Đặc điểm của thế hệ Selfie là gì?

  1. Phong cách sống

Nhưng thế hệ Selfie là gì?

Phần lớn những người được gọi là "giới trẻ" hiện nay thuộc vào một thế hệ mà phương Tây gọi là "millennials" - thế hệ thiên niên kỷ, tập hợp những người được sinh ra từ năm 1990 đến 2000 theo các nhà nghiên cứu Mỹ. Thế hệ này được gọi là thế hệ Y, thế hệ Tôi Tôi Tôi (Me Me Me Generation), hay thế hệ Peter Pan (ý chỉ thế hệ không chịu lớn, hay với từ mình thường gọi, là thế hệ Selfie.

Dự diến, đến năm 2020, hơn 70% lực lượng lao động trên thế giới sẽ là thế hệ millennials. Đã có không ít nghiên cứu, thảo luận và tranh cãi xung quanh thế hệ millennials tại các quốc gia phát triển.

Vậy theo nhận định, sự quan sát của mọi người thì đặc điểm của thế hệ Selfie này là gì? Thế hệ trẻ hiện nay đang ra sao? Có những sự khác biệt gì so với các thế hệ trước đó? Có thể miêu tả bằng những cụm từ chung nào? Những than phiền của người lớn về "tụi nhỏ" có thực sự chính xác không? Điều gì lý giải những mâu thuẫn thế hệ hiện tai? Mời mọi người cùng đóng góp ý kiến tranh luận.

Từ khóa: 

phong cách sống

Thế hệ sinh giữa thập niên 90 đến những năm 2010 gọi là gen Z (post-millennial) chứ bạn. Gen Y thường được tính từ tập niên 80 đến giữa thập niên 90. Tuy nhiên sự phân biệt này gắn liền với xã hội, nghĩa là chia theo tuổi như vậy ở những xã hội khác nhau sẽ ko còn đúng nữa. Mình đoán bạn đang muốn nói đến thế hệ Millennial đúng không?

Thế hệ nào lớn lên cũng sẽ có một giai đoạn hoài nghi ở tuổi teen đến tầm 28. Thời điểm này của thế hệ này là những cơn bùng nổ của thông tin, nhưng lại là những điểm suy thoái nặng của kinh tế, công việc họ có thể kiếm được không đủ bảo đảm cho tương lai, cho tài sản, những hoài nghi của tuổi trẻ được facebook, instagram và snapchat cổ xuý, tạo thành thái độ bất cần, cười cợt. Những đặc tính này chủ yếu là do độ tuổi đôi mươi của họ, và những thế hệ khác, khi đang trong độ tuổi 40, đương nhiên nhìn vào đây sẽ thấy ngứa mắt, nghĩ họ yếu đuối và vô định. Và căn bản các thế hệ trước đó cũng nhìn họ như vậy.

Vì sao các thế hệ trước ghét millenial? Vì họ là một thế hệ nhảy vọt, các thế hệ trước phát triển theo đường thẳng, thế hệ sau kế thừa thế hệ trước, và đến 1 lúc, khi các thế hệ trước bào mòn những nền tảng xã hội, Millennial trong thực tế không than thở, không chửi bới mà họ cổ vũ cho hy vọng thay đổi. Với kiểu ngứa mắt mình vừa nói, họ nhìn millennial như những đứa trẻ vắt mũi chưa sạch mà đòi thay đổi thế giới, không biết gì về đời nên thật là tươi vui lạc quan >> Các thế hệ trước gọi họ là Peter Pan

Họ là những con người tiêu cực? Không, so với thế hệ grunge trước đó, họ tích cực hơn rất nhiều, tin vào tương lai và những khả năng của bản thân hơn nhiều.

Họ là những kẻ phá luật? Không, họ tham gia vào công việc quốc gia nhiều hơn những thế hệ trước. Thực tế là Millenial ở Mỹ đi bầu nhiều hơn người trẻ ở các thế hệ trước rất nhiều

Họ có tiến bộ hơn các thế hệ trước? Rõ ràng là có. Các phong trào bình đẳng giới, sắc tộc, tôn trọng cá nhân đều bắt nguồn từ Millenial.

Họ ích kỷ hơn? Không, tính tôn trọng khác biệt của người trẻ đã tạo cho họ sức mạnh của tập thể, sự tôn trọng và bình đẳng. (Cheney và các tác giả khác 

2004
; Miller 
2009
; Scott và các tác giả khác 
1998
)

Các thế hệ luôn coi mình tiến bộ hơn thế hệ trước và sáng suốt, chăm chỉ hơn thế hệ tiếp theo, đấy là quy luật rồi, nên mọi người thấy thế cũng không có gì lạ.

Trả lời

Thế hệ sinh giữa thập niên 90 đến những năm 2010 gọi là gen Z (post-millennial) chứ bạn. Gen Y thường được tính từ tập niên 80 đến giữa thập niên 90. Tuy nhiên sự phân biệt này gắn liền với xã hội, nghĩa là chia theo tuổi như vậy ở những xã hội khác nhau sẽ ko còn đúng nữa. Mình đoán bạn đang muốn nói đến thế hệ Millennial đúng không?

Thế hệ nào lớn lên cũng sẽ có một giai đoạn hoài nghi ở tuổi teen đến tầm 28. Thời điểm này của thế hệ này là những cơn bùng nổ của thông tin, nhưng lại là những điểm suy thoái nặng của kinh tế, công việc họ có thể kiếm được không đủ bảo đảm cho tương lai, cho tài sản, những hoài nghi của tuổi trẻ được facebook, instagram và snapchat cổ xuý, tạo thành thái độ bất cần, cười cợt. Những đặc tính này chủ yếu là do độ tuổi đôi mươi của họ, và những thế hệ khác, khi đang trong độ tuổi 40, đương nhiên nhìn vào đây sẽ thấy ngứa mắt, nghĩ họ yếu đuối và vô định. Và căn bản các thế hệ trước đó cũng nhìn họ như vậy.

Vì sao các thế hệ trước ghét millenial? Vì họ là một thế hệ nhảy vọt, các thế hệ trước phát triển theo đường thẳng, thế hệ sau kế thừa thế hệ trước, và đến 1 lúc, khi các thế hệ trước bào mòn những nền tảng xã hội, Millennial trong thực tế không than thở, không chửi bới mà họ cổ vũ cho hy vọng thay đổi. Với kiểu ngứa mắt mình vừa nói, họ nhìn millennial như những đứa trẻ vắt mũi chưa sạch mà đòi thay đổi thế giới, không biết gì về đời nên thật là tươi vui lạc quan >> Các thế hệ trước gọi họ là Peter Pan

Họ là những con người tiêu cực? Không, so với thế hệ grunge trước đó, họ tích cực hơn rất nhiều, tin vào tương lai và những khả năng của bản thân hơn nhiều.

Họ là những kẻ phá luật? Không, họ tham gia vào công việc quốc gia nhiều hơn những thế hệ trước. Thực tế là Millenial ở Mỹ đi bầu nhiều hơn người trẻ ở các thế hệ trước rất nhiều

Họ có tiến bộ hơn các thế hệ trước? Rõ ràng là có. Các phong trào bình đẳng giới, sắc tộc, tôn trọng cá nhân đều bắt nguồn từ Millenial.

Họ ích kỷ hơn? Không, tính tôn trọng khác biệt của người trẻ đã tạo cho họ sức mạnh của tập thể, sự tôn trọng và bình đẳng. (Cheney và các tác giả khác 

2004
; Miller 
2009
; Scott và các tác giả khác 
1998
)

Các thế hệ luôn coi mình tiến bộ hơn thế hệ trước và sáng suốt, chăm chỉ hơn thế hệ tiếp theo, đấy là quy luật rồi, nên mọi người thấy thế cũng không có gì lạ.

Thế hệ millennials là khái niệm chỉ những người sinh ra trong khoảng từ đầu những này 1980 - 2000. Đây là thế hệ lớn lên cùng với sự phát triển của internet và digital, mạng xã hội.

Theo một nghiên cứu của Niesel thì đây là nhóm chiếm hơn 30% dân số Việt Nam hiện nay (~27M người)

Bảng tóm tắt những sự kiện và xu hướng của các thế hệ ở VN đã trải qua : (theo báo cáo của NCTT từ Hakuhodo)

Summary

  • Thế hệ 7x trưởng thành trong các sự kiện Hậu chiến tranh (After War) và Đổi mới (Economic Reform)
  • 8x là sự pha trộn giữa những năm cuối của Đổi mới (bắt đầu có nhiều thành quả) và thời kỳ Kinh tế phát triển (Strong Development)
  • 9x hầu như trưởng thành trong thời kỳ Kinh tế phát triển

Khi hỏi về Tầm ảnh hưởng (impact) thì 7x và 8x có xu hướng chọn những WE-event (sự kiện mang tính cộng đồng – về kinh tế, xã hội) còn 9x sẽ là ME-event (sự kiện mang tính cá nhân – thường về kinh tế, văn hóa; như sự ra đời của smart-phone hay phổ biến của Facebook và Youtube)

Bối cảnh và sự trưởng thành của 3 thế hệ 7x - 8x - 9x

Phong cách và (phần nào) là mục tiêu sống của: 7x “trưởng thành trong gian khó” nên ưu tiên tìm kiếm “sự ổn định” với một thái độ “thận trọng”. 8x cân bằng giữa “gian khó” và “cơ hội” nên họ muốn tìm ra “điểm ổn định” (bằng cách nhấn mạnh vào “sự linh hoạt” để giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa cơ hội). 9x hầu hết trưởng thành trong thuận lợi nên họ tập trung vào “làm điều mình muốn, có điều mình yêu”

Thế hệ 7x (trưởng thành sau hậu chiến), 8x, 9x của người Việt đều có mức độ cẩn trọng tương cao

Digital Life

Quan điểm sống trên ảnh hưởng đến cả cách 7x – 8x – 9x sử dụng công nghệ và đặc biệt là mạng xã hội. Với 7x thì công nghệ và mạng xã hội là một phần hỗ trợ cho mối quan hệ và cuộc sống thật – họ dùng để kết nối với bạn bè, người thân và không quá quảng giao trên môi trường internet.

8x xem mạng xã hội là một “cuộc sống khác” của họ, nơi họ có thể xây dựng hình ảnh về lối sống họ mong muốn (hay muốn được nhìn nhận) – thể hiện qua việc chỉ chia sẻ những khoảng khắc “chọn lọc”. Còn 9x thì cực kỳ quảng giao trên internet và “cứ là mình, sao phải nghĩ”.

Thái độ với công nghệ và internet cũng ảnh hưởng đến cách 7x – 8x và 9x lựa chọn – mua sắm:

  • 7x cẩn trọng với internet vì muốn “sờ tận tay, thấy tận mắt” nên họ ưu tiên mua những mặt hàng quen thuộc tại các địa điểm uy tín (thường là offline)
  • 8x và 9x tận dụng công nghệ nhiều hơn trong việc mua sắm, nhưng 8x tập trung nhiều về việc “tìm kiếm” và chia sẻ những trải nghiệm (thường là tích cực) như một phần trong việc xây dựng “thương hiệu cá nhân” trên internet
  • 9x tập trung vào văn hóa “review”, họ muốn nêu ý kiến về hầu hết mọi món hàng/trải nghiệm mình từng sử dụng

Theo tôi nhận thấy thì thế hệ Y, thế hệ Selfie là những người có kỳ vọng cao về công việc

Đối với người trẻ ngày nay, công việc không chỉ là điều phải làm để kiếm sống mưu sinh, mà phải hơn thế nữa. Sếp không chỉ là người quản lý, mà còn nên là người coach/mentor hướng dẫn nhân viên trong công việc và cuộc sống. Đồng nghiệp không chỉ là người làm chung mà còn cần chia sẻ chung các giá trị sống và cùng nhau học hỏi để phát triển. Thế hệ millennials mong muốn một mối quan hệ sâu sắc và chặt chẽ với cấp trên và đồng nghiệp của mình. Họ cũng mong muốn nhận được phản hồi nhanh chóng với kết quả công việc của mình, và có thêm sự tự do và tự chủ trong công việc.

Một số công ty ở Mỹ đã nắm bắt rất nhanh xu hướng này và cung cấp các chương trình mentorship, coaching cho nhân viên, thay thế chế độ annual review với các ứng dụng tương tác phản hồi nhanh chóng, và cho nhân viên làm việc với thời gian linh động.

Thiếu kiên trì và nghị lực kém

Với sự chăm sóc quá mức từ phụ huynh, sự phát triển của công nghệ và sự thừa mứa của vật chất, thế hệ trẻ đã quá quen với việc có được những gì mình muốn. Khi đối mặt với những khó khăn trong thế giới thực từ học tập, công việc hay cuộc sống, họ có khuynh hướng nôn nóng mong muốn có được thành quả sớm, thiếu kiên nhẫn, dễ bỏ cuộc. Do vậy, khả năng chịu đựng và đối diện với nghịch cảnh cũng kém hơn các thế hệ trước. Một doanh nhân người Mỹ từng kể rằng một nhân viên trẻ nói với anh rằng cậu ta muốn nghỉ việc, vì thấy mình không tiến bộ nhiều và “not making a difference”, anh trả lời: “nhưng cậu chỉ mới làm ở đây được tám tháng, vẫn chỉ trong thời gian học việc, cậu trông chờ mình tạo được đột phá gì chứ”. Mình cũng nhớ sau mỗi dịp khai trường vẫn có những bạn nhỏ nhắn tin cho mình rằng: “Chị ơi, em đã đi học ở đây được hai tuần rồi, em thấy mình hoàn toàn không thể hòa nhập được với môi trường ở đây, em cũng không hề thích ngành mà em đang học. Em đang có dự định nghỉ học để gap year hoặc thi lại một ngành khác” (!!?).

Internet cũng đóng một phần trong vấn đề này. Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng internet và quen với việc các thông tin được đưa ra chỉ sau một phần triệu giây khiến người ta thiếu kiên nhẫn hơn, và khả năng tập trung chú ý cũng giảm đi.

Thế hệ Y hay thế hệ Selfie (như bạn nói) sẽ là những người có khả năng nắm bắt, học hỏi và thích nghi nhanh

Là một thế hệ sinh ra và lớn lên với những tiến bộ vượt bậc về công nghệ, và với xã hội thay đổi ngày càng nhanh và tốc độ sống ngày càng tăng lên, thế hệ millennials có khả năng nắm bắt và hòa nhập với những điều mới rất nhanh chóng. Họ cũng dễ dàng chấp nhận sự khác biệt, cởi mở hơn với những điều được cho là cấm kỵ với các thế hệ trước, như sex trước khi kết hôn, hôn nhân đồng tính hay những vấn đề về tôn giáo và sắc tộc.

Tuy nhiên theo tôi, họ là những người có Cái tôi cao

Người trẻ hiện nay ngày càng dễ dàng hơn trong việc thể hiện cái tôi. Ở Mỹ, thế hệ Millennials lớn lên với sự tôn trọng quyền riêng tư và ý thích cá nhân, với niềm tin được cha mẹ và thầy cô truyền đạt rằng: “You’re unique, you’re special”. Thể hiện cái tôi cao, cá tính mạnh mẽ hay ngoại hình khác biệt là điều được nhiều người trẻ ngưỡng mộ và xem trọng. Sự nở rộ của mạng xã hội, trào lưu theo đuổi các giá trị vật chất, hay các phong trào sống ảo càng tạo điều kiện để người ta thể hiện quan điểm, khoe khoang show off hay xây dựng hình tượng bản thân mình. Chỉ cần một số kỹ thuật câu like, chụp hình sống ảo hay vẻ ngoài bắt mắt là bạn đã có thể trở thành một mini celeb trên mạng xã hội.

Sự tự tin vào khả năng của bản thân và cái tôi cao cũng nảy sinh thêm một số đặc điểm khác như nhạy cảm hơn với lời khen và chỉ trích, tính ích kỷ chỉ biết bản thân mình, hay thậm chí là bệnh ái kỷ, yêu bản thân mình quá mức. Đó là lý do mà tại Mỹ thế hệ trẻ đôi khi còn được gọi là “Snowflake generation” – một thế hệ mỏng manh như bông tuyết, dễ bị thương tổn và đụng chạm tự ái.