Meta Description là gì

  1. Công nghệ thông tin

Meta Description là đoạn văn bản ngắn được hiển thị cho mỗi kết quả tìm kiếm nêu lên tóm tắt nội dung của trang.

Các công cụ tìm kiếm hiển thị meta description khi nó có liên quan rất cao đến những gì người dùng đang tìm kiếm nếu không thì công cụ tìm kiếm có thể chọn văn bản từ trang và tạo một mô tả tìm kiếm động.

Mặc dù các meta description không có ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng, nhưng chúng vẫn là một yếu tố rất quan trọng của SEO OnPage.

Trong bài đăng này, bạn sẽ tìm hiểu meta description là gì, cách viết meta description tốt (có ví dụ đầy đủ) và tại sao chúng vẫn quan trọng đối với SEO. Hãy cùng tìm hiểu chủ đề này với tôi chi tiết ngay dưới đây

Meta-Description

Thẻ Meta Description là gì?

Meta description là một thẻ HTML đặc biệt được đặt trên phần đầu của trang web và nó có định dạng như thế này:

<meta name=”description” content=”Đây là đoạn nội dung dài chừng một vài câu và thường được hiển thị ra trong đoạn tìm kiếm của trang kết quả tìm kiếm.” />

Truy cập bất kỳ trang nào bạn muốn kiểm tra, nhấp chuột phải vào bất kỳ đâu trên trang và chọn VIEW SOURCE để xem nội dung html của trang.

Tìm kiếm với từ meta name=”description” thì bạn sẽ thấy chi tiết thẻ meta description nó như thế này:

Văn bản xuất hiện trong content=”Đây là mô tả tùy chỉnh của trang”

Đối với mỗi kết quả và mọi chỉ mục được hiển thị trong kết quả tìm kiếm, Google sẽ tạo một đoạn mã hiển thị dựa trên các điều sau:

  • Thẻ title của trang
  • URL của trang
  • Meta description được cung cấp bởi người dùng trong phần đầu (<head> </ head>) của trang hoặc meta description tự động được tạo bởi thuật toán công cụ tìm kiếm.
  • Các liên kết khác đến cùng một trang web (chúng được gọi là sitelinks).

Nhìn vào ví dụ dưới đây:

hien-thi-ket-qua-tim-kiem

Trong trường hợp này, Google đã quyết định sử dụng meta description được tôi cung cấp, nhưng như chúng ta sẽ thấy trong các ví dụ bên dưới, điều này không phải lúc nào cũng đúng.

Tùy thuộc vào truy vấn của người dùng, Google có thể quyết định sử dụng meta description động được tạo từ nội dung tìm thấy trên trang để làm cho nó phù hợp hơn.

Lưu ý trong đoạn trích hiển thị tìm kiếm ở trên thì tôi đã tìm kiếm cho từ khóa “

tự học SEO
” từ khóa được in đậm vì chúng khớp chính xác với truy vấn tìm kiếm.

Đây là cách tôi sử dụng Plugin Yoast SEO để cấu hình nó.

cau-hinh-tieu-de-seo-the-mo-ta-yoast-seo

Meta Description nên dài bao nhiêu ký tự?

Độ dài meta description nên vào khoảng 160 ký tự. Theo 

hướng dẫn của Google
, meta description có thể là một hoặc hai đoạn văn bản ngắn.

Làm cách nào để thay đổi meta description?

Điều này phụ thuộc vào nền tảng Website bạn đang sử dụng. Nếu bạn đang sử dụng WordPress, bạn có thể sử dụng plugin Yoast SEO để tối ưu hóa SEO (như khung mà tôi chụp ảnh ví dụ ở trên), nó cung cấp một khu vực đặc biệt để viết mô tả tùy chỉnh của bạn.

Còn nếu bạn không sử dụng WordPress thì hãy thêm những cấu hình này vào nền tảng Website của bạn.

Meta Description và SEO

Trước khi đi vào hướng dẫn về cách viết meta description tốt, cần phải hiểu mối quan hệ giữa meta description và SEO là gì.

Cần lưu ý rằng từ quan điểm lý thuyết, tối ưu hóa các meta description là một phần của 

SEO OnPage
, một trong những trụ cột chính của Search Engine Marketing.

Meta Description không ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng

Điều đầu tiên cần phải rõ ràng là các meta description không có tác động trực tiếp đến thứ hạng.

Những gì bạn viết trong meta description không được sử dụng trong quá trình xếp hạng bởi các thuật toán. Điều quan trọng hơn cho bảng xếp hạng là 

tối ưu hóa title của trang
.

Meta Description có tác động gián tiếp đến SEO và thứ hạng (vì vậy chúng vẫn quan trọng)

Meta description vẫn quan trọng vì đây là những gì người dùng nhìn thấy trong kết quả tìm kiếm và điều này có liên quan đến SEO theo hai hướng rõ rệt.

Đầu tiên, một meta description tốt sẽ khuyến khích người dùng nhấp và truy cập trang web của bạn và điều này có nghĩa là lượng truy cập nhiều hơn.

Thứ hai, Google đang sử dụng CTR (click through rate) như một cách để tìm hiểu những gì người dùng đang tìm kiếm cho một truy vấn tìm kiếm cụ thể.

Nếu người dùng muốn nhấp vào kết quả của bạn trong danh sách kết quả tìm kiếm của Google (bất kể vị trí xếp hạng nào của bạn), thì đây là một dấu hiệu cho Google biết trang của bạn có thể đáp ứng mục đích của người dùng tốt hơn phần còn lại và điều này cuối cùng sẽ dẫn đến thứ hạng cao hơn.

Để tận dụng điều này cho mục đích SEO, bạn cần đảm bảo nội dung trang của bạn có liên quan cao đến meta description nếu không người dùng sẽ quay lại kết quả tìm kiếm sau khi truy cập trang của bạn và điều này thực sự không tốt.

Điều này được biết đến trong SEO và khá phổ biến đó là vấn đề pogo sticking (Tôi đã giải thích rõ trong bài viết về 

Google RankBrain
)

Cách tối ưu hóa Meta Description

Bạn có thể làm theo các quy tắc đơn giản dưới đây để tối ưu hóa meta description của mình:

Đầu tiên, hãy chắc chắn chúng có độ dài phù hợp. Đừng làm cho mô tả của bạn quá ngắn hoặc quá dài. Mục tiêu cho nó là khoảng 160-200 ký tự.

Thứ hai, sử dụng Báo cáo hiệu suất có sẵn trong phiên bản mới của 

Google Search Console
 và tìm ra các trang có CTR (tỷ lệ nhấp) thấp.

Đăng nhập vào Google Search Console mới

Nhấp vào HIỆU SUẤT để xem Báo cáo Hiệu suất.

hieu-suat-CTR-google-search-console-vng

Nhấp vào CTR TRUNG BÌNH để xem được tỷ lệ nhấp của các trang của bạn. Nhấp vào VỊ TRÍ TRUNG BÌNH để xem thứ hạng trung bình của các trang đó trong tìm kiếm.

Những gì bạn thấy bây giờ là một báo cáo hiển thị cho trang cụ thể, CTR và vị trí trung bình cho mỗi truy vấn tìm kiếm.

Tìm hiểu các truy vấn tìm kiếm nào có CTR thấp và thực hiện tìm kiếm từ truy vấn đó trong Google để xem mô tả nào được hiển thị trong đoạn trích của bạn cho truy vấn cụ thể.

Xem lại meta description của bạn và đảm bảo chúng có liên quan cao đến truy vấn của người dùng.

Điều quan trọng: Bạn có thể sẽ nhận thấy Google không phải lúc nào cũng sử dụng meta description tùy chỉnh của bạn mà đôi khi, nó tạo ra một mô tả động dựa trên nội dung của trang.

Kiểm tra văn bản mà Google trích xuất ra để hiển thị và thực hiện các thay đổi nào để nó trở nên phù hợp hơn với các truy vấn tìm kiếm.

Nói cách khác, khi tối ưu hóa các meta description của bạn, bạn không quan tâm đến những gì bạn viết trong trường meta description, nhưng bạn cần xem lại và tối ưu hóa các phần nội dung được thuật toán Google chọn làm meta description động.

Làm thế nào để viết meta description cực tốt?

Dưới đây là 10 hướng dẫn quan trọng nhất để viết meta description được tối ưu hóa.

1. Độ dài meta description – Giữ nó dưới 200 ký tự

Như đã lưu ý ở trên, meta description của bạn nên có khoảng 160 ký tự. Cố gắng ở trong phạm vi này và tránh làm cho các meta description của bạn quá ngắn hoặc quá dài.

2. Mỗi trang nên có một meta description duy nhất

Mỗi trang và bài đăng trên trang web của bạn, bao gồm trang chủ và trang danh mục, nên có một meta description duy nhất.

3. Một mô tả tốt tóm tắt chính xác nội dung trang

Meta description nên có nhiều thông tin và hấp dẫn. Meta description nên bao gồm tất cả các thông tin có liên quan trong của trang để giúp người dùng hiểu nếu trang cụ thể đó hữu ích và phù hợp với những gì họ đang tìm kiếm.

Đừng viết những mô tả không liên quan đến nội dung trên trang.

4. Tránh việc để chế độ tự tạo meta description

Một số CMS tự động tạo description của một trang dựa trên những gì được viết trong 160 ký tự đầu tiên của nội dung. Đây là một thực tế không tốt vì bạn có thể kết thúc với các meta description trông không có nghĩa, trình bày cẩu thả, không thân thiện với công cụ tìm kiếm hoặc người dùng.

Đây là một ví dụ, bản thân nó gần như vô nghĩa.

meta-description-khong-tot

5. Chứa các từ khóa trong mô tả

Tôi đã đề cập ở trên, các mô tả không có tác động trực tiếp đến thứ hạng nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không nên sử dụng từ khóa trong mô tả của mình. Ngược lại, các từ khóa được tô đậm lên bởi các công cụ tìm kiếm và làm cho đoạn trích của bạn phù hợp hơn với các truy vấn tìm kiếm.

6. Tránh mô tả chung chung

Tiếp cận mô tả của từng trang theo một cách riêng và tránh viết các mô tả chung chung mà không mô tả chính xác nội dung trang.

7. Có kêu gọi hành động nhưng đừng quá lạm dụng

Mô tả của bạn nên mời người dùng nhấp và truy cập trang web của bạn nhưng đừng quá lạm dụng nó. Một thực hành tốt để thực hiện là bạn hãy kiếm thử một vài tìm kiếm và xem những gì đối thủ của bạn có trong meta description của họ trước khi viết riêng của bạn.

Việc này giúp cho mô tả của bạn nổi bật và không giống với các đối thủ cạnh tranh của bạn.

8. Thêm ngày cập nhật cuối cùng (nếu có)

Người dùng luôn tìm kiếm thông tin cập nhật vì vậy bạn nên suy nghĩ đến việc có thể thêm vào khi trang của bạn thời gian được cập nhật lần cuối. Điều này sẽ làm cho đoạn trích của bạn phù hợp hơn và thú vị hơn để nhấp.

9. Cung cấp cho người dùng lý do để truy cập trang web của bạn (thêm các tính năng và khuyến mãi của sản phẩm)

Nếu bạn đang bán sản phẩm, ngoài các tính năng của sản phẩm, bạn cũng có thể bao gồm các lợi ích về lý do tại sao người dùng nên mua từ cửa hàng của bạn như giao hàng miễn phí, được đổi trả, bảo đảm hoàn lại tiền, bảo hành trọn đời, v.v. Hãy xem ví dụ hay dưới đây của thegioididong.com

meta-description-chuan-toi-uu-seo

10. Sử dụng Schema để tăng cường sự xuất hiện của đoạn trích nổi bật

Mặc dù việc sử dụng các schema không thay đổi nội dung của meta description, nhưng nó giúp cải thiện giao diện tổng thể của đoạn trích của bạn và làm cho nó trở thành một ứng cử viên để xuất hiện dưới dạng tính năng đoạn trích nổi bật của Google.

KẾT LUẬN

Meta Description ngày nay quan trọng hơn bao giờ hết đối với SEO. Với sự gia tăng của tìm kiếm bằng giọng nói và giới thiệu thêm các thẻ phong phú cho kết quả tìm kiếm của Google, điều quan trọng là bạn phải thực hiện một số công việc và tối ưu hóa tất cả các mô tả của mình.

Nội dung của meta description không được sử dụng cho mục đích xếp hạng của các thuật toán, nhưng nó được sử dụng như một cách để tìm ra kết quả mà người dùng muốn nhấp từ danh sách trên kết quả trang tìm kiếm.

Có các mô tả hay và thú vị sẽ tăng CTR (Tỷ lệ nhấp) và điều này có nghĩa là lượng truy cập vào trang web của bạn nhiều hơn.

Các hướng dẫn để viết mô tả tốt rất đơn giản: nằm trong giới hạn khoảng dưới 200 ký tự và cung cấp các mô tả độc đáo và chính xác cho tất cả các trang của bạn. Quá trình này giống như cách bạn sẽ tiếp cận viết quảng cáo. Cung cấp cho người dùng lý do là tại sao họ nên nhấp và truy cập trang web của bạn.

Trước khi bạn bắt đầu thực hiện bất kỳ thay đổi nào, hãy phân tích báo cáo hiệu suất trong Google Search Console và thực hiện các phép đo CTR và vị trí xếp hạng của bạn trước và sau khi thực hiện các thay đổi.

Cuối cùng, không quên kiểm tra xem các meta description của bạn trông như thế nào trên tất cả các thiết bị, bao gồm cả thiết bị di động và máy tính bảng, vì có một số khác biệt về cách Google lấy các đoạn kết quả tìm kiếm trên các thiết bị đó.

NGUỒN:

Meta Description

THAM KHẢO THÊM:

  • Đào Tạo SEO
  • Dịch vụ Content Marketing
Từ khóa: 

meta description

,

seo

,

tối ưu tìm kiếm

,

công nghệ thông tin

Meta Description này nên dài khoảng 160 ký tự thôi phải không bạn?

Bạn có cách nào sinh ra meta description động theo nội dung động bên dưới từng bài không? Ví dụ tôi có website có nhiều bài post, mỗi bài nội dung khác nhau thì description lại khác nhau theo bài đó?

Trả lời

Meta Description này nên dài khoảng 160 ký tự thôi phải không bạn?

Bạn có cách nào sinh ra meta description động theo nội dung động bên dưới từng bài không? Ví dụ tôi có website có nhiều bài post, mỗi bài nội dung khác nhau thì description lại khác nhau theo bài đó?