Nêu đặc điểm ngôn ngữ thơ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Tính hàm súc: Tính chất này xuất phát từ một lẽ “bài thơ là tổ chức ở trình độ cao của ngôn ngữ, một tổ chức chặt chẽ tinh tế của ngôn ngữ” nên ngôn ngữ thơ biểu hiện cao độ tính hàm súc. Tính hàm súc là đặc điểm chung của ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương, nhưng do đặc trưng của thể loại mà nó biểu hiện một cách tập trung với yêu cầu cao nhất trong ngôn ngữ thơ. Nói cách khác, hàm súc cũng có nghĩa là phải chính xác, giàu hình tượng, có tính truyền cảm và thể hiện cá tính của người nghệ sĩ dựa trên cơ sở vận dụng các thủ pháp nghệ thuật như ẩn dụ, so sánh… tạo nên nhiều lớp nghĩa cho câu thơ. Giàu tính nhạc: Hơn bất cứ ngôn ngữ ở thể lọai nào khác, ngôn ngữ thơ với tính cách là một thứ ngôn ngữ giàu nhịp điệu, phong phú về cách hòa âm, tiết tấu, giàu từ láy âm, tượng hình, chính là thứ ngôn ngữ giàu tính nhạc. Nhạc tính trong thơ được tạo nên từ nhiều yếu tố như nhịp điệu, cách gieo vần, phối thanh… Đặc điểm này của ngôn ngữ thơ xuất phát từ tính chất giàu nguyên âm, phụ âm, thanh điệu của tiếng Việt. Về nhịp điệu của thơ, nó tạo nên tính nhạc nhờ sự lặp đi lặp lại cùng một chu kỳ về bằng – trắc , về vần (nguyên âm và phụ âm). Bên cạnh nhịp, vần là một yếu tố quan trọng tạo nên tính nhạc trong thơ, là yếu tố truyền thống và mặc định cho thể loại. Vần là sự lặp lại những âm thanh tương tự để tạo chỗ dựa cho nhạc tính. Có nhiều cách phân loại, song chủ yếu vẫn là theo vị trí, bao gồm vần chân và vần lưng. Âm điêu trong ngôn ngữ thơ được tạo nên nhờ thanh âm bằng – trắc, là sự sắp xếp có chủ ý của tác giả. Không chỉ là gieo vần và âm điệu, cách ngắt nhịp cũng góp phần tao nhạc tính đáng kể cho mỗi câu thơ. Giàu tính họa: Một trong những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ thơ ca là tính họa hay còn gọi là tính hình tượng. Đó là khả năng của ngôn ngữ văn học có thể tái hiện lại những hiện tượng của cuộc sống một cách cụ thể, sinh động bằng những từ ngữ gợi cảm, gợi hình, gợi thanh. Nói cách khác, ngôn ngữ có tính hình tượng là ngôn ngữ rất giàu hình ảnh, đường nét, màu sắc, âm thanh… có khả năng gây ấn tượng mạnh mẽ, tác động sâu xa vào trí tưởng tượng và cảm nghĩ của người đọc. Bằng chất liệu ngôn từ, nhà văn không những tái tạo được những cái hữu hình mà còn tái hiện sinh động và gợi lên một cách trực quan những cái vô hình, những cái mỏng manh mơ hồ nhất mà các loại hình nghệ thuật khác không làm được.
Trả lời
Tính hàm súc: Tính chất này xuất phát từ một lẽ “bài thơ là tổ chức ở trình độ cao của ngôn ngữ, một tổ chức chặt chẽ tinh tế của ngôn ngữ” nên ngôn ngữ thơ biểu hiện cao độ tính hàm súc. Tính hàm súc là đặc điểm chung của ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương, nhưng do đặc trưng của thể loại mà nó biểu hiện một cách tập trung với yêu cầu cao nhất trong ngôn ngữ thơ. Nói cách khác, hàm súc cũng có nghĩa là phải chính xác, giàu hình tượng, có tính truyền cảm và thể hiện cá tính của người nghệ sĩ dựa trên cơ sở vận dụng các thủ pháp nghệ thuật như ẩn dụ, so sánh… tạo nên nhiều lớp nghĩa cho câu thơ. Giàu tính nhạc: Hơn bất cứ ngôn ngữ ở thể lọai nào khác, ngôn ngữ thơ với tính cách là một thứ ngôn ngữ giàu nhịp điệu, phong phú về cách hòa âm, tiết tấu, giàu từ láy âm, tượng hình, chính là thứ ngôn ngữ giàu tính nhạc. Nhạc tính trong thơ được tạo nên từ nhiều yếu tố như nhịp điệu, cách gieo vần, phối thanh… Đặc điểm này của ngôn ngữ thơ xuất phát từ tính chất giàu nguyên âm, phụ âm, thanh điệu của tiếng Việt. Về nhịp điệu của thơ, nó tạo nên tính nhạc nhờ sự lặp đi lặp lại cùng một chu kỳ về bằng – trắc , về vần (nguyên âm và phụ âm). Bên cạnh nhịp, vần là một yếu tố quan trọng tạo nên tính nhạc trong thơ, là yếu tố truyền thống và mặc định cho thể loại. Vần là sự lặp lại những âm thanh tương tự để tạo chỗ dựa cho nhạc tính. Có nhiều cách phân loại, song chủ yếu vẫn là theo vị trí, bao gồm vần chân và vần lưng. Âm điêu trong ngôn ngữ thơ được tạo nên nhờ thanh âm bằng – trắc, là sự sắp xếp có chủ ý của tác giả. Không chỉ là gieo vần và âm điệu, cách ngắt nhịp cũng góp phần tao nhạc tính đáng kể cho mỗi câu thơ. Giàu tính họa: Một trong những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ thơ ca là tính họa hay còn gọi là tính hình tượng. Đó là khả năng của ngôn ngữ văn học có thể tái hiện lại những hiện tượng của cuộc sống một cách cụ thể, sinh động bằng những từ ngữ gợi cảm, gợi hình, gợi thanh. Nói cách khác, ngôn ngữ có tính hình tượng là ngôn ngữ rất giàu hình ảnh, đường nét, màu sắc, âm thanh… có khả năng gây ấn tượng mạnh mẽ, tác động sâu xa vào trí tưởng tượng và cảm nghĩ của người đọc. Bằng chất liệu ngôn từ, nhà văn không những tái tạo được những cái hữu hình mà còn tái hiện sinh động và gợi lên một cách trực quan những cái vô hình, những cái mỏng manh mơ hồ nhất mà các loại hình nghệ thuật khác không làm được.