Mình xin tips học văn với mọi người ơi!!!?

  1. Kiến trúc

Mình mới đi thi khảo sát môn văn của lớp 10 về và mình nhận ra rằng văn cấp 3 khó thật sự, nhất là thơ ấy ạ và mình không biết phân tích (nghệ thuật, chủ đề, nhan đề) bài như thế nào. Nên mình rất lo cho việc thi cử sau này nữa. Mong mọi người cho mình xin giải pháp với ạ

Từ khóa: 

kiến trúc

Hãy học một cách tổng quát trước, phải biết giá trị của một tác phẩm văn học là gì:

  • Giá trị về nội dung: thông điệp, tư tưởng, tính lịch sử, tính thời sự xã hội,.....
  • Giá trị về nghệ thuật: nói chung về cách sử dụng ngôn từ, cách sắp xếp ý tứ, phong cách viết của tác giả,...

Bao giờ một bài văn cũng sẽ có 3 phần chính, mình hiểu như là mở bài, thân bài, kết luận đó. Nhưng chính xác hơn thì khi mình nói về một cái gì đó, một chủ đề gì đó thì mình phải biết cách:

  • Đặt vấn đề: dẫn dắt người đọc vào vấn đề mình muốn đề cập. Là giới thiệu cái mình sắp nói đó. Ví dụ một tác phẩm văn học thì mình nên giới thiệu lai lịch của nó: ai sáng tác, sáng tác khi nào, đôi nét về tác giả một cách ngắn gọn,... Làm sao để người đọc biết được cái mình sắp nói và muốn nghe tiếp phần sau.
  • Vào vấn đề và phân tích vấn đề: bạn sẽ chọn cách vào trực tiếp, đi từng ý một rồi tổng hợp lại, hay điểm qua tất cả các ý rồi phân tích từng ý mà mình muốn nói. Hãy để ý các câu hỏi đọc hiểu văn bản trong sách, đó là một gợi ý cho cách mình phân tích tác phẩm. Để ý cách cô giáo triển khai bài giảng, nó là một dàn ý rất sát. Ví dụ như bao giờ cô giáo cũng ghi các mục: 1. Tác giả tác phẩm, 2, Nội Dung, 3, nghệ thuật. 4. tổng kết....
  • Kết luận: cái kết không nhất thiết phải giống nhau. Bạn có thể chọn một cái kết theo cách của bạn. Có thể nhắc lại một yếu tố nghệ thuật và nội dung đắt giá của tác phẩm, một liên hệ thực tế, một cảm nhận cá nhân,.... 

Ôn lại kiến thức cấp 2:

Văn không phải là môn ghi nhớ, vì vậy đừng học theo kiểu nhớ tất cả những gì chép trong vở. Bạn phải học cách cảm nhận tác phẩm, cái hay của một tác phẩm là những gì. Ví dụ:

Có bao nhiêu phương thức biểu đạt, đặc trưng từng loại là gì. Chứ không nên học từng phương thức biểu đạt, mình sẽ không nắm được tổng thể cũng như khó có cái nhìn khái quát.

Hoặc là các biện pháp nghệ thuật cũng vậy, học theo phương pháp tổng hợp rồi đi đến chi tiết sau. Ví dụ: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, nói giảm nói tránh, nói quá, điệp từ,... 

.................

Chung quy lại, em phải hiểu:

  • Văn là gì?
  • Hay ở đâu?
  • Vận dụng như thế nào?

Hiểu được như thế thì khi đọc tác phẩm tự khắc em cũng cảm nhận được rồi. Đã cảm nhận được thì viết được. Còn lại chỉ là vấn đề nghe giảng để nắm thêm những gì mà mình không nhận ra. Và khi nhận ra mình không nhận ra một điểm nào đó thì mình sẽ ồ lên, lúc đó là lúc mình có khả năng cảm nhận văn học rồi.

Thi cử không quan trọng đâu. Học văn cũng vui, tiếc là hồi xưa anh cũng nghĩ văn nó nhàm chán, giờ thì tiếc.

Trả lời

Hãy học một cách tổng quát trước, phải biết giá trị của một tác phẩm văn học là gì:

  • Giá trị về nội dung: thông điệp, tư tưởng, tính lịch sử, tính thời sự xã hội,.....
  • Giá trị về nghệ thuật: nói chung về cách sử dụng ngôn từ, cách sắp xếp ý tứ, phong cách viết của tác giả,...

Bao giờ một bài văn cũng sẽ có 3 phần chính, mình hiểu như là mở bài, thân bài, kết luận đó. Nhưng chính xác hơn thì khi mình nói về một cái gì đó, một chủ đề gì đó thì mình phải biết cách:

  • Đặt vấn đề: dẫn dắt người đọc vào vấn đề mình muốn đề cập. Là giới thiệu cái mình sắp nói đó. Ví dụ một tác phẩm văn học thì mình nên giới thiệu lai lịch của nó: ai sáng tác, sáng tác khi nào, đôi nét về tác giả một cách ngắn gọn,... Làm sao để người đọc biết được cái mình sắp nói và muốn nghe tiếp phần sau.
  • Vào vấn đề và phân tích vấn đề: bạn sẽ chọn cách vào trực tiếp, đi từng ý một rồi tổng hợp lại, hay điểm qua tất cả các ý rồi phân tích từng ý mà mình muốn nói. Hãy để ý các câu hỏi đọc hiểu văn bản trong sách, đó là một gợi ý cho cách mình phân tích tác phẩm. Để ý cách cô giáo triển khai bài giảng, nó là một dàn ý rất sát. Ví dụ như bao giờ cô giáo cũng ghi các mục: 1. Tác giả tác phẩm, 2, Nội Dung, 3, nghệ thuật. 4. tổng kết....
  • Kết luận: cái kết không nhất thiết phải giống nhau. Bạn có thể chọn một cái kết theo cách của bạn. Có thể nhắc lại một yếu tố nghệ thuật và nội dung đắt giá của tác phẩm, một liên hệ thực tế, một cảm nhận cá nhân,.... 

Ôn lại kiến thức cấp 2:

Văn không phải là môn ghi nhớ, vì vậy đừng học theo kiểu nhớ tất cả những gì chép trong vở. Bạn phải học cách cảm nhận tác phẩm, cái hay của một tác phẩm là những gì. Ví dụ:

Có bao nhiêu phương thức biểu đạt, đặc trưng từng loại là gì. Chứ không nên học từng phương thức biểu đạt, mình sẽ không nắm được tổng thể cũng như khó có cái nhìn khái quát.

Hoặc là các biện pháp nghệ thuật cũng vậy, học theo phương pháp tổng hợp rồi đi đến chi tiết sau. Ví dụ: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, nói giảm nói tránh, nói quá, điệp từ,... 

.................

Chung quy lại, em phải hiểu:

  • Văn là gì?
  • Hay ở đâu?
  • Vận dụng như thế nào?

Hiểu được như thế thì khi đọc tác phẩm tự khắc em cũng cảm nhận được rồi. Đã cảm nhận được thì viết được. Còn lại chỉ là vấn đề nghe giảng để nắm thêm những gì mà mình không nhận ra. Và khi nhận ra mình không nhận ra một điểm nào đó thì mình sẽ ồ lên, lúc đó là lúc mình có khả năng cảm nhận văn học rồi.

Thi cử không quan trọng đâu. Học văn cũng vui, tiếc là hồi xưa anh cũng nghĩ văn nó nhàm chán, giờ thì tiếc.

Chào em, để học tốt môn Văn thì chúng ta nên chú ý những điểm sau:

  • Tập trung chú ý nghe giảng trên lớp, ghi chép bài đầy đủ. Trong quá trình nghe giảng và ghi chép nên chủ động suy nghĩ để hiểu nội dung mình đang nghe, đang viết.
  • Nên duy trì thói quen đọc - hiểu văn bản trong sách giáo khoa và đọc thêm các cuốn sách bổ trợ bên ngoài để gia tăng vốn từ, học hỏi cách hành văn lưu loát, câu cú mạch lạc, súc tích. Muốn học văn tiến bộ thì không nên ngại đọc, em nhé.
  • Chăm chỉ viết. Ngoài các bài tập làm văn trên lớp thì em có thể viết nhận ký, viết blog về những điều xung quanh mình. Nếu muốn sáng tác truyện cũng tốt, nhưng anh nghĩ không nên vội vàng sáng tác khi năng lực chưa đủ. Bởi sáng tác cần quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, tích lũy và viết lách tương đối nghiêm túc.
  • Không nên quá lệ thuộc vào các tips hay các lối tắt, vì chúng đều mang giá trị tham khảo. Chỉ có tập trung, nỗ lực thực sự mới bồi đắp nên năng lực của bản thân.
  • Hãy sáng tạo và tìm kiếm niềm vui trong quá trình học Văn. Vì bản chất môn Văn không phải là học thuộc hay viết dài để lấy điểm cao. Học Văn là học về con người, đời sống nên ứng dụng được càng nhiều càng tốt em nhé (ví dụ như thỉnh thoảng viết thư cho bạn bè, người thân hoặc sau mỗi chuyến đi chơi, ngoài những tấm ảnh mình cũng có thể viết về trải nghiệm ấy v.v.)

Chúc em yêu thích, cần cù và học tốt môn Văn.