằng những hình ảnh đơn sơ, bình dị, những phẩm chất anh dũng, kiên cường , bền bỉ ở nghị lực, phi thường ngay trong những công việc âm thầm, bình thường và đầy ý nghĩa. Đó cũng chính là sự biểu hiện của nét riêng trong phong cách thơ Bằng Việt – nhà thơ luôn say mê tìm kiếm và thể hiện những vẻ đẹp bình dị, xúc động giữa đời thường. Trong chiến tranh, nhân dân kiên cường là những người anh hùng bình dị: Đã hơn trăm ngày đêm Quân và dân đứng vững Những con người vừa rời khu tập trung Bỡ ngỡ trở về bãi hoang làng cũ …Lại bắt đầu dựng xây Nuôi lợn, nuôi gà gieo mạ đào hầm Vào đoàn thể, lập dân quân Buổi chiều đã nghe tiếng trẻ con ríu rít Khói thổi cơm xanh từng gian nhà… (Ghi từ một vùng đất lửa) Cùng với những hình ảnh người lính, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh cũng được tác giả khắc họa rõ nét trong những vần thơ thời chiến tranh. Cuộc sống khắc nghiệt nơi chiến trường kia cũng không hề khiến họ chùn bước. Ngược lại, họ luôn kiên định đi theo con đừng mà mình đã chọn, dùng máu và mồ hôi của mình để tiếp tục bước tiếp con đường đã mở: Ôi ngọn đèn phòng không trên bãi trống không nhà Giọng con gái giữa vùng bom tọa độ Em chốt đó suốt một mùa giông gió Giành đất sinh sôi giữa biển cùng trời (Đất nước) Nhà thơ đã dành những lời thơ trìu mến, thương yêu cho những cô gái mang tâm hồn và vẻ đẹp Việt Nam hóa thân trong hình ảnh nguời yêu, người vợ- nơi trao gửi tâm tình. Trong những năm chiến tranh, vẻ đẹp dịu dàng của người con gái Việt Nam dường như càng cứng cáp và đằm thắm thêm: Có gì chia đi sâu lắng trong em Màu nắng sạm trên bàn tay vun đắp Vết sẹo nhỏ làm nghiêng trang nét mặt Anh bỗng hiểu về em như đã rất lâu rồi (Những đoạn thơ tình giữa hai cuộc chiến tranh phá hoại) Như vậy, với suy nghĩ, cảm nhận bằng trái tim và lí trí, Bằng Việt đã phác họa được bức chân dung về người phụ nữ Việt Nam vừa giản dị, đời thường, vừa kỳ vĩ, nổi bật với những phẩm chất tốt đẹp, tiêu biểu. Chính họ đã góp phần làm nên những chiến thắng kỳ diệu của đất nước. Một thế hệ mầm non của đất nước mà không thể thiếu trong thơ ca đó chính là các em thơ. Mỗi em bé trong những năm tháng nửa đạn ấy đều là một Phù Đổng, mỗi gương mặt mới sinh ra để đón một vòm trời, em là biểu tượng của tương lai đất nước, dù cho mới chào đời những cũng đã mang sẵn trong mình sức sống mãnh liệt, tiểu biểu của con người Việt Nam. Với góc nhìn trí tuệ, văn hóa, Bằng Việt thấy ở các em hình ảnh tươi sáng của tương lai đất nước, nhân loại. Cái nhìn ấm áp và đầy tin yêu của thế hệ cha anh đi trước gửi gắm ở các em thơ qua một tứ thơ độc đáo khi nhà thơ chứng kiến một lớp học của học trò Hà Tĩnh trong giao thông hào bên bãi tha ma: Côpécnic và Niuton đã cùng các em xuống đấy Ơclit và Pitago đã cùng các em xuống đấy Bên bãi tha ma và ngọn đèn dầu rực cháy Bên bãi tha ma các em đang bắt đầu tương lai Các em là ai Cả thế giới chưa từng biết Nhưng mai mốt khi quân thù giãy chết Các em lên, đưa cơ khí vào đồng Đưa điện vào làng, đưa đập ngăn sông Cả thế giới sẽ lặng người bên hổ Biết lương tri của mình được thắp lên ở đó. (Học trò Hà Tĩnh) Bên cạnh đó thì cuộc sống nơi chiến trường quả vô cùng khốc liệt, nó có sức nhào nặn tâm hồn con người. Bằng Việt như tự giác tước đi những gì quá hoa mỹ quá óng ánh, bớt đi những chi tiết rườm rà làm chậm tác động truyền cảm. Nhà thơ cố gắng đi thẳng vào những cảm xúc chân thật, sinh tử nhất, tạo nên giá trị nhận thức lớn, lời thơ thì vô cùng thuần phác. Ý thơ gợi lên sự kiên gan của một dân tộc trong cuộc kháng chiến trường kỳ. Và quý hơn là có nững suy nghĩ chín chắn và toàn diện về sự hi sinh không bờ bến về công sức quá lớn lao của đông đảo nhân dân, của những “ chiến sĩ không tên, chng sức nhau làm nên lịch sử” …. Sức dân ta bỏ ra đủ xây xong hang trăm Kim Tự Tháp Xong Vạn lý trường thành, xong những kênh đòa qua xa mạc Xa- ha- ra Xong những nhà chọc trời, hay đường xe điện ngầm suốt từ Bắc ra Nam Nhưng lại phải đào hàng triệu hố cá nhân và lấp hàng triệu hố bom lở loét… (Trước cửa ngõ chiến trường) Phong cách thơ Bằng Việt không chỉ thể hiện ở nội dung mà còn cả ở nghệ thuật. Nhà thơ có sử dụng kết hợp giữa thể thơ, ngôn ngữ,hình ảnh và các biện pháp tu từ một cách linh động và rất sáng tạo. Chính điều ấy đã tạo nên những nét Bằng Việt rất riêng biệt. Thơ của Bằng Việt không tập chung vào một thể loại nào cả, các tác phẩm của ông rất phong phú về thể loại, và với mỗi thể loại đều có các tác phẩm tiêu biểu, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Các thể thơ mà Bằng Việt sử dụng đều nằm trong hệ thống thể loại thơ kháng chiến chống Mỹ và thơ hiện đại: thể thơ năm chữ, sáu chữ, bảy chữ, tám chữ, lục bát và tự do. Trong số dó thì thể thơ tự do là thể lạo mà nhà thơ thành công nhất với các tác phẩm tiêu biểu như: Những gương mặt, những khoảng trời, Đất nước, Hương mùa thu, phố biển, Trở lại Thái Bình, Giao hưởng số chín, Thơ tình ngày biển động, Trước cửa ngõ chiến trường… Bằng Việt đã tạo được nét riêng cho mình với thể thơ tự do. Với sự phát triển độ dài của câu thơ, bài thơ gia tăng về chất liệu hiện thực mà vẫn giữ được sự nhịp nhàng, đều đặn của nhịn thơ và làm nên một giọng thơ rất Bằng Việt. Thơ Bằng Việt còn ấn tượng với người đọc bởi sự gia tăng yếu tố văn xuôi vào thơ. Nhà thơ đã lựa chọn các từ ngữu đời thường, giàu chất văn xuôi làm chất liệu sáng tác. Những câu thơ như chính lời kể rát thực và chân thực của nhân dân đã đem đến cho bài thơ chất hiện thực của chính những con người bình dị trong thời bom đạn: Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh: “ Bố ở chiến khu còn việc của bố Mày có viết thư chớ kể này kể nọ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” (Bếp lửa) Những câu thơ mà Bằng Việt viết ra dài, tự nhiên như lời nói, lời kể gần gũi mang hình bóng của văn xuôi nhưng khi đọc nên người đọc vẫn cảm nhận được chất thơ một cách tự nhiên mà vẫn có sự trau chuốt nghệ thuật kín đáo, tinh tế: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa. (Bếp lửa) Cách sử dụng ngôn từ của Bằng Việt cũng rất giàu chất gợi hình và gợi cảm. Đặc biệt là nhà thơ còn dùng rất nhiều tính từ trong các bài thơ của mình. Các sự vật, hình ảnh trong thơ gợi nên rất chân thực, màu sắc và sinh động nó giúp khơi gợi những liên tưởng tinh tế đối với độc giả. Bên cạnh đó, ta bắt gặp nhiều câu thơ giàu chất tạo hình nhờ những liên tưởng và tưởng tượng đặc sắc của tác giả: Tháng giêng đan đầy trời mưa xuân Mái ngói quanh thôn hồng nối hồng Mái ngói, mái ngói liền mái ngói Từng lớp mừng vui, lớp ước mong (Mừng em tròn mười sáu tuổi) Trong sáng tác của Bằng Việt còn có rất nhiều các biểu tượng đẹp, giàu ý nghĩa được sử dụng: người lính, hoa và em, ngọn lửa, đất, mẹ… nó thể hiện cái nhìn sâu sắc của nhà thơ về thế giới và con người. Cùng với nó là các giọng điệu thơ sinh động và linh hoạt. Khi là trữ tình sâu lắng, khi lại suy tư triết lý khiến cho từng câu thơ viết ra đều dễ dàng đi sâu vào lòng bạn đọc. Lời thơ chan chứa cảm xúc, thủ thỉ, lắng sâu, thể hiện tình yêu tha thiết của nhà thơ với đất nước và con người Việt Nam Tôi trở lại bờ đường mùa xuân Cây già trắng lá Ôi thành phố tôi yêu kỳ lạ Cái sống như trăn trở đêm ngày (Trở lại trái tim mình) Bằng Việt với sự đam mê sáng tác và tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người quê hương của mình đã nỗ lực sáng tạo không ngừng nghỉ, và có những đóng góp vô cùng quan trọng vào sự hoàn thiện và phát triển của thơ Việt Nam. Đồng thời cũng đã tạo ra dấu ấn riêng cho chính bản thân nhà thơ, làm cho người đọc có thể cảm nhận một cách dễ dàng hơn với thơ và nghệ thuật. Đồng thời cũng góp phần tiếp thêm sức mạnh cho quân và dân ta một lòng anh dũng chiến đấu và giành thắng lợi cho toàn dân tộc. Từng câu chữ nhag thơ viết ra đều là tiếng lòng của một người con, một nhà thơ luôn hướng về đất nước với những con người Việt Nam thuần hậu, anh hùng, tình nghĩa. Cuộc chiến tranh đi vào thơ Bằng Việt qua những hình ảnh đơn sơ, giản dị của chiến trường và những gương mặt, những khoảng trời, miền đất thân thuộc của tổ quốc. Có lẽ, những điểm riêng biệt, những phong cách riêng của Bằng Việt cũng xuất phát từ chính sự nhiệt huyết của tuổi trẻ và tấm lòng yêu thương đất nước tha thiết ấy. Như chính ông từng nói về mình: “Chất trẻ chỉ cho sinh khí, nhiệt tình nó chưa phải là cứu cánh cho tất cả. Mới, theo tôi phải là cách nhìn riêng của mình vào sự vật, vào cuộc sống xuong quanh, phát hiện ra những góc độ chưa ai phát hiện, đón bắt những gì chỉ mới manh nha trong hiện thực và cố gắng tìm ra cho nó một câu giải đáp” (Bằng Việt: Chất trẻ, chất mới và sự từng trải, Văn nghệ quân đội; 9-1973).

Bằng Việt, tên thật là Nguyễn Việt Bằng sinh năm 1941 tại Huế, nhà thơ là một trong những thi sĩ hàng đầu của thế hệ nhà thơ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Bằng Việt đã tham gia viết thơ rất sớm từ năm 13 tuổi nhưng bài thơ đầu tiên được công bố là bài Qua Trường Sa viết vào năm 1961. Đến năm 1964 ông là sinh viên ngành luật ở Liên Xô (cũ) và đã có những bài thơ đựơc công bố và có được sự quan tâm của độc giả. Tiếp đó Bằng Việt liên tiếp cho ra đời các bài thơ như: Từ giã tuổi thơ, Trở lại trái tim mình, Về Nghệ An thăm con, Bếp lửa... với giọng thơ tươi tắn hào hoa, tinh tế và đặc biệt có sức liên tưởng thật xa rộng, khiến đông đảo bạn đọc, nhất là giới sinh viên và những người trẻ tuổi rất yêu chuộng. Cuối năm 1968, Bằng Việt cùng Lưu Quang Vũ đã cho xuất bản tập thơ Hương cây - Bếp lửa. Tập thơ vừa ra đời đã trở thành hiện tượng văn học có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống văn chương đương thời. Ở đây, chỉ nói riêng về Bằng Việt, giới quan tâm đã coi ông là một nhà thơ có phong cách đặc sắc. Chẳng hạn, giáo sư Lê Đình Kỵ đã nhận định về Bằng Việt “Có một tâm hồn nhiều suy nghĩ và rung động tinh tế, một chủ nghĩa trữ tình xao động, bồi hồi, khi đậm đà duyên dáng, khi âm vang sâu thẳm...”. Thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Mỹ có sự phát triển rất mạnh mẽ đặc biệt là đội ngũ nhà thơ. Có thể nói chưa bao giờ lực lượng sáng tác thơ lại tập hợp được nhiều thế hệ và nhiều phong cách vừa thống nhất, vừa bổ sung cho nhau như thời kỳ này. Họ vừa là những nhà thơ xuất hiện từ trước xong vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào như: Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Tế Hanh, Chính Hữu, Hoàng Trung Thông… , vừa là những nhà thơ trẻ xuất hiện từ đầu những năm 60 và đem đến cho thơ ca sức sáng tạo mới, trẻ trung, trong sáng, nhạy cảm mà trong đó có không ít tài năng đã sớm được chú ý và khẳng định như: Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Vũ Quần Phương, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo… Họ đã tạo nên giá trị nổi bật và sự bền vững của thơ thời kì kháng chiến chống Mỹ cả về nội dung tư tưởng – cảm xúc. Các nhà thơ tập trung biểu hiện những tình cảm, tư tưởng lớn của thời đại, phát hiện và sáng tạo những hình tượng cao đẹp về Tổ quốc, dân tộc và nhân dân, về những thế hệ con người Việt Nam trong cuộc chiến đấu vì độc lập tự do và thống nhất của đất nước. Thơ thời kì kháng chiến chống Mỹ thuộc loại hình thơ Cách Mạng, Cái “tôi” trữ tình tập trung xây dựng hai hình tượng: cái “tôi” sử thi và cái “tôi” thế hệ trẻ, đó cũng chính là hai dạng thức làm phong phú thêm cho hình tượng cái “tôi” của thơ Việt Nam hiện đại. Bên cạnh đó, thơ kháng chiến chống Mỹ có xu hướng tăng cường tính chính luận, chất triết lý đặc biệt chú trọng mở rộng chất liệu thơ từ hiện thực đời sống. Hơn nữa, thơ thời kỳ này đã thúc đẩy xu hướng tự do hóa hình thức thơ nên một bước mới. Bằng Việt là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ nhà thơ trẻ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Thơ Bằng Việt cũng mang đậm những đặc điểm của thơ thời này, nhưng nhà thơ vẫn có những nét khác biệt riêng khiến người đọc ấn tượng và thích thú khi đọc thơ mình. Bằng Việt là một nhà thơ rất tài năng và có sức sáng tạo dồi dào. Mỗi nhà thơ lại có những phong cách riêng với nét đặc trưng trong chất thơ. Với Bằng Việt, chất thơ ấy chính là chất suy tưởng giàu tính trí tuệ và rất hào hoa. Đã có rất nhiều các nhà phê bình văn học quan tâm và chú ý đến phong cách thơ Bằng Việt. Tác giả Lê Đình Kỵ đã nhận xét: “ Ở Bằng Việt cái sôi nổi, rạo rực của tuổi trẻ vừa như được nén lại, đồng thời lại được nêu lên bởi suy nghĩ… Một tâm hồn nhiều suy nghĩ và rung động tinh tế, một chủ nghĩa trữ tình xao động, bồi hồi, khi đậm đà duyên dáng, khi âm vang, sâu thẳm…” Tác giả Nguyễn Xuân Nam cũng nhận định: “ Lời thơ như những nét chấm phá tươi mát nhưng không thiếu chiều sâu suy tưởng”, “ thơ Bằng Việt thường nghiêng về suy nghĩ, có dáng một lời tâm sự”. Hồng Thọ cho rằng: “ ở Bằng Việt sự suy nghĩ có tình có nghĩa được bộc lộ nhất quán có sự nhất quán trong thơ anh”. Nhà thơ Phạm Khải lại nhận xét một cách đầy hình ảnh: “Vào những năm đầu thập kỷ 60, Bằng Việt xuất hiện giữa làng thơ Việt Nam như một ánh đèn nê-ông kỳ ảo, tỏa sáng trí tuệ, sự mát mẻ của tuổi xuân và cái dịu dàng của hồn thơ anh. Vời những câu thơ xúc cảm tinh tế, chữ nghĩa long lánh, độc giả ấn tượng về anh như một nhà thơ trẻ lịch lãm, tài hoa”. Giáo sư Hà Minh Đức cho rằng: “ Trong số các nhà thơ trẻ, Bằng Việt là một hồn thơ lãng mạn, đọng nhiều suy nghĩ”. Giáo sư Nguyễn Văn Hạnh khi đọc thơ Bằng Việt đã khẳng định: “ Phong cách thơ Bằng Việt hình thành từ rất sớm, nhiều nét bút phá kiên định, nhất là ở giọng thơ “có học”, sang trọng của anh đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của đông đảo công chúng yêu thơ”. Như vậy đã có rất nhiều những nhận xét khác nhau về phong cách, đặc điểm thơ của Bằng Việt, nhưng tựu chung lại giữa họ vẫn có những điểm chung. Thơ Bằng Việt đã thể hiện một một cái tôi trữ tình độc đáo, giàu sáng tạo. Hồn thơ đôn hậu, nhạy cảm, rất sang trọng, giàu chất trí tuệ, ưa khái quát, triết lí của Bằng Việt đã bộc lộ được phong cách riêng của ông trước rất nhiều các nhà thơ của thế hệ kháng chiến chống Mỹ. Phong cách thơ của Bằng Việt được trải đều trên các phương diện từ nội dung đến hình thức và nghệ thuật. Nội dung thơ của Bằng Việt chứa đựng sâu sắc cảm hứng về đất nước và con người trong chiến tranh. Trên phương diện nghệ thuật, Bằng Việt có những sáng tạo đáng kể trong việc phát triển thể thơ tự do, xây dựng ngôn ngữ thơ hiện đại, bình dị, giàu chất tự sự văn xuôi, gần gũi với người đọc. Ngôn ngữ thơ Bằng Việt không hoa mỹ, cầu kỳ, được chọn lọc từ thực tế đời sống, vận dụng tài hoa, khéo léo trong các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa giàu hình ảnh. Các liên tưởng, so sánh trong thơ Bằng Việt thường thể hiện tư duy hiện đại đậm chất trí tuệ phương Tây. Sự nghiệp thơ của Bằng Việt có lẽ được nhiều bạn đọc biết đến hơn thông qua bài Bếp lửa. Bạn đọc cảm nhận được sự gần gũi và tình yêu của Bằng Việt muốn gửi gắm qua bài thơ, họ quý mến con người ở nơi phồn hoa chỉ toàn bếp điện, bếp hơi… vẫn tha thiết nhớ về một bếp lửa chờn vờn trong sương sớm, tỏa khói hun nhèm cả mắt và nhớ về cội nguồn: Ôi kỳ lạ và thiêng liêng bếp lửa Từ tình bà cháu đẹp như trong chuyện cổ tích, bài thơ hiện lên những yêu thương đầu tiên, những suy ngĩ đầu tiên về cuộc đời, về đất nước… Cảm xúc tinh tế, chân thật và đượm buồn của anh làm trỗi dạy trong ký ức người đọc về những kỷ niệm về cuộc sống và gia đình, về truyền thống tình nghĩa của dân tộc. Sức hấp dẫn của bài thơ chính là ở những ý ngoài lời man mác đó: Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa? (Bếp lửa) Nghĩ về đất nước mình đã sinh ra và lớn lên anh luôn có những lời thơ ấm áp tin yêu. Qua những lời thơ như những nét chấm phá tươi mát nhưng không thiếu chiều sâu suy tưởng. Anh đã làm lạ hóa những điều mà độc giả dường như đã quen: Sông Hồng ơi, dông bão chẳng thay màu Rùa thần thoại vẫn nhô lưng đội Pháp Chùa Một cột đổ trên đâu giặc Pháp Lại nở xòe trọn vẹn đóa hoa sen. (Trở lại trái tim mình) Bằng Việt tham gia kháng chiến chống Mỹ khi tuổi đời còn rất trẻ. Nhưng trong tâm hồn trẻ ấy có nét chín chắn của con người lớn lên trong sự giáo dục của Đảng. Một khuynh hướng chính luận kín đáo thể hiện trong thơ trẻ. Kẻ thù mang bom đạn tàn phá đất nước chúng ta, định đẩy chúng ta vào tình thế căng thẳng, hoảng loạn. Bằng Việt chứng minh sự trầm tĩnh là sức mạnh của những người biết rõ chính ngĩa thuộc về mình. Đối diện với sự dã man là một tư thế văn minh, đàng hoàng, phong nhã. Ta quen sống những giờ đột biến Bỗng sững sờ trước một sớm không đâu Thành phố trong mưa. Hoa rắc trên đầu Hoa mưa nở từng bông trên mái tóc, Em tươi tắn như mùa xuân thứ nhất. Nhưng thủy chung như một sắc mai già, Đôi mắt mở to dịu dàng thấm mát, Sau rất nhiều thời gian khổ đi qua, (Tình yêu và báo động) Tình yêu và báo động là một bài thơ mà chất chính trị thấm sâu vào tình người tự nhiên và nhuần nhuyễn nên dễ lẫn với thơ tình. Với Thư gửi người bạn xa đất nước, Trở lại trái tim mình, Tình yêu và báo động, Bằng Việt đã ghi lại được những trạng thái phong phú của một tâm hồn thanh niên yêu mến cảnh vật và con người của đất nước, luôn luôn nhận ra ý nghĩa, niềm vui trong cuộc sống bình thường. Và Hà Nội cũng hiện ra với nhiều nét thanh lịch hào hoa, cố hữu. Trận chiến chia đôi, em đứng ở giữa Dù chỉ ngồi nghe nhạc Bê- lô- ven (Bêthoven và âm vang hai thế kỷ) Mang đậm tính chất thời sự trong khung cảnh chính trị những năm 1963-1964, bài Bê-lô-ven và âm thanh hai thế kỷ…có ý nghĩa lâu dài, ngày nay đọc lại thì người đọc vẫn cảm nhận được và thích nó. Do điệu kiện sống anh chưa thể hiện được trực tiếp những cảnh chiến đấu anh hùng của dân tộc. Thể nghiệm qua bản thân mình, anh thường lắng nghe sự lớn lên trong tâm hồn con người. Về Nghệ An thăm con là một thành công tiêu biểu theo hướng đó. Những lo toan chu đáo trước tuổi của đứa trẻ, những bồi hồi thương nhớ của người cha ở xa chăm chú theo dõi từng bước lớn lên của con, vốn là chuyện thường ngày. Nhưng đó cũng là một khía cạnh cao đẹp của tâm hồn con người trong kháng chiến. Lời thơ điểm đạm, tiết kiệm mà có sức vang xa vì âm hưởng: Tháng bảy ong bay đi, Chuồn chuồn chao trên sóng Nhớ mùa đông rất dài Nhớ mùa thu rất rộng Bao lâu cha vắng nhà Bao lâu con đã sống. Bao đêm ngoài biển động Pháo sáng xanh vườn sau Giặc rít ngang trên đầu. (Về Nghệ An thăm con) Trong thơ ca Việt Nam, đất nước và con người trở thành một nguồn cảm hứng đặc biệt và Bằng Việt cũng có một nguồn cảm hứng vô tận về đất nước và con người dân tộc. Qua mỗi chặng đường sáng tác thơ, nguồn cảm hứng ấy được mở rộng, đậm đà và rõ nét thêm. Khi Bằng Việt làm thơ cũng là lúc cuộc chiến tranh chống Mỹ bước vào giai đoạn khốc liệt. Bằng Việt cũng như những nhà thơ thời kỳ đó đều sớm nhận rõ bộ mặt của quân thù và cảm nhận thấu đáo những đau thương, gian khổ đang đè nặng lên Tổ quốc, và hơn bao giờ hết họ xác định rõ trách nhiệm của mình trong cuộc hành quân lịch sử ấy. Từ những lý tưởng đó Bằng Việt đã sáng tác bài thơ Đất nước. Đất nước được hiện ra với những hình ảnh giàu liên tưởng, rất gần gũi, xúc động bởi một hồn thơ trẻ trung, tươi mới và đôn hậu: Bao làng mạc vùi đi, bao cánh rừng ngã xuống Bao cuộc đời tan hợp đợi chờ nhau Đâu mái nhà quê hương, mái quện khói bền lâu Đã hạ xuống che cho hầm trú ẩn! Đất rát mỏng bên trên, dù quân thù san phẳng Thì tự dưới hầm sâu, tất cả vẫn hồi sinh. (Đất nước) Bài thơ đậm chất chính luận đã khái quát một số nét tiêu biểu của đất nước và dân tộc ta trong giai đoạn lịch sử đáng nhớ. Nhưng trên hết, đất nước trong hiện thực chiến tranh được Bằng Việt tái hiện qua những gì khốc liệt nhất của chiến trường. Hình ảnh chiến trường hiện ra với các đoàn quân, chiến hào đang đánh Mỹ đêm ngày diễn ra ở mội nẻo miền đất nước. Đây là núi rừng Trường Sơn hoang sơ như thần thoại: Tiếng tắc kè kêu trong lũng hẹp rừng hoang Quân đến, quân đi, cỏ gianh lùa gió rét Dải Trường Sơn trùng điệp những sư đoàn. (Đất nước) Đất nước chiến tranh trong thơ Bằng Việt vừa bình dị vừa lớn lao, vừa đậm chất ký sự, mang nhiều suy tư khái quát. Đất nước ấy còn gắn liền với các địa danh quê hương. Từng tên đất, tên miền quê trong mưa bom đều hiện, bão đnạ hiện lên trên trang thơ Bằng Việt như: Trường Sơn, Truông nhà Hồ, Vĩnh Quang, Hà Tĩnh, Cửa Tùng, Quảng Trị… Khai thác đề tài về đất nước, ben cạnh những khốc liệt của chiến trừơng và những tên đất, tên làng đi qua để lại những ấn tượng không thể quên, Bằng Việt còn khắc họa vẻ đẹp của đất nước trong lao động sản xuất xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Từ Trở lại Thái Bình cho đến Hương mùa thu, phố biển rồi lại Em hãy đến cánh đồng Mường Thanh. Bằng những ngôn ngữ thơ chân thật, giản dị của mình nhà thơ đã cho độc giả lắng nghe và cảm nhận bước chuyển mình của từng miền đất quê hương trong công cuộc xây dựng xã hôi chủ nghĩa. Nhà thơ đã tự mình đi và cảm nhận thực tế bằng chính trái tim yêu nước nồng nàn, say mê và phát hiện ra những cảnh đẹp muôn sắc, muôn màu của quê hương. Đó chính là những vẻ đệp bình dị và thân thương nhất và lại được sinh ra phong phú, đầy màu sắc nơi chiến trường. Vượt lên trên bom dận, khói súng là sắc lá dong xanh mát dậy suốt triền cao ngày tháng chạp, con sông lạ, con đường nguyên sơ, ngọn gió bao la, đỉnh dốc dài… Những hình ảnh thân thương của chiến trường khúc xạ qua tâm hồn Bằng Việt đem lại cho người đọc một niềm rung cảm lớn. Bên cạnh cảm hứng về dất nước thì con người cũng được nhà thơ khắc họa với nhiều vần thơ gân guốc, khỏe đạp và chân thực. Chiến trường khốc liệt đầy gian khó lại là nới những vẻ đẹp của những con người Việt Nam tỏa sáng, bình dị và anh dũng. Vẻ đẹp ấy được kết tinh trong hình ảnh người lính- những chiến ĩ không tên chung sức làm nên lịch sử. Đây cũng là cách cảm nhận riêng của Bằng Việt về người lính, về đất nước trong chiến tranh: Chiến trường quen, mới đó đã xa rồi, Gió thổi theo tôi dọc những vùng trời Những chiến sĩ trẻ măng hẹn ngày gặp lại Những gương mặt bình thường như lẽ phải … Những chiến sĩ băng qua khắp đất nước hầm hào Mỗi gương mặt bình thường sau nghìn lần sống chết Rọi ánh sáng vào tôi cùng những khoảng trời cao! (Những gương mặt, những khoảng trời) Hình ảnh người lính từ chiến trường đi thẳng vào thơ Bằng Việt Giây phút ấy phi thường Nhưng được làm nên từ mỗi đoạn hầm đào vô danh, từ ngàn viên súng đạn trường bắn tỉa Từ mỗi gánh nặng oằn lưng- mà mỗi người chìa vai dám nhận Từ mỗi chịu đựng phi thường- mà mỗi người quả quyết giơ tay. (Em hãy đến cánh đồng Mường Thanh) Nhà thơ đã thể hiện chân dung người lính bằng những hình ảnh đơn sơ, bình dị, những phẩm chất anh dũng, kiên cường , bền bỉ ở nghị lực, phi thường ngay trong những công việc âm thầm, bình thường và đầy ý nghĩa. Đó cũng chính là sự biểu hiện của nét riêng trong phong cách thơ Bằng Việt – nhà thơ luôn say mê tìm kiếm và thể hiện những vẻ đẹp bình dị, xúc động giữa đời thường. Trong chiến tranh, nhân dân kiên cường là những người anh hùng bình dị: Đã hơn trăm ngày đêm Quân và dân đứng vững Những con người vừa rời khu tập trung Bỡ ngỡ trở về bãi hoang làng cũ …Lại bắt đầu dựng xây Nuôi lợn, nuôi gà gieo mạ đào hầm Vào đoàn thể, lập dân quân Buổi chiều đã nghe tiếng trẻ con ríu rít Khói thổi cơm xanh từng gian nhà… (Ghi từ một vùng đất lửa) Cùng với những hình ảnh người lính, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh cũng được tác giả khắc họa rõ nét trong những vần thơ thời chiến tranh. Cuộc sống khắc nghiệt nơi chiến trường kia cũng không hề khiến họ chùn bước. Ngược lại, họ luôn kiên định đi theo con đừng mà mình đã chọn, dùng máu và mồ hôi của mình để tiếp tục bước tiếp con đường đã mở: Ôi ngọn đèn phòng không trên bãi trống không nhà Giọng con gái giữa vùng bom tọa độ Em chốt đó suốt một mùa giông gió Giành đất sinh sôi giữa biển cùng trời (Đất nước) Nhà thơ đã dành những lời thơ trìu mến, thương yêu cho những cô gái mang tâm hồn và vẻ đẹp Việt Nam hóa thân trong hình ảnh nguời yêu, người vợ- nơi trao gửi tâm tình. Trong những năm chiến tranh, vẻ đẹp dịu dàng của người con gái Việt Nam dường như càng cứng cáp và đằm thắm thêm: Có gì chia đi sâu lắng trong em Màu nắng sạm trên bàn tay vun đắp Vết sẹo nhỏ làm nghiêng trang nét mặt Anh bỗng hiểu về em như đã rất lâu rồi (Những đoạn thơ tình giữa hai cuộc chiến tranh phá hoại) Như vậy, với suy nghĩ, cảm nhận bằng trái tim và lí trí, Bằng Việt đã phác họa được bức chân dung về người phụ nữ Việt Nam vừa giản dị, đời thường, vừa kỳ vĩ, nổi bật với những phẩm chất tốt đẹp, tiêu biểu. Chính họ đã góp phần làm nên những chiến thắng kỳ diệu của đất nước. Một thế hệ mầm non của đất nước mà không thể thiếu trong thơ ca đó chính là các em thơ. Mỗi em bé trong những năm tháng nửa đạn ấy đều là một Phù Đổng, mỗi gương mặt mới sinh ra để đón một vòm trời, em là biểu tượng của tương lai đất nước, dù cho mới chào đời những cũng đã mang sẵn trong mình sức sống mãnh liệt, tiểu biểu của con người Việt Nam. Với góc nhìn trí tuệ, văn hóa, Bằng Việt thấy ở các em hình ảnh tươi sáng của tương lai đất nước, nhân loại. Cái nhìn ấm áp và đầy tin yêu của thế hệ cha anh đi trước gửi gắm ở các em thơ qua một tứ thơ độc đáo khi nhà thơ chứng kiến một lớp học của học trò Hà Tĩnh trong giao thông hào bên bãi tha ma: Côpécnic và Niuton đã cùng các em xuống đấy Ơclit và Pitago đã cùng các em xuống đấy Bên bãi tha ma và ngọn đèn dầu rực cháy Bên bãi tha ma các em đang bắt đầu tương lai Các em là ai Cả thế giới chưa từng biết Nhưng mai mốt khi quân thù giãy chết Các em lên, đưa cơ khí vào đồng Đưa điện vào làng, đưa đập ngăn sông Cả thế giới sẽ lặng người bên hổ Biết lương tri của mình được thắp lên ở đó. (Học trò Hà Tĩnh) Bên cạnh đó thì cuộc sống nơi chiến trường quả vô cùng khốc liệt, nó có sức nhào nặn tâm hồn con người. Bằng Việt như tự giác tước đi những gì quá hoa mỹ quá óng ánh, bớt đi những chi tiết rườm rà làm chậm tác động truyền cảm. Nhà thơ cố gắng đi thẳng vào những cảm xúc chân thật, sinh tử nhất, tạo nên giá trị nhận thức lớn, lời thơ thì vô cùng thuần phác. Ý thơ gợi lên sự kiên gan của một dân tộc trong cuộc kháng chiến trường kỳ. Và quý hơn là có nững suy nghĩ chín chắn và toàn diện về sự hi sinh không bờ bến về công sức quá lớn lao của đông đảo nhân dân, của những “ chiến sĩ không tên, chng sức nhau làm nên lịch sử” …. Sức dân ta bỏ ra đủ xây xong hang trăm Kim Tự Tháp Xong Vạn lý trường thành, xong những kênh đòa qua xa mạc Xa- ha- ra Xong những nhà chọc trời, hay đường xe điện ngầm suốt từ Bắc ra Nam Nhưng lại phải đào hàng triệu hố cá nhân và lấp hàng triệu hố bom lở loét… (Trước cửa ngõ chiến trường) Phong cách thơ Bằng Việt không chỉ thể hiện ở nội dung mà còn cả ở nghệ thuật. Nhà thơ có sử dụng kết hợp giữa thể thơ, ngôn ngữ,hình ảnh và các biện pháp tu từ một cách linh động và rất sáng tạo. Chính điều ấy đã tạo nên những nét Bằng Việt rất riêng biệt. Thơ của Bằng Việt không tập chung vào một thể loại nào cả, các tác phẩm của ông rất phong phú về thể loại, và với mỗi thể loại đều có các tác phẩm tiêu biểu, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Các thể thơ mà Bằng Việt sử dụng đều nằm trong hệ thống thể loại thơ kháng chiến chống Mỹ và thơ hiện đại: thể thơ năm chữ, sáu chữ, bảy chữ, tám chữ, lục bát và tự do. Trong số dó thì thể thơ tự do là thể lạo mà nhà thơ thành công nhất với các tác phẩm tiêu biểu như: Những gương mặt, những khoảng trời, Đất nước, Hương mùa thu, phố biển, Trở lại Thái Bình, Giao hưởng số chín, Thơ tình ngày biển động, Trước cửa ngõ chiến trường… Bằng Việt đã tạo được nét riêng cho mình với thể thơ tự do. Với sự phát triển độ dài của câu thơ, bài thơ gia tăng về chất liệu hiện thực mà vẫn giữ được sự nhịp nhàng, đều đặn của nhịn thơ và làm nên một giọng thơ rất Bằng Việt. Thơ Bằng Việt còn ấn tượng với người đọc bởi sự gia tăng yếu tố văn xuôi vào thơ. Nhà thơ đã lựa chọn các từ ngữu đời thường, giàu chất văn xuôi làm chất liệu sáng tác. Những câu thơ như chính lời kể rát thực và chân thực của nhân dân đã đem đến cho bài thơ chất hiện thực của chính những con người bình dị trong thời bom đạn: Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh: “ Bố ở chiến khu còn việc của bố Mày có viết thư chớ kể này kể nọ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” (Bếp lửa) Những câu thơ mà Bằng Việt viết ra dài, tự nhiên như lời nói, lời kể gần gũi mang hình bóng của văn xuôi nhưng khi đọc nên người đọc vẫn cảm nhận được chất thơ một cách tự nhiên mà vẫn có sự trau chuốt nghệ thuật kín đáo, tinh tế: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa. (Bếp lửa) Cách sử dụng ngôn từ của Bằng Việt cũng rất giàu chất gợi hình và gợi cảm. Đặc biệt là nhà thơ còn dùng rất nhiều tính từ trong các bài thơ của mình. Các sự vật, hình ảnh trong thơ gợi nên rất chân thực, màu sắc và sinh động nó giúp khơi gợi những liên tưởng tinh tế đối với độc giả. Bên cạnh đó, ta bắt gặp nhiều câu thơ giàu chất tạo hình nhờ những liên tưởng và tưởng tượng đặc sắc của tác giả: Tháng giêng đan đầy trời mưa xuân Mái ngói quanh thôn hồng nối hồng Mái ngói, mái ngói liền mái ngói Từng lớp mừng vui, lớp ước mong (Mừng em tròn mười sáu tuổi) Trong sáng tác của Bằng Việt còn có rất nhiều các biểu tượng đẹp, giàu ý nghĩa được sử dụng: người lính, hoa và em, ngọn lửa, đất, mẹ… nó thể hiện cái nhìn sâu sắc của nhà thơ về thế giới và con người. Cùng với nó là các giọng điệu thơ sinh động và linh hoạt. Khi là trữ tình sâu lắng, khi lại suy tư triết lý khiến cho từng câu thơ viết ra đều dễ dàng đi sâu vào lòng bạn đọc. Lời thơ chan chứa cảm xúc, thủ thỉ, lắng sâu, thể hiện tình yêu tha thiết của nhà thơ với đất nước và con người Việt Nam Tôi trở lại bờ đường mùa xuân Cây già trắng lá Ôi thành phố tôi yêu kỳ lạ Cái sống như trăn trở đêm ngày (Trở lại trái tim mình) Bằng Việt với sự đam mê sáng tác và tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người quê hương của mình đã nỗ lực sáng tạo không ngừng nghỉ, và có những đóng góp vô cùng quan trọng vào sự hoàn thiện và phát triển của thơ Việt Nam. Đồng thời cũng đã tạo ra dấu ấn riêng cho chính bản thân nhà thơ, làm cho người đọc có thể cảm nhận một cách dễ dàng hơn với thơ và nghệ thuật. Đồng thời cũng góp phần tiếp thêm sức mạnh cho quân và dân ta một lòng anh dũng chiến đấu và giành thắng lợi cho toàn dân tộc. Từng câu chữ nhag thơ viết ra đều là tiếng lòng của một người con, một nhà thơ luôn hướng về đất nước với những con người Việt Nam thuần hậu, anh hùng, tình nghĩa. Cuộc chiến tranh đi vào thơ Bằng Việt qua những hình ảnh đơn sơ, giản dị của chiến trường và những gương mặt, những khoảng trời, miền đất thân thuộc của tổ quốc. Có lẽ, những điểm riêng biệt, những phong cách riêng của Bằng Việt cũng xuất phát từ chính sự nhiệt huyết của tuổi trẻ và tấm lòng yêu thương đất nước tha thiết ấy. Như chính ông từng nói về mình: “Chất trẻ chỉ cho sinh khí, nhiệt tình nó chưa phải là cứu cánh cho tất cả. Mới, theo tôi phải là cách nhìn riêng của mình vào sự vật, vào cuộc sống xuong quanh, phát hiện ra những góc độ chưa ai phát hiện, đón bắt những gì chỉ mới manh nha trong hiện thực và cố gắng tìm ra cho nó một câu giải đáp” (Bằng Việt: Chất trẻ, chất mới và sự từng trải, Văn nghệ quân đội; 9-1973).