Nêu khái niệm và đặc điểm của loại hình báo chí Truyền hình?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

1. Khái niệm truyền hình: Truyền hình là một loại hình truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh về một vật thể hoặc một cảnh đi xa bằng sóng vô tuyến điện. Truyền hình là loại hình phương tiện truyền thông đại chúng mới xuất hiện từ khoảng giữa thế kỷ XX nhưng phát triển rất nhanh chóng, mạnh mẽ và được phổ biến hết sức rộng rãi trong vài thập niên trở lại đây. Năm 1970, chương trình truyền hình thử nghiệm đầu tiên của nước ViệtNam dân chủ cộng hòa đã được phát sóng do Đài tiếng nói Việt Nam thực hiện. Đến nay, hệ thống truyền hình Việt Nam đã có một đài truyền hình quốc gia, năm đài truyền hình khu vực và 64 đài phát thanh-truyền hình địa phương, bốn kênh truyền hình cáp hữu tuyến CATV với thời lượng phát sóng lớn và khả năng phủ sóng toàn quốc. 2. Đặc điểm của truyền hình: - Về nội dung kỹ thuật: Truyền hình là sản phẩm của nền văn minh khoa học phát triển, có sự tham gia của các yếu tố khoa học, kỹ thuật hiện đại, sự kết hợp của các lĩnh vực: kỹ thuật, nghệ thuật, kinh tế, chính trị, xã hội, … - Về tư duy sáng tạo sản phẩm: Quá trình tạo ra một sản phẩm truyền hình cần đến sự tham gia của một tập thể từ đạo diễn, biên kịch, chỉ đạo sản xuất… , đòi hỏi kỹ năng và kiến thức cao cũng như thời gian và chi phí cho sản xuất. - Tính thời sự cao, cập nhật tin tức liên tục và chính xác. - Ngôn ngữ truền hình là sự kết hợp hình ảnh và âm thanh, - Tính phổ cập và quảng bá rộng. Tin tức trên truyền hình có thể lan tỏa nhanh chóng đến hàng tỷ người trên khắp mọi nơi. - Khả năng thuyết phục cao, do thông tin chính xác và đáng tin cậy. - Chức năng thông tin: Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác trên diện rộng. - Chức năng tư tưởng: Thông tin khách quan, trung thực, đem đến cho khán giả nhận thức đúng đắn, phù hợp với đường lối của Đảng. - Chức năng tổ chức, quản lý xã hội: Truyền hình góp phần vào công tác tổ chức, quản lý và tuyên truyền những chủ trương, chính sách của Đảng, là nơi phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người dân, góp phần uốn nắn, định hướng nhận thức của con người phù hợp với quá trình phát triển đất nước. - Chức năng chỉ đạo giám sát: Bằng sự quan sát, phản ánh của người dân.
Trả lời
1. Khái niệm truyền hình: Truyền hình là một loại hình truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh về một vật thể hoặc một cảnh đi xa bằng sóng vô tuyến điện. Truyền hình là loại hình phương tiện truyền thông đại chúng mới xuất hiện từ khoảng giữa thế kỷ XX nhưng phát triển rất nhanh chóng, mạnh mẽ và được phổ biến hết sức rộng rãi trong vài thập niên trở lại đây. Năm 1970, chương trình truyền hình thử nghiệm đầu tiên của nước ViệtNam dân chủ cộng hòa đã được phát sóng do Đài tiếng nói Việt Nam thực hiện. Đến nay, hệ thống truyền hình Việt Nam đã có một đài truyền hình quốc gia, năm đài truyền hình khu vực và 64 đài phát thanh-truyền hình địa phương, bốn kênh truyền hình cáp hữu tuyến CATV với thời lượng phát sóng lớn và khả năng phủ sóng toàn quốc. 2. Đặc điểm của truyền hình: - Về nội dung kỹ thuật: Truyền hình là sản phẩm của nền văn minh khoa học phát triển, có sự tham gia của các yếu tố khoa học, kỹ thuật hiện đại, sự kết hợp của các lĩnh vực: kỹ thuật, nghệ thuật, kinh tế, chính trị, xã hội, … - Về tư duy sáng tạo sản phẩm: Quá trình tạo ra một sản phẩm truyền hình cần đến sự tham gia của một tập thể từ đạo diễn, biên kịch, chỉ đạo sản xuất… , đòi hỏi kỹ năng và kiến thức cao cũng như thời gian và chi phí cho sản xuất. - Tính thời sự cao, cập nhật tin tức liên tục và chính xác. - Ngôn ngữ truền hình là sự kết hợp hình ảnh và âm thanh, - Tính phổ cập và quảng bá rộng. Tin tức trên truyền hình có thể lan tỏa nhanh chóng đến hàng tỷ người trên khắp mọi nơi. - Khả năng thuyết phục cao, do thông tin chính xác và đáng tin cậy. - Chức năng thông tin: Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác trên diện rộng. - Chức năng tư tưởng: Thông tin khách quan, trung thực, đem đến cho khán giả nhận thức đúng đắn, phù hợp với đường lối của Đảng. - Chức năng tổ chức, quản lý xã hội: Truyền hình góp phần vào công tác tổ chức, quản lý và tuyên truyền những chủ trương, chính sách của Đảng, là nơi phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người dân, góp phần uốn nắn, định hướng nhận thức của con người phù hợp với quá trình phát triển đất nước. - Chức năng chỉ đạo giám sát: Bằng sự quan sát, phản ánh của người dân.