Mỡ tốt là gì và mỡ xấu là chi ?

  1. Làm đẹp

Đa số mọi người khi nghe chữ ‘mỡ’ sẽ rất là sợ vì nghĩ đó là nguyên nhân chính dẫn đến việc không dám bước lên cái cân và không dám đối diện với cái gương khi bỏ lớp áo quần ra (đặc biệt là khi nhìn vào cái bụng). Nhưng thực chất, điều đó chỉ đúng khi chúng ta nạp một đống mỡ xấu vô trong cơ thể thôi, vì nếu nạp vừa đủ lượng mỡ tốt thì không những không tăng cân lên mỡ mà còn mang lại rất nhiều lợi ích, như giúp trí não chúng ta phát triển và tim (HelpGuide.Org 2017).

Tổng hợp các tư liệu về dinh dưỡng của Đại học Harvard (2017) và American Diabetes Association (2015), giờ mình phân loại cơ bản mỡ tốt, mỡ xấu và mỡ ít xấu ngắn gọn nhất có thể cho mọi người dễ đọc, dễ hiểu và dễ dàng áp dụng.

Mỡ tốt, mỡ ít xấu, mỡ xấu

1.Mỡ tốt (Unsaturated fats): chất béo chưa bão hòa, nguy cơ gây bệnh rất thấp.

Thực phẩm phổ biến: Dầu olive, đậu phộng, dầu mè, dầu cá, các loại hạt (hạt điều, hạnh nhân…), các loại cá: cá cơm, cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ, cá chim, hàu...

https://cdn.noron.vn/2018/12/24/10c41c7a6514c0b1db494a8850afe2c3_1024.jpg

Nguồn: clubonebahamas.com

2. Mỡ ít xấu (Saturated fats): Chất béo bão hòa, không gây hại như chất béo chuyển hóa, nhưng cũng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Sẽ không sao nếu mọi người ăn 1 lượng nhất định và phù hợp với các chỉ số của cơ thể.

Thực phẩm phổ biến: Trứng, thịt bò, xúc xích, thịt xông khói, phô mai, bơ, kem, dầu dừa và dừa, socola, sốt làm từ kem, các loại nước sốt làm từ mỡ thịt và da gà.

https://cdn.noron.vn/2018/12/24/6ee6049764946a69a9c6ad561c6b2dc3_1024.png

Nguồn: md-health.com

3. Mỡ xấu (Trans fats): Chất béo chuyển hóa, tăng nguy cơ gây bệnh, ngay cả khi ăn số lượng nhỏ.

Thực phẩm phổ biến: snack (bim bim, bánh quy…), các loại bánh ngọt và thức ăn nhanh (gà rán, khoai tây chiên).

https://cdn.noron.vn/2018/12/24/435cbfb39db9034d65cc092b11c9abfc_1024.png

Nguồn: elevatefitnessnow.com

Từ những mục phân loại cơ bản trên, cả nhà có thể dễ dàng biết được mình nên ăn các loại thực phẩm nào chứa mỡ tốt để cơ thể ăn uống một cách hợp lý và có khoa học hơn.

Mình muốn viết nhiều về công dụng và chức năng nhưng sợ cả nhà đọc nhiều quá mệt nên mình chỉ ghi những thông tin cần thiết nhất cho cả nhà đọc. Còn lượng chất béo tốt hay ít xấu cả nhà nên ăn bao nhiêu để giảm mỡ giảm cân hay tăng mỡ tăng cân thì mình sẽ giúp mọi người tự tính cho mình (tương đối) trong những bài viết sau nha.

Nhung Đinh.

Nguồn tham khảo:

American Diabetes Association (2015, August 13). Fats, diabetes.org, Retrieved from http://www.diabetes.org/food-and-fitness/food/what-can-i-eat/making-healthy-food-choices/fats-and-diabetes.html

Harvard T.H. Chan (n.d). Fats and cholesterol, hsph.harvard.edu, Retrieved from https://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/what-should-you-eat/fats-and-cholesterol/

Segal (2017, March). Choosing healthy fats: good fats, bad fats and the power of Omega-3s, Helpguide.org, Retrieved from https://www.helpguide.org/articles/healthy-eating/choosing-healthy-fats.htm

Từ khóa: 

mỡ

,

giảm cân

,

chất béo

,

làm đẹp

cảm ơn chia sẻ của chị. Hóng bài viết sau <3 Em là team thích ăn cá và đang cai bệnh cuồng thịt bò :))


Trả lời

cảm ơn chia sẻ của chị. Hóng bài viết sau <3 Em là team thích ăn cá và đang cai bệnh cuồng thịt bò :))


Phân loại được rồi chị ạ! Nhưng mà phần nữa ở em phải cố gắng trong cách ăn uống. Vẫn kiểu bị thèm mấy món gà rán, khoai tây chiên = )) giảm cân thật gian nan