Mình làm trắc nghiệm tiếng anh và hai lần bắt gặp người ta gọi cái gì đó của còn tàu là "her..." Vậy thì tàu có giới tính nữ nhỉ?

  1. Ngoại ngữ

Từ khóa: 

ngoại ngữ

Bạn có quan sát chính xác, là tàu (ship) trong tiếng Anh thường được coi là nữ. Có nhiều cách giải thích khác nhau nhưng mình không nghĩ thực sự có cách giải thích nào là chắc chắn 100% đúng. Mình xin chia sẻ chút suy nghĩ lan man về nó.

Mình là một người thích xét về từ nguyên (etymology). Trong giống ngữ pháp (grammatical gender) của từ này trong tiếng Anh cổ (scip) và Giécman nguyên thủy (*skipą) thì nó đều là giống trung, không phải giống cái. Vậy nên nó không liên quan đến giống ngữ pháp. TRỪ KHI nó bị ảnh hưởng bởi giống ngữ pháp của tiếng Latinh (navis, tàu, là giống cái). Mình đã từng thấy giả thuyết này, nhưng chưa đủ thuyết phục (dù tiếng Anh thật sự bị ảnh hưởng bởi tiếng Latinh rất nhiều, chưa có đủ bằng chứng để xác định giống ngữ pháp của từ bị ảnh hưởng). Hơi liên quan, nhưng trong tiếng Ái Nhĩ Lan thì nó là giống cái (nên nhớ là Tô Cách Lan và Ái Nhĩ Lan, cùng các ngôn ngữ Celt khác ở gần và có tương tác với người Anglo-Saxon ngay từ khi họ đến Anh).

Có thể đơn giản là nó vì tình cảm gắn bó của các thủy thủ đối với tàu, hoặc do tàu chở đồ và chở họ (như phụ nữ có thể mang thai). Ngay khi mình viết cái vế sau của câu vừa rồi, thì mình sực nghĩ đến khái niệm cha trờimẹ đất. Trời mưa xuống, đất nảy sinh hoa trái. Có thể nó liên quan đơn giản tương tự như vậy;-) Như mình đã nói ở trên, có nhiều cách giải thích và mình không nghĩ có cách nào được 100% học giả đồng tình.

___

PS: Mình chỉnh sửa câu trả lời để chia sẻ thêm ý. Ai đã từng học kiến trúc nhà thờ Công giáo La Mã có thể biết phần bên trong gọi là navis, là tàu. Nó là hình ảnh tượng trưng cho Giáo hội (Ecclesia, cũng là giống cái), là MẸ Hội Thánh (Con tàu này thì chở con cái hướng về nước trời. Liên hệ hình ảnh tàu của ông Noê, không ở trên tàu thì chết, cũng tương tự: extra Ecclesiam nulla salus. Liên hệ hình ảnh Hội thánh là hiền thê của Đức Kitô). Tóm lại là Ecclesia (Giáo hội, nhà thờ) hay navis (tàu), đều là giống cái.

Trả lời

Bạn có quan sát chính xác, là tàu (ship) trong tiếng Anh thường được coi là nữ. Có nhiều cách giải thích khác nhau nhưng mình không nghĩ thực sự có cách giải thích nào là chắc chắn 100% đúng. Mình xin chia sẻ chút suy nghĩ lan man về nó.

Mình là một người thích xét về từ nguyên (etymology). Trong giống ngữ pháp (grammatical gender) của từ này trong tiếng Anh cổ (scip) và Giécman nguyên thủy (*skipą) thì nó đều là giống trung, không phải giống cái. Vậy nên nó không liên quan đến giống ngữ pháp. TRỪ KHI nó bị ảnh hưởng bởi giống ngữ pháp của tiếng Latinh (navis, tàu, là giống cái). Mình đã từng thấy giả thuyết này, nhưng chưa đủ thuyết phục (dù tiếng Anh thật sự bị ảnh hưởng bởi tiếng Latinh rất nhiều, chưa có đủ bằng chứng để xác định giống ngữ pháp của từ bị ảnh hưởng). Hơi liên quan, nhưng trong tiếng Ái Nhĩ Lan thì nó là giống cái (nên nhớ là Tô Cách Lan và Ái Nhĩ Lan, cùng các ngôn ngữ Celt khác ở gần và có tương tác với người Anglo-Saxon ngay từ khi họ đến Anh).

Có thể đơn giản là nó vì tình cảm gắn bó của các thủy thủ đối với tàu, hoặc do tàu chở đồ và chở họ (như phụ nữ có thể mang thai). Ngay khi mình viết cái vế sau của câu vừa rồi, thì mình sực nghĩ đến khái niệm cha trờimẹ đất. Trời mưa xuống, đất nảy sinh hoa trái. Có thể nó liên quan đơn giản tương tự như vậy;-) Như mình đã nói ở trên, có nhiều cách giải thích và mình không nghĩ có cách nào được 100% học giả đồng tình.

___

PS: Mình chỉnh sửa câu trả lời để chia sẻ thêm ý. Ai đã từng học kiến trúc nhà thờ Công giáo La Mã có thể biết phần bên trong gọi là navis, là tàu. Nó là hình ảnh tượng trưng cho Giáo hội (Ecclesia, cũng là giống cái), là MẸ Hội Thánh (Con tàu này thì chở con cái hướng về nước trời. Liên hệ hình ảnh tàu của ông Noê, không ở trên tàu thì chết, cũng tương tự: extra Ecclesiam nulla salus. Liên hệ hình ảnh Hội thánh là hiền thê của Đức Kitô). Tóm lại là Ecclesia (Giáo hội, nhà thờ) hay navis (tàu), đều là giống cái.

Bạn có thể nói thêm về ngữ cảnh cả câu được không? Vì thực ra người ta có thể gọi đồ vật là he/she như để thể hiện sự tôn trọng, tình cảm với đồ vật đó ấy bạn, chứ những vật vô tri vô giác thì bản chất không có giới tính mà ^^